Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Vĩnh Cửu (Tỉnh Đồng Nai) Theo Hướng Bền Vững:


Ba Vì”, SPDLNN đa dạng khi du khách được nhìn ngắm đàn bò, đàn đà điểu, nông dân vắt sữa bò, …hỗ trợ cho bò ăn nhằm tăng thêm hiểu biết cuộc sống của nông dân. Với những hoạt động hấp dẫn, thú vị từ tìm hiểu quy trình sản xuất rau sạch, gánh nước tưới rau, tự hái và sao chè khô hay thăm bản người Dao để tắm thảo dược. Du khách thưởng thức nông sản tươi ngon, sạch của nông trại do nông dân trồng theo phương pháp hữu cơ. Các dịch vụ bổ trợ phục vụ DL gồm nghỉ dưỡng, mua nông sản, quà lưu niệm,… Mô hình DLNN đầu tư phát triển nhắm đến bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch. Quan tâm phát triển DLNN có tính giáo dục học sinh và vấn đề bảo vệ môi trường điểm đến cung cấp SPDLNN.

- Thành phố Đà Lạt: Hiện nay, thành phố này không chỉ đơn thuần hoạt động DL nghỉ dưỡng, tham quan mà ngoại thành có giá trị kinh tế cao hơn bởi tài nguyên tự nhiên, nhân văn thuận lợi trong phát triển SPDLNN. Với thế mạnh sản xuất nông sản chủ lực là hoa và rau, du khách hào hứng trải nghiệm tại các nông trại địa phương. Nông sản phong phú, đa dạng với các loại rau ôn đới phổ biến như bó xôi, xà lách, khoai tây hồng, súp lơ xanh, cải bông, cần tây, cà rốt, dâu tây,.. cho đến một số giống mới được lai tạo hoặc nguồn gốc từ các nước trong khu vực và Châu Âu. Trải nghiệm các chuyến DL Farm- trip hay “Một ngày làm nông dân”, du khách chăm sóc, thu hoạch rau, dâu tây, hái chè, hồng.. hoặc tìm hiểu mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính, phương pháp thủy canh, …và nếm rượu cần hoặc thưởng thức các loại nước chè đặc sản. Mới lạ, gây thu hút nhất khi du khách tham gia lễ hội văn hóa, lưu trú tại thôn bản của đồng bào dân tộc thiểu số và tận hưởng bầu không gian thoáng đãng giữa rừng thông ngút ngàn.

- Tỉnh Ninh Thuận: Với khí hậu nhiều nắng cùng gió khô khốc nhưng mảnh đất này thành công phát triển cây nho khi người Pháp trồng thử nghiệm từ những năm 1960. Trước năm 2000, nông sản nho là nông sản đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, phần lớn cung ứng cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, một số giống nho cũ bị giảm chất lượng nên sức cạnh tranh trên thị trường kém hơn loại nho nhập khẩu. Hơn nữa, quá trình sinh trưởng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến hiệu quả kinh tế càng giảm sút dẫn đến cây trồng rơi vào tình trạng suy thoái. Nông dân phải


chuyển đổi sang cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nông dân bước đầu áp dụng mô hình “Dùng phân hữu cơ sinh học trên cây nho” và chương trình canh tác VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) nhằm sản xuất nông sản an toàn, sản phẩm có chất lượng cung ứng thị trường. Năm 2012, cây nho của Ninh Thuận được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lí đã mở hướng đi mới khi nó phục vụ hoạt động DL. Hiện nay, một số điểm đến DLNN như “Vườn nho Ba Mọi” hoặc “Vườn nho Thái An” đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Thăm viếng “Vườn nho Ba Mọi” thuộc thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, nét đặc trưng riêng thể hiện rõ nét khi cung cấp SPDLNN. Du khách không chỉ thưởng thức loại nho xanh tươi, uống si rô, rượu nho miễn phí mà còn học hỏi quy trình từ công đoạn chăm sóc đến sau thu hoạch, quan sát công đoạn nông dân tỉa lá, bón phân,.. Đặc biệt hơn, du khách có thể được tìm hiểu cách chế biến rượu nho. Chủ vườn không chỉ bán nông sản nho tươi, qua quy trình chế biến cho ra đời nhiều sản phẩm từ nho, phương pháp đựng rượu trong vại sành cũng gây ấn tượng đến khách DL. Sản phẩm quà tặng cũng vô cùng đa dạng gồm vang đỏ, vang trắng và rượu nho trắng chưng cất. Không chỉ xây dựng thương hiệu thành công, chủ vườn cũng hỗ trợ một số nông dân địa phương trở thành các vườn nho vệ tinh. Tiếp nối thành công dùng nông sản phục vụ DL, “Vườn nho Thái An” trên địa bàn xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải có nét lôi cuốn rất riêng khi nông dân đã phát triển trồng xen canh nho xanh và nho đỏ. Hương vị nho đặc trưng cùng giá thành rất rẻ nên hai vườn nho này vô cùng được ưa thích trong các tuyến DL trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận.

- Tỉnh Đồng Tháp: Vùng đất sen hồng khai thác DLNN muộn hơn nhưng SPDLNN đặc trưng đã hấp dẫn lượng du khách đáng kể. Vào dịp cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ, các điểm tham quan đón, nơi này phục vụ với mật độ trung bình trên

10.000 lượt khách/ tháng. Năm 2018, chỉ riêng thành phố Sa Đéc thu hút hơn 1 triệu lượt khách, trong đó hơn 40 nghìn lượt khách quốc tế. Điểm đến DLNN tạo cơ hội cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng sen bạt ngàn, tham quan vườn cam, quýt, làng nghề truyền thống, bảo tàng hoa, làng rau,... Trải nghiệm hái trái cây, chèo xuồng, câu cá, thụ phấn hoa, nuôi ong mật, nhân giống hoa, thu hái


dưa,.. hoặc cảm nhận nét đẹp văn hóa hào sảng của cộng đồng địa phương. Đặc biệt, việc thưởng thức đa dạng ẩm thực chế biến từ sen. Các homestay luôn cung cấp nơi lưu trú để khách nghỉ ngơi, thư giản với thời gian nghỉ dài. Tuy nhiên, nông hộ hoạt động DL dựa trên cơ sở điều kiện gia đình phát triển hạn chế bởi sự lặp lại SPDLNN gây nhàm chán cho du khách. Hiện nay, bên cạnh DLST – nông nghiệp thì Ecofarm (Nông trại sinh thái) cũng hấp dẫn không kém, là sự kết hợp giữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao và DL trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế xây dựng SPDLNN chuyên biệt nên học tập một số kinh nghiệm của một số quốc gia thành công phát triển DLNN rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả đều phù hợp phát triển ở Việt Nam do mỗi quốc gia có khác biệt về điều kiện tự nhiên, văn hóa, phương thức sản xuất, cảnh quan nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của cộng đồng địa phương. Đặc biệt, “Phong cách sống xanh” mang tính hiện đại, cần nguồn kinh phí đầu tư rất lớn với sự tính toán tỉ mỉ chuyên môn hóa cao hoặc “Moku Moku” phát triển SPDLNN đặc thù.

Tiến hành xây dựng mô hình DLNN theo hướng phát triển bền vững phù hợp cho khu vực nông thôn của Việt Nam cần đảm bảo: Thứ nhất, quy hoạch phát triển DLNN theo hướng bền vững cần sự đồng thuận giữa cộng đồng với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương và các bên có liên quan phục vụ hoạt động du lịch. Thứ hai, một cơ quan quản lí nhà nước đảm nhận trách nhiệm định hướng xây dựng, đề ra bộ nguyên tắc đánh giá hiệu quả, chất lượng và điều phối toàn bộ hoạt động tuyến, điểm đến DLNN. Thứ ba, áp dụng mô hình DLNN cần biến đổi linh hoạt phù hợp điều kiện tài nguyên điểm đến. Thứ tư, trao một phần quyền quản lý đến chủ thể địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm và sáng tạo SPDLNN đa dạng hơn.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 7

DLNN đảm nhận chức năng trở thành chìa khóa phát triển kinh tế đối với nông thôn Việt Nam, tuy nhiên cần chọn lọc điểm đến tiềm năng thành công. Tránh việc phát triển đại chúng, dập khuôn và áp dụng một cách máy móc trên lãnh thổ gây lãng phí nguồn tài nguyên của địa phương. Luôn cân bằng giữa lợi ích cộng đồng và môi trường cùng phát triển kinh tế sẽ đem lại hiệu quả lâu dài.

Qua phân tích những điểm đến tổ chức DLNN điển hình, Việt Nam chỉ khai thác một vài khía cạnh lợi ích của loại hình này. SPDLNN cung cấp thiếu tính độc


đáo, chuyên biệt bởi có sự học tập lại thiếu sáng tạo trong khâu áp dụng, tổ chức. Các điểm DLNN địa phương chưa gắn kết, tương tác cùng phát triển nên khả năng cạnh tranh lẫn nhau rất cao. Hơn nữa, các dịch vụ bổ trợ khác cho hoạt động DLNN không nhiều. Chủ thể kinh doanh là nông dân nên kỹ năng tiếp đón khách, giao tiếp, ứng xử và phục vụ bị hạn chế. Họ luôn phụ thuộc vào hướng dẫn viên của đại lý lữ hành. Công tác tuyên truyền, quảng bá còn sơ sài chưa truyền tải hết thông điệp của loại hình DLNN, để du khách nhận thức giá trị khi mua dùng SPDLNN. Điều này làm giảm hiệu quả khai thác DLNN, gây mâu thuẫn mặt lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia tổ chức DLNN.

1.2.3. Vùng Đông Nam Bộ

Là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với cửa ngõ tiếp nhận, chuyển tải và giao lưu văn hóa, xã hội giữa các vùng kinh tế phía Bắc và Nam. Thuận lợi về vị trí địa lý và hội tụ thế mạnh những tài nguyên phát triển DL như biển, rừng ngập mặn, sông, hồ,.. các di tích liên quan đến lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống. Các SPDL ở Đông Nam Bộ hiện nay nổi bật có tham quan di tích lịch sử, vườn trái cây, bè nuôi cá, hàu,..

Điển hình, Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (Huyện Củ Chi) đang tạo sự hấp dẫn đến du khách. Với diện tích xây dựng 88,17 ha, chủ yếu hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, DL và sản xuất các giống cây trồng phục vụ ngành nông nghiệp như hoa lan, cây kiểng, rau sạch, nấm, cây dược liệu,.... Bên cạnh đó, vườn ươm cùng các lớp dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng mục đích nghiên cứu, học tập. Điểm đến này đón hơn 30.000 lượt khách/năm, trong đó khoảng 80% học sinh, sinh viên của thành phố và các tỉnh lân cận. Tiếp đón nhiều đoàn khách, chuyên gia quốc tế của Nhật, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Hà Lan, Indonesia,.. tham quan và trao đổi kỹ thuật.

Tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu nổi bật với hoạt động DL liên quan đến biển, đảo. Nhưng cơ hội phát triển thành điểm đến DLNN đầy tiềm năng, với 61 cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 131 trang trại chăn nuôi lợn và 17 cơ sở nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp nổi bật như măng tây, rau thủy canh, dưa lưới,..và cây ăn trái. Tạo tiền đề xây dựng mô hình DLNN gắn với biển giúp người dân làng chài tăng thu nhập. Du khách khám phá vẻ đẹp làng bè ngư


nghiệp, tham quan di tích lịch sử hoặc tham gia các lễ hội dân gian. Các làng nghề có lịch sử lâu đời như đúc đồng Long Điền, làm đá ở Tân Thành, làng cá Phước Hải và làng bún Long Kiên nếu trở thành điểm DLNN thì du khách có thể tham quan và tìm hiểu quy trình chế tác, sản xuất thủ công. Thưởng thức ẩm thực miền biển và mua tặng phẩm tinh xảo góp phần thỏa mãn nhu cầu khách đi DL.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cũng sở hữu một số điểm đến gây thích thú cho du khách. Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, du khách tự tay hái và thưởng thức tại vườn các loại trái cây ngon như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,…cũng như tận hưởng không khí trong lành ở vùng quê. Khoảng cách 20km từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các vườn trái cây, du khách chỉ cần một ngày khám phá. Hơn nữa, kết hợp tham quan điểm đến như làng gốm và xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Như vậy, nông dân và cộng đồng địa phương cũng được hưởng lợi ích kinh tế nhờ sự liên kết này.

Nếu các điểm đến DLNN vẫn hoạt động mang tính tự phát, phân tán với quy mô nhỏ như hiện nay thì nó là dạng mô phỏng, chưa khai thác theo chiều sâu. Cơ sở nghiên cứu, áp dụng mô hình DLNN vào thực tế còn hạn chế vì sự rập khuôn áp dụng chung hoặc phát triển DLNN theo trào lưu. Khu vực nông thôn tham gia hoạt động DLNN cần đáp ứng đủ cơ sở tài nguyên và tính khả năng phục vụ DL. Định hướng rõ ràng nhằm đảm bảo DLNN sẽ trở thành điểm nhấn nổi bật ở phát triển kinh tế nông thôn.

Dựa trên kinh nghiệm phát triển trong và ngoài nước, nhận thấy xây dựng điểm đến DLNN làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu có tiềm năng rất lớn. Cần học tập “Vườn nho Ba Mọi” tại Ninh Thuận bởi nhiều nét tương đồng, đặc biệt về phạm vi lãnh thổ và sản xuất nông nghiệp. Từ đó, hướng đến phát triển đa dạng hóa SPDLNN bao gồm đã qua chế biến hoặc đơn giản hơn là cách thức bán trực tiếp cho khách đi DL.


Tiểu kết chương 1

Chương 1 tổng hợp các khái niệm, nguyên tắc, một số nhân tố ảnh hưởng, phân loại và vai trò của DLNN. Bên cạnh đó, cũng nêu ra được lịch sử phát triển DLNN của một số quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt bài học kinh nghiệm cho phát triển DLNN của vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, xác định DLNN là hoạt động du lịch mới thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như khai thác lợi thế giá trị văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Đồng thời, nâng cao ý thức cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Dựa trên cơ sở lí luận về DLNN ở chương 1 để đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở chương 2 và 3 một cách khoa học và đúng đắn.


Chương 2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH CỬU (TỈNH ĐỒNG NAI) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG:

ĐIỂN CỨU LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU

2.1. Khái quát chung về huyện Vĩnh Cửu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ

Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai, cách Tp. Hồ Chí Minh 66 km, thành phố Biên Hòa 30 km và Thủ Dầu Một 60 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.665 km về phía Bắc.

Diện tích tự nhiên: 1.089,14 km2, có tọa độ địa lí:

- Điểm cực Bắc: 11°13′59″ độ vĩ Bắc.

- Điểm cực Đông: 107°2′27″ độ kinh Đông.

Có vị trí địa lí thuận lợi với ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc: Giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước).

- Phía Nam: Giáp với Thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom.

- Phía Đông: Giáp huyện Định Quán và Trảng Bom.

- Phía Tây: Giáp huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương).

Huyện Vĩnh Cửu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì thế tiếp giáp hầu hết các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Bình Dương. Từ đó địa bàn trở thành cửa ngõ quan trọng ở phía Tây Bắc của tỉnh Đồng Nai. Mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp và xây dựng tương đối hoàn chỉnh, sở hữu các tuyến đường bộ huyết mạch mang tính kết nối vận chuyển hàng hóa như các tỉnh lộ 761, 762, 767 và 768; cầu Thủ Biên với đường Vành đai 4, bên cạnh hệ thống đường thủy có giá trị là sông Đồng Nai và nhiều đảo lớn nhỏ ở hồ Trị An.

Huyện Vĩnh Cửu là một trong những nơi thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ ở tỉnh Đồng Nai do địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, huyện Vĩnh Cửu sở hữu lợi thế cảnh quan đặc sắc với triển vọng không chỉ thúc đẩy ngành nông nghiệp mà phát triển cả công nghiệp lẫn dịch vụ.


Đặc biệt, chính quyền của huyện Vĩnh Cửu đã xác định ngành du lịch đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển KT-XH trên địa bàn.

2.1.1.2. Về tự nhiên

- Khí hậu: Địa bàn chịu chi phối của gió mùa nên tình hình thời tiết có sự tương phản rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô trong năm. Lượng mưa không đều giữa các khu vực trong huyện, mưa nhiều hồ Trị An giảm dần về phía Nam. Nhiệt độ cao trung bình khoảng 30oC nhưng giảm dần vào buổi chiều và tối nên thời tiết khá mát mẻ. Nhiệt độ trung bình < 27oC, tổng số ngày nắng có mây trong năm khoảng 290 ngày.

- Địa hình: Những khu vực ven sông địa hình tương đối thấp hơn, có hướng nghiêng theo dòng chảy của sông Đồng Nai. Các xã Tân Bình, Bình Hòa, Bình Lợi, và Thạnh Phú được hình thành đểu nhờ sự bồi đắp phù sa của sông Đồng Nai. Yếu tố địa hình tạo điều kiện đa dạng hóa nền nông nghiệp địa phương, đồng thời tạo ra cảnh quan nông nghiệp đẹp, có riêng biệt và tính hấp dẫn du khách.

- Thổ nhưỡng: Địa bàn có 3 loại đất chính, bao gồm: Đất phù sa mới tập trung dọc theo sông Đồng Nai thích hợp trồng các cây lương thực là lúa, cây công nghiệp đậu, mía,.. Đặc biệt, phát triển diện tích vườn cây ăn trái chủ lực bưởi, xoài, cam và quýt. Đất đỏ trên phiến thạch thích hợp phát triển ngành lâm nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi gia súc, một số loại cây lương thực ngô, khoai, sắn,..cùng cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè. Đất nâu vàng trên phù sa cổ thích hợp trồng cây ăn quả.

- Thủy văn: Bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Bé gần như trở thành một bán cù lao. Nguồn nước dồi dào gồm nước mặt lẫn nước ngầm, thủy văn đa dạng có ao hồ, sông và suối. Hồ Trị An thuận lợi về môi sinh, thủy nông phát triển lâm trường. Bên cạnh, nó có tác dụng điều hòa mực nước dòng chính - sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện mà tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Sông mang giá trị lớn trong khai thác hoạt động DL đường thủy.

- Khoáng sản: Nguồn khoáng sản phong phú với việc tiến hành thăm dò bên cạnh phát hiện 28 mỏ, điểm quặng sa khoáng nhưng có 5 mỏ nằm trong khu bảo tồn, riêng nguyên vật liệu xây dựng rất đa dạng như đá Bazan, đá vôi, sét gạch ngói,

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí