* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân trên địa bàn 10%/năm. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người: đạt 76 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2017: Dịch vụ - thương mại: 65,5%; công nghiệp - xây dựng: 17,6%; nông nghiệp 16,9%. Thu hút trên 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 12% trong tổng lượt khách, số ngày lưu trú bình quân 2,4 ngày. Tổng thu ngân sách nhà nước do thành phố quản lí 926 tỷ đồng; trong đó thuế phí, lệ phí 559 tỷ đồng, thu nhà đất: 332 tỷ đồng; thu biện pháp tài chính: 35 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7.940 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 64 triệu USD.
- Các chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 7,4%. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm Y tế toàn dân 82%. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết việc làm mới 4.550 lao động, lao động qua đào tạo 72,5%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 49,5%. 95% khu dân cư, cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hoá; trên 95% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; công nhận lại xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới 1-2 xã, phường đạt chuẩn văn minh đô thị 1-2 phường; giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 4 xã. 100% phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 73%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,20%.
- Về bảo vệ môi trường: Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh 99,5%.Tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 49%. Tỷ lệ thu gom và xử lí chất thải rắn đạt 98,5%. Đối với ngành du lịch cần triển khai nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến khách du lịch. (Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt)
- Về quốc phòng - an ninh: Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an
ninh.
* Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
Để có phát triển du lịch thành phố một cách toàn diện, tận dụng được những lợi thế sẵn có, hạn chế những điểm yếu kém thì cần phải có kế hoạch cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Lượng Chè Búp Tươi Tại Cầu Đất Giai Đoạn 2006 – 2016
- Lượng Khách Du Lịch Nông Nghiệp Đến Đà Lạt
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Thành Phố Đà Lạt
- Hoàn Thiện Quy Hoạch Phát Triển Dlnn Thành Phố Đà Lạt
- Liên Kết Duy Trì Nguồn Nhân Lực Truyền Thống Và Đào Tạo, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Mới
- Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Đa dạng hóa các sản phẩm
hiệu.
+ Có kế hoạch xây dựng du lịch Đà Lạt thành một địa điểm du lịch có thương
+ Cần đẩy nhanh các dự án sản phẩm phẩm du lịch mới, đặc trưng để thu hút
khách du lịch nhiều hơn nữa.
+ Các sản phẩm du lịch cần gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề truyền thống, các hoạt động văn hóa của các dân tộc,…
- Đầu tư và thu hút đầu tư
+ Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch có sẵn và những điểm du lịch có tiềm năng.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào các hoạt động du lịch của thành phố.
+ Các thủ tục hành chính, chính sách cũng như cơ chế sẽ được nới lỏng hơn để thu hút vốn đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.
- Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến
+ Hình thành các tuor liên tỉnh, giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng với nhau để sản phẩm du lịch đa dạng gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
+ Mở rộng văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước, kết hợp với chiến lược Maketing nhằm khai thác triệt để thị trường du khách.
- Phát triển nguồn nhân lực
+ Phát triển hơn nữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
+ Kĩ năng nghề của nhân viên phục vụ phải được quan tâm nhiều hơn nữa để níu chân du khách.
- Quản lí Nhà nước về du lịch
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở du lịch góp phần đưa du lịch thành phố Đà Lạt nâng lên tầm cao mới.
+ Phát triển du lịch thành phố phù hợp với đề án phát triển du lịch của tỉnh.
* Thực trạng phát triển DLNN
Thành phố Đà Lạt có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, cảnh quan, sản xuất nông nghiệp,...mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, lượng khách du lịch tìm đến các điểm DLNN ngày càng tăng, doanh thu từ các hoạt động DLNN cũng tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ nhất định trong ngành dịch vụ. Nhiều điểm du lịch có tiềm năng mạnh để phát triển, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác triệt để nên chưa đem lại hiệu quả tương xứng.
Vì vậy, để phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt cần có những định hướng và giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có tính cạnh tranh cao; tạo điều kiện để xây dựng thương hiệu cho du lịch thành phố.
* Nhu cầu của khách DLNN
Do khách DLNN chủ yếu là khách quốc tế và khách nội địa cho nên nhu cầu cũng có sự khác biệt.
- Đối với khách quốc tế: học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển công nghệ cao của nước họ; tăng cường giao thương kết nối với các đơn vị nước ngoài.
- Đối với khách nội địa: nhu cầu của họ là tham quan, học hỏi, giải trí nghỉ dưỡng; trở về với thiên nhiên; giới thiệu công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp hiện đại khiến cho du khách tò mò muốn khám phá sự khác biệt với nền nông nghiệp truyền thồng.
Ngoài ra, khách DLNN nói chung cũng có một số nhu cầu khác như:
- Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu vận chuyển là điều tất yếu không thể thiếu trong du lịch. Bản chất của du lịch là sự đi lại nên không thể thiếu phương tiện có phương tiện mới có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nhu cầu vận chuyển được thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển các nhu cầu khác.
- Nhu cầu lưu trú và ăn uống: cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề: Vị trí, phong cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn, tổ chức phục vụ, phong cách và thái độ của phục vụ, vấn đề vệ sinh phòng ở và an toàn thực phẩm… để thu hút khách du lịch.
- Nhu cầu tham quan giải trí: Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí cũng là một nhu cầu đặc trưng trong du lịch. Để thõa mãn nhu cầu này cần chú ý đến các yếu tố tác động như: vị trí địa lí, địa điểm du lịch, khí hậu, thị hiếu thẩm mĩ, mục đích chuyến đi,…
- Nhu cầu về các dịch vụ khác: Các dịch vụ khác có thể phát sinh trong hành trình du lịch như: Bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục visa, dịch vụ giặt là, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, in ấn, thể thao…
3.1.2. Những định hướng phát triển DLNN
* Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tạo sản phẩm phục vụ du lịch
Không phải người nông dân nào cũng nhận thấy được ưu điểm của việc sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm du lịch sẽ nâng cao giá trị của sản phẩm mình làm ra. Một phần do kỹ năng làm du lịch của chính người dân còn hạn chế bởi xưa nay người nông dân quen sản xuất hơn là làm dịch vụ.
Vì vậy, các cấp chính quyền, ngành du lịch và nông nghiệp cần tuyên truyền cho người nông dân nhận ra rằng làm du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp không chỉ là chuyện làm kinh tế dừng lại trong mái nhà, vườn cây mà còn vượt ra khỏi không gian đó.
Thực chất đây là một hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng nông hộ gia đình hoặc trang trại.
Yếu tố hàng đầu của một sản phẩm du lịch là sức hấp dẫn khách du lịch. Đối với du lịch nông nghiệp, lịch sử và văn hóa hình thành sản vật giữ một vai trò chính yếu. Đế tạo ra các sản vật mang tính hàng hóa nên mỗi sản vật đều có lịch sữ về nguồn gốc và lịch sử văn hóa canh tác, nuôi trồng, sơ chế, chế biến và quá trình thương mại hóa sản phẩm. Nói cách khác các sản vật mang tính văn hóa địa phương đã được các cộng đồng dân cư nông nghiệp của các làng quê sản sinh ra theo dòng lịch sử tồn tại của mình và rất gắn kết sâu sắc với thiên nhiên bản địa . Đó chính là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra các sản phẩm rất hấp dẫn cho du khách nếu biết tổ chức và khai thác vì ngòai yếu tố thiên nhiên còn là sản phẩm của trí tuệ và kinh nghiệm của cả một cộng đồng nông nghiệp làng xóm đã tạo ra các làng nông nghiệp truyền thống với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của mình.
Cho nên, để đưa sản xuất nông nghiệp tạo sản phẩm nông nghiệp là điều tất yếu, cần xây dựng mô hình sản xuất vừa làm du lịch vừa sản xuất ra các sản phẩm nông
nghiệp để tăng trưởng kinh tế trong quá trình hiện đại hóa. Một số mô hình có thể áp dụng như:
- Mô hình du lịch canh nông: đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng trên thế giới bởi thông qua du lịch người ta có thể xuất khẩu nông sản tại chỗ, đồng thời giới thiệu đến du khách những nét đẹp trong lao động, trong văn hóa vùng miền. Nhiều mô hình du lịch canh nông ở thành phố Đà Lạt được du khách tìm đến như Vườn rau và dâu thủy canh Đức Tín (đường Mai Anh Đào), Định Farm, Vườn dâu Hiệp Lực (đường Vòng Lâm Viên), Vườn lan YSA Orchid, Vườn dâu Thành Trung (đường Hồ Xuân Hương)... mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách tham quan trải nghiệm. Tại đồi chè cổ của Cầu Đất Farm (xã Trạm Hành) thu hút khoảng 1.000 du khách/ngày, Khu du lịch Trang trại rau và hoa (làng hoa Vạn Thành), dù bán vé vào
cổng khá cao, nhưng mỗi ngày thu hút từ 3.500 - 6.000 du khách.
Mô hình du lịch canh nông với sản phẩm du lịch chính là hoa, các loại nông sản đã trở thành thương hiệu. Nhờ canh nông mà các điểm tham quan lưu giữ du khách được lâu hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn, du khách có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất với người dân như: trồng lúa, tuốt lúa, hái chè, đào mì, khoai, sắn, hái rau, tìm hiểu về dệt thổ cẩm, đan lát, lưu trú trong nhà dài của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây.
- Mô hình DLNN công nghệ cao: Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ngày càng phát triển theo chiều sâu, giàu hàm lượng khoa học công nghệ trong từng sản phẩm, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, tạo thành các vùng canh tác có chất lượng tốt và an toàn, từ đó trở thành điểm đến hấp dẫn đối với cả người có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng như người thích trải nghiệm, tham quan.
Nông sản ở những vùng này vừa là hàng hóa tiêu dùng, vừa là sản phẩm lưu niệm, là một loại tài nguyên du lịch. Đây là cơ sở để các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với hoạt động du lịch, dịch vụ, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác từ cả hoạt động sản xuất nông nghiệp lẫn dịch vụ, du lịch
Công nghệ sản xuất cũng phát triển từ việc trồng theo kinh nghiệm là chính làm lên các mô hình ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới, hiện đại. Các khu sản xuất
được đầu tư đồng bộ từ hệ thống nhà lưới màng kín, hệ thống quạt gió, máy tăng, giảm nhiệt độ cho đến các thiết bị điện, lọc nước tưới,…
- Mô hình du lịch vườn kết hợp với du lịch ẩm thực: du lịch ẩm thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch, du lịch ẩm thực là chất xúc tác cho kinh tế địa phương và nhìn chung ẩm thực là nguyên nhân thứ 3 chỉ sau yếu tố văn hoá, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến điểm đến của du khách.
Để khai thác và phát triển DLNN cùng với du lịch ẩm thực, không chỉ khuôn bó trong vấn đề món ăn, thức uống, nhà hàng, hội chợ mà cần lưu ý cả nguồn gốc ẩm thực, việc sản xuất thành phẩm có ngay tại địa phương; các khía cạnh về lịch sử, nghi lễ, ứng xử liên quan đến ẩm thực. Cần tập trung nâng cao thương hiệu ẩm thực Đà Lạt qua việc xác định, đầu tư cho những món ăn, đồ uống có giá trị, nổi tiếng, có giá trị.
- Mô hình DLNN kết hợp với DLST: du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo trong việc phát triển du lịch.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - lữ hành cũng đã giới thiệu sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp mới mẻ, hấp dẫn như: tour một ngày làm nông dân ở khu công nghệ cao Trại Mát (P.11), tour du lịch tham quan các vườn dâu thủy canh, tour thưởng ngoạn làng nghề trồng hoa ở Vạn Thành, Thái Phiên,...
* Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch gắn với cộng đồng
Việc đưa du lịch gắn với cộng đồng không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực để thu hút khách đến với các vùng nông thôn, mà còn tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, đây cũng là một hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân, gắn sản xuất với du lịch, dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới
Du lịch gắn với nông thôn là phong cảnh làng quê yên bình, đường làng, ngõ xóm được phong quang, sạch sẽ, giúp cho người dân đã nhận thức được việc phát triển sản xuất gắn với đón khách du lịch đến tham quan và bảo vệ môi trường. Mặc dù doanh thu từ du lịch cộng đồng chưa cao, nhưng nó đã mở ra một hướng phát triển trong việc xây dựng nông thôn mới.
Phát triển du lịch gắn với cộng đồng, người dân sẽ trực tiếp tham gia và thu lợi, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giúp người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên, những giá trị vật chất và văn hoá truyền thống để phục vụ du lịch.
Các hoạt động mà du khách đến đây được khám phá rất bình dị, mộc mạc trong cuộc sống thường nhật nhưng lại rất sinh động. Du khách được trải nghiệm cuộc sống thường ngày của bà con nông dân như trồng rau, cắt hoa, tỉa cành, úp cá v.v. hay tham quan ngôi chùa cổ của làng, các truyền thống văn hóa của các dân tộc,. v.v.. Và điều đặc biệt hơn nữa, khách đến thăm nhà dân, được tìm hiểu những nét đẹp bản sắc văn hoá, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân địa phương.
Việc phát triển các sản phẩm DLNN gắn với cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc.
Muốn du lịch DLNN gắn với cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chất phác chân thực của văn hoá bản địa, đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng, không để đánh mất nó. Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với xã hội. Để phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì loại hình du lịch có trách nhiệm sẽ là giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững. Một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương.
* Hoàn thiện mô hình DLNN cho thành phố Đà Lạt
Để hoàn thiện hơn nữa mô hình DLNN cần phải nghiên cứu và định hướng theo những tiêu chí sau:
- Phát triển thị trường DLNN: Thu hút thị trường nước ngoài, đối với thị trường trong nước cần chú trọng đến mục đích chuyến đi, thời gian lưu trú, thị trường khách hàng.
Đối với khách du lịch quốc tế: đây là thị trường quan trọng, với số lượng ngày càng tăng, khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú dài ngày. Đối với thị trường truyền thống cần duy trì bằng cách thay đổi một số loại hình kinh doanh và dịch vụ du lịch để tránh gây cảm giác nhàm chán cho khách du lịch, tự làm mới bản thân trong mắt du
khách thông qua việc tạo ra nhiều hơn các sản phẩm DLNN đặc sắc; đồng thời gìn giữ và phát triển các sản phẩm du lịch đã và đang hấp dẫn du khách.
Đối với khách du lịch nội địa: đây là nguồn khách tại chỗ, có lợi thế về thời gian di chuyển và dễ dàng trong quảng bá. Do đó cần kết nối các điểm DLNN với các tuyến DLNN trong tỉnh và liên tỉnh để tạo nhiều sản phẩm đặc trưng, cải thiện diện mạo mới cho du lịch nói chung và DLNN nói riêng trong mắt du khách.
- Phát triển sản phẩm DLNN: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch làm sao có thể mang nét đặc trưng riêng của Đà Lạt. Ở mỗi điểm đến cần tạo một bức tranh đa dạng về những sản phẩm độc đáo, có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ hơn nữa.
Đồng thời phải có tính hấp dẫn, chất lượng cao, đảm bảo được tính bền vững và lâu dài,... để cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng các gian hàng du lịch để giới thiệu sản phẩm DLNN của thành phố Đà Lạt nói riêng và các địa phương khác nói riêng trong các buổi tham gia hội chợ trong nước và quốc tế. Xuất bản các ấn phẩm có nội dung chung để quảng bá DLNN và du lịch của thành phố.
- Đầu tư phát triển DLNN: Mục tiêu của việc đầu tư phát triển DLNN thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: chú trọng đầu tư các điểm DLNN, tuyến DLNN về chất lượng và số lượng nhằm đảm bảo thu hút lượng khách du lịch hằng năm.
+ Phát triển hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật và hạ tầng để nâng cao hơn nữa về hệ thống cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch. Bên cạnh chất lượng thì số lượng các cơ sở lưu trú cũng phải nâng cao hơn nữa để phục vụ du khách. Trong thời gian tới, nhu cầu khách du lịch sẽ tăng cao cùng với đó là các phương tiện di chuyển nhiều việc này đồi hỏi trong các cơ sở lưu trú phải có chỗ để xe. Một vấn đề nữa là văn minh trong giao thông, vì Đà Lạt là thành phố không có đèn đỏ cho nên việc các phương tiện tham gia giao thông cần phải biết nhường nhịn nhau, tránh gây ách tách giao thông mất mĩ quan thành phố.
+ Phát triển hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống để đảm bảo chất lượng lẫn số lượng, có tính hướng liên doanh trong và ngoài nước để đa dạng hơn về các món ăn và thức uống. Đồng thời, các nhà hàng cần phải giữ gìn và phát huy giá trị của các