Giải Pháp Phát Triển Loại Hình Du Lịch Nông Nghiệp


+ Người dân luôn mong muốn có nhiều khách đến, như thế họ sẽ có nhiều lần chở đò hơn và có nghĩa là họ sẽ có thêm thu nhập. Nhưng phải tạo cho họ có một thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. Để không có tình trạng phân biệt khách nội, khách ngoại…

+ Do tính chất công việc thường xuyên lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán nên để người dân có hứng khởi, chuyên chở khách với một thái độ nhiệt tình, trách nhiệm xen lẫn niềm tự hào về quê hương của mình. Giúp họ trở thành thành viên thực thụ có quyền lợi và trách nhiệm trong công việc.

- Bảo vệ môi trường:

Việc khai thác tài nguyên không chỉ là trước mắt mà còn tính đến lâu dài, cho nên việc bảo vệ môi trường không chỉ là sự quan tâm của các nhà quản lý mà phải có sự quan tâm của người dân địa phương. Do vậy, ngoài việc nghiêm cấm chặt cây, lấy củi, phong lan, săn bắt động vật hoang dã … thì việc tổ chức các lớp giáo dục môi trường, giáo dục cộng đồng cho những người dân là hết sức cần thiết.

3.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP

Hiện tại, tại Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thì hoạt động du lịch nổi bật loại hình tham quan, tuy không còn có nhũng khu dân cư với những nét sinh hoạt và kiến trúc truyền thống nhưng ở đây vẫn có thể phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Loại hình du lịch này rất hấp dẫn đối với các du khách đến từ các vùng miền khác, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

Sở Du lịch Ninh Bình và Ban Quản lý khu du lịch Tam Cốc cùng cộng đồng địa phương đưa ra những tour du lịch đưa khách du lịch tham gia, khám phá cuộc sống, phong tục, kiến trúc, lễ hội cùng các tập quán sinh


sống và canh tác của làng xã nông thôn điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ban Quản lý có thể tập trung một số hộ vẫn giữ được những nét kiến trúc truyền thống, quy hoạch thành một cụm và hướng dẫn họ phương thức làm du lịch. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo nhữngnhu cầu tối thiểu của khách du lịch mà vẫn không làm mất đi nhũng giá trị truyền thống, nhũng yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho du lịch nông nghiệp.


KẾT LUẬN

Qua các phần đã trình bày ở trên, có thể đi tới kết luận sau :

1- Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến du lịch ngày càng trở nên khăng khít, có tác động tương hỗ. Ngày nay, loại hình du lịch cộng đồng đã được nhà nước và các cấp chính quyền địa phương Việt Nam quan tâm và đạt được các thành tựu triển vọng.

2- Tam Cốc – Bích Động là một khu du lịch có nhiều nguồn lực để phát triển du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch là rất lớn. Song hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là do: Nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ về lợi ích cũng như nghĩa vụ khi tham gia hoạt động du lịch; Quyền được biết của cộng đồng về quy hoạch, về các quy định quản lý còn chưa được thực hiện nghiêm túc; Hệ thống chính sách tạo điêu kiện thuận lợi cho cộng đồng chuyển đổi nghề, tham gia vào các hoạt động du lịch để ổn định cuộc sống còn có những bất cập; Cộng đồng chưa có sự hỗ trợ đầy đủ (về vốn, kỹ thuật, thông tin…) để phát triển những dịch vụ một cách lâu dài với chất lượng tốt.

3- Để thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động trong thời gian tới cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp chính là :

- Giải pháp về cơ chế chính sách;

- Giải pháp về sản phẩm du lịch;

- Giải pháp về các hoạt động xúc tiến du lịch;

- Hỗ trợ cộng đồng nhân dân địa phương trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực; kinh tế; thương hiệu; chất lượng dịch vụ; cũng như tăng


cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển; tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tham gia vào quá trình quy hoạch, giám sát thực hiện các quy hoạch phát triển tại những nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền; nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên - môi trường.

- Giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp./.



dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Bùi Hải Yến, 2006. Quy hoạch du lịch. NXB Giáo dục.

2 . Bùi Hải Yến, 2006. Tuyến điểm du lịch Việt Nam. NXB. Giáo


3 . Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, 2009. Tạp

chí Du lịch Việt Nam, số 11/2009.

4 . Lã Đăng Bật, 2002. Di tích danh thắng Ninh Bình. Báo cáo lưu trữ Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Ninh Bình.

5 . Lã Đăng Bật, 2004. Về với Vịnh Hạ Long cạn. NXB. Văn hóa Dân tộc. .

6 . Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006. Giáo trình Kinh tế Du lịch. NXB. Lao Động – Xã hội.

7 . Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7, 2005. Luật Du lịch. NXB. Chính trị Quốc gia.

8 . Sở Du lịch Ninh Bình, 2006. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

9 . SNV Việt Nam và Đại học Tổng hợp Hawaii, Trường Đào tạo quản lý Du lịch. Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng, mạng lưới du lịch bền vững vì người nghèo.

10 . Sở Du lịch Ninh Bình, 2006. Báo cáo tổng thể quy hoạch Ninh Bình 2007 – 2020.

11 . Trần Thi Mai. Du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.

12 . Võ Quế, 2006. Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng. NXB. Khoa học và Kỹ thuật..

13 . Viện nghiên cứu và phát triển du lịch. Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch Cộng đồng ở Việt Nam.


14 . Website : www.dulichninhbinh.gov. www.google.com. www.tamcocbichdong.com.vnwww.ninhbinhtourism.com.vn www.vietnamtourism.com.vn


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động


Ảnh 1 Một đầm sen thơ mộng ở Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động Ảnh 2 Sẵn 1

Ảnh 1- Một đầm sen thơ mộng ở Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động



Ảnh 2 Sẵn sàng đưa du khách vào Tam Cốc Ảnh 3 Hành trình vào Tam Cốc 2

Ảnh 2- Sẵn sàng đưa du khách vào Tam Cốc


Ảnh 3 Hành trình vào Tam Cốc 3

Ảnh 3- Hành trình vào Tam Cốc

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 05/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí