Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận chung về du lịch và du lịch nông thôn, nông nghiệp
1.1.1. Các khái niệm
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được xem là một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người.
* Du lịch
Ngày nay, thuật ngữ du lịch được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Trong Tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán- Việt: Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.
Năm 1811, định nghĩa du lịch xuất hiện đầu tiên tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các hành trình với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch.
Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chỉnh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó học không có chỗ cư trú thường xuyên.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 1
- Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 2
- Các Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp
- Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Vùng Đông Nam Bộ Và Tây Nguyên
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” (Nguyễn Minh Tuệ, 1996).
Theo I.I Pirôgionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá” (Nguyễn Minh Tuệ, 2017).
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) “Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Du lịch được coi như một quá trình mà ở đó có sự gặp nhau giữa lợi ích tinh thần của khách du lịch và lợi ích kinh tế của người kinh doanh du lịch. Nhu cầu của khách du lịch càng cao thì đòi hỏi hệ thống tổ chức thực hiện, kinh doanh du lịch càng phải hoàn thiện.
Theo các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật…”. Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ” (Trần Thu Trang, 1996).
Luật Du lịch giải thích khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch và theo thời gian, chúng dần được hoàn thiện để phù hợp với khía cạnh du lịch và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó.
Theo quan điểm của tác giả có thể hiểu khái niệm này như sau: “Du lịch là sự đi lại và ở lại tạm thời tại địa điểm nào đó không thuộc nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp trong khoảng thời gian nhàn rỗi”.
* Loại hình du lịch và các loại hình du lịch
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Mỗi một loại hình du lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình, cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác nhau.Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch.
Việc phân loại các loại hình du lịch căn cứ vào những tiêu chí cơ bản sau:
- Căn cứ vào phạm vi địa lí lãnh thổ: Cùng với sự phát triển kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa các nước, nhu cầu đi du lịch của khách không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phát triển vượt ra ngoài biên giới của quốc gia. Căn cứ vào phạm vi địa lí lãnh thổ, có thể chia ra làm ba loại hình du lịch sau: du lịch nội địa, du lịch quốc tế, du lịch quốc tế thụ động hay gọi là nhập khẩu dịch vụ.
- Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch: Con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nhưng trong đó có mục đích chính của chuyến đi. Căn cứ vào tiêu chí này có thể phân ra một số loại hình du lịch sau: Du lịch tham quan văn hoá - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch công vụ, du lịch thăm thân, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo, du lịch giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái.
- Căn cứ việc sử dụng các phương tiện vận chuyển khách du lịch: Khi đi du lịch khách du lịch phải sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau không chỉ từ nơi ở thường xuyên của khách tới điểm đến du lịch mà còn vận chuyển trong điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó, người ta thường đưa ra hai loại tiêu chí để xác định loại hình du lịch, đó là: Căn cứ việc sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch tới điểm đến du lịch, căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch.
Còn rất nhiều tiêu chí khác để phân loại các loại hình du lịch, nhưng những loại hình du lịch trên mang tính chất phổ biến và đang được khai thác rộng rãi ở nước ta hiện nay.
* Du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn (DLNT) là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên (Bernard Lane, 1994).
DLNT bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp. Nói chung, khu vực nông thôn hấp dẫn nhất đối với khách du lịch là nơi cách xa tiếng ồn của chốn đô thị, con người có thể dễ dàng hòa mình vào thiên nhiên sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Như vậy, có thể nói DLNT là loại hình du lịch trong đó nông nghiệp, sinh hoạt, nghề truyền thống, cảnh quan, v.v vốn chưa được xem là tài nguyên du lịch, giờ được sử dụng như những tài nguyên du lịch dành cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống nông thôn. Điều này có nghĩa là nơi nào có nông thôn nơi đó có tiềm năng phát triển du lịch. Mỗi du khách đến với vùng du lịch này hẳn là sẽ mang về cho bản thân những điều mới mẻ, sẽ được tận tay hái rau, bắt cá, học hỏi và tìm hiểu về văn hóa dân tộc của một vùng miền nào đó.
Đối với người dân nông thôn thì đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt thường ngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp với du lịch thì có thể làm thành điều hấp dẫn thú vị cho du khách và cư dân thành phố. Thêm vào đó, nhờ có du lịch mà nhu cầu về nông nghiệp tăng lên, các giá trị văn hóa có hướng kế thừa, nên có thể nói du lịch nông thôn giúp cho việc gia tăng thu nhập. Nói cách khác, du lịch nông thôn là cơ hội mở rộng kinh doanh ở khu vực nông thôn đó thông qua du lịch.
Như vậy, có thể hiểu về khái niệm DLNT như sau:
- Để thu hút được khách du lịch thì tài nguyên nông thôn đều phải đa dạng: nông nghiệp, đời sống, các làng nghề truyền thồng, cảnh quan tự nhiên,...
- Là hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân, tạo công ăn việc làm trong thời gian nhàn rỗi.
- Để phát triển lâu dài thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nông thôn và du
lịch. gìn.
- Người dân địa phương là chủ thể trực tiếp tham gia khai thác, quản lí và giữ
* Du lịch nông nghiệp
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về du lịch nông nghiệp (DLNN),
nhưng luôn có bốn nội dung chính: kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút du khách đến tham quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; mục đích tăng thu nhập cho nông dân; tạo cho du khách cơ hội giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông.
Theo Ducan Hilchel nghiên cứu về nông nghiệp du lịch ở New York (1993), Cơ hội và thách thức Farm- Based Giải trí và khách sạn, thì : “Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch do người chủ hay người điều hành nông trại triển khai kinh doanh nhằm mục đích nâng cao kiến thức và thư giãn giải trí với công chúng, quảng bá các sản phẩm nông trại và từ đó tăng thêm thu nhập cho nông trại”.
Theo tác giả Ramiro E.LoBo (10-12/1999), Nghiên cứu về lợi ích du lịch nông nghiệp San Diego- nông nghiệp California : “Du lịch nông nghiệp là khái niệm chỉ hoạt động đến tham quan một nông trại hoặc bất kì một cơ sở nào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục đích thư giãn giải trí, nâng cao nhận thức, có thể chủ động tham gia vào các hoạt động của nông trại hoặc cơ sở đó”.
Theo Th.sĩ Bùi Thị Lan Hương (2010), Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn trong Nội San nghiên cứu khoa Học: “Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch đơn lẻ dựa trên việc khai thác tài nguyên sản xuất nông nghiệp, chủ thể tham gia du lịch là người nông dân, không gian du lịch là trang trại, đồng ruộng, có thể gây xung đột lợi ích cộng đồng” (Bùi Thị Lan Hương, 2010).
Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật,... đã được chuẩn bị cho khách du lịch.
* Tài nguyên du lịch nông nghiệp
Do nền tảng của DLNN là nông nghiệp cho nên tài nguyên của loại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như: tài nguyên tự nhiên (đất, nước, thời tiết, khí hậu...), tài nguyên nhân văn (con người, văn hóa, phong tục tập quán, phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm, sản phẩm...).
Việc tham gia cùng người nông dân thu hoạch, gieo trồng, chăm sóc cây trồng trên đồng ruộng là dịp để du khách thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông dân trong hoạt động nông nghiệp.
Người nông dân thông qua du lịch nông nghiệp cũng được dịp quảng bá sản phẩm nông nghiệp của mình và tất nhiên một phần thu nhập từ nông nghiệp của họ cũng tăng lên từ du lịch.
* Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
* Sản phẩm du lịch nông nghiệp
DLNN là hoạt động dựa vào nông nghiệp. Sản phẩm của DLNN là trang trại, đồng ruộng, làng nghề truyền thống, sản vật tự nhiên, ẩm thực truyền thống... hay nói ngắn gọn là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
* Khách du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về khách du lịch. Theo nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: “ Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế” (Nguyễn Minh Tuệ, 2017).
Theo Khadginicolov (Bungari): “ Khách du lịch là người hành trình tự nguyện, với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình” (Nguyễn Minh Tuệ, 2017).
Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), tại điều 4, chương 1 thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi ở đến” (Nguyễn Minh Tuệ, 2017).
* Khách du lịch nông nghiệp
Khách DLNN là những đối tượng muốn học hỏi, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên. Tuy nhiên, đa số khách DLNN thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu là chủ yếu; họ đến để tìm hiểu phương thức canh tác – sản xuất, điều kiện thích nghi của cây trồng, cách thức chăm sóc, giống cây trồng,...
Khách DLNN được chia thành 2 loại:
- Du khách quốc tế: là người nước ngoài đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ các vùng nông thôn của nước khác.
- Du khách nội địa: là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kì hình thức nào) các vùng nông thôn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông nghiệp
- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần dưỡng động, thực vật hoang dã,... hay còn được gọi là cảnh quan sinh thái nông nghiệp. Nơi dừng chân có thể là một hộ gia đình, một trang trại, một hợp tác xã hay là một doanh nghiệp nông nghiệp…
- Các chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông nghiệp có thể là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp... Nói cách khác, họ là nông dân và có nguồn thu nhập chính từ việc làm nông nghiệp.
- Hình thái của DLNN là một hình thức sản xuất hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả và tiếp thị tận gốc về xuất xứ sản phẩm, nhất là nhu cầu tự bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng ở các đô thị.
- Tại các điểm tham quan DLNN du khách có thể tìm hiểu, trải nghiệm các hoạt động sản xuất, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhân văn do hoặt động sản xuất nông nghiệp tạo nên.
- DLNN sẽ giúp khách du lịch tiếp xúc với khách địa phương, góp phần giữ gìn các giá trị truyền thống nhờ việc tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các sản phẩm thủ công truyền thống lợi nhuận từ hoạt động du lịch để bảo toàn và phát huy nền văn hóa bản địa.
- Các thiết bị cơ sở vật chất sử dụng cho DLNN khá đơn sơ nhưng mang lại cảm giác thích thú cho du khách.
- Nền tảng của DLNN là sản xuất nông nghiệp: các sản phẩm nông nghiệp và những phương thức có liên quan đến nông nghiệp được coi là nền tảng, điều kiện để hoạt động DLNN đa dạng, phong phú nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn.
- Mô hình DLNN luôn thay đổi theo thời gian và không gian: ở mỗi địa phương khác nhau thì cho nguồn tài nguyên du lịch khác nhau, đặc biệt là đối với DLNN có nền tảng từ sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng mô hình nông nghiệp sẽ phụ thuộc, chi phối theo không gian và thời gian để phù hợp với thực tế của địa phương.
- Không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác: DLNN là loại hình du lịch có thể kết hợp với các loại hình du lịch khác (sinh thái, văn hóa,..), bởi các loại hình du lịch này có nét tương đồng, có thể tác động tương hỗ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Việc phát triển DLNN không thể riêng lẻ, mà phải kết hợp phát triển với nhiều loại hình du lịch khác.
1.1.3. Phân biệt DLNN với DLNT
* Giống nhau:
Các loại hình DLNT và DLNN có chung một nội dung đó chính là các hoạt động đưa con người về với tự nhiên, trực tiếp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trạng thái nguyên sơ phục vụ cho nhu cầu tham quan, du lịch của con người.
* Khác nhau: