Dân Số Các Đơn Vị Hành Chính Của Huyện Vĩnh Cửu (Năm 2019)


nguyên liệu xi măng, cát xây dựng,.. Tiềm năng khai thác khoáng sản phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế địa phương.

- Sinh vật: Điều kiện khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng nên hệ động, thực vật tự nhiên của địa phương có giá trị bảo tồn cao. Năm 2004 , Khu Bảo tồn thiên nhiên

– văn hóa Đồng Nai được thành lập có diện tích là 100.303 ha, trở thành vùng lõi của Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai.

- Cảnh quan sinh thái nông nghiệp: Cảnh quan ven bờ sông Đồng Nai có giá trị trở thành SPDL. Bên cạnh hệ sinh thái rừng, hồ, sông, bãi đá,.. trở thành các điểm đến DL của địa phương nhằm phục vụ du khách. Các vườn cây cây trái như bưởi, cam, quýt, xoài,...tại các xã Tân Bình, Hiếu Liêm, Phú Lý tạo ra cảnh quan thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. Khu vực phía Nam có tiềm năng điểm đến phát triển loại hình DLNN khi dùng nông sản địa phương trở thành SPDLNN.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Vĩnh Cửu là một huyện nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai, có mức độ đô thị hóa đang gia tăng khá cao khoảng 18,4% (2017) đứng sau Thành phố Biên Hòa (84,8%) và thị xã Long Khánh (40,9%).

Bao gồm 12 đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Vĩnh An và 11 xã (Trị An, Thiệu Tân, Tân An, Bình Hòa, Bình Lợi, Tân Bình, Vĩnh Tân, Thạnh Phú, Hiếu Liêm, Phú Mỹ, Mã Đà).

Mật độ dân số của các xã phía Nam khá cao trung bình từ 500 - 700 người/km2. Huyện Vĩnh Cửu có nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú nhưng dân tộc người Kinh (Việt) chiếm số đông > 95%, bên cạnh 19 dân tộc thiểu số như Chơro, Tày, Nùng, Hoa, Khme, Mường, Thổ... với hơn 1.2000 khẩu chiếm khoảng 5% dân số toàn huyện. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán đặc trưng riêng góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của địa phương.

Dân số (năm 2019) của huyện 164.882 người. Phân bố dân cư không đồng đều, sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn là 84,1% (138,68 nghìn người), khu vực thành thị là 15,9% (26,21 nghìn người). Tốc độ dân số tăng chậm, nguyên nhân là huyện thuần nông, thực hiện chính sách dân số với kế hoạch hóa gia đình


tốt. Tuy nhiên, dù tỷ lệ dân số tự nhiên giảm nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn tiếp tục tăng do hoạt động của các khu công nghiệp, thương mại đã thu hút một số lượng lao động ngoài địa phương đến cư trú.

Mặt bằng dân trí đang ngày càng được nâng cao, chú trọng chất lượng đào tạo nguồn lao động có trình độ và tay nghề. Tuy nhiên, phần lớn dân cư trên địa bàn gắn bó với ngành nông nghiệp nên vẫn còn khoảng cách chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn. Theo giới tính, trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu có sự cân bằng khi tỷ lệ nam và nữ đều chiếm 50%.

Bảng 2.1. Dân số các đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Cửu (năm 2019)


ST

T

Đơn vị hành chính

Diện tích

(km2)

Dân số trung

bình (người)

Mật độ dân số

(người/km2)

1

Thị trấn Vĩnh An

32,94

26.207

796

2

Xã Bình Hòa

6,68

7.132

1.068

3

Xã Tân Bình

11,10

12.571

1.133

4

Xã Bình Lợi

15,20

7.939

522

5

Xã Thạnh Phú

14,36

39.984

2.784

6

Xã Thiện Tân

22,45

10.867

484

7

Xã Tân An

52,70

12.230

23

8

Xã Trị An

18,32

4.193

229

9

Xã Vĩnh Tân

27,28

21.509

788

10

Xã Phú Lý

28,00

11.097

396

11

Xã Mã Đà

40,19

2.029

50

12

Xã Hiếu Liêm

20,94

3.913

187

Toàn huyện

1089,14

164.882

151

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu Phòng TN & MT huyện Vĩnh Cửu

Nguồn lao động trẻ, trình độ học vấn không ngừng nâng cao, cuộc sống được cải thiện, có nhiều hoạt động kinh tế đóng góp cho KT-XH địa phương:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ước năm (GRDP) bình quân 8,12%.


Tổng sản phẩm năm 2019 (GRDP) bình quân đầu người đạt đạt 64,6 triệu đồng/người/năm.

Năm 2019, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đạt giá 434,5 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế năm 2019: Công nghiệp: 74,15%; Dịch vụ - thương mại: 16,4%; Nông nghiệp: 9,45%.

Hình 2 1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Cửu năm 2019 Hoạt động sản 1


Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Cửu năm 2019

* Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu ngành nghề nông thôn đang thay đổi phá vỡ dần sản xuất thuần nông để chuyển dịch sang ngành nghề khác nhằm giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn mang đến hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp và cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn một cách đáng kể.

Ngành nông nghiệp của huyện Vĩnh Cửu vẫn tiếp tục phát triển theo định hướng sản xuất theo quy mô hàng hóa, tốc độ tăng trưởng trung bình 10,77 %/năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch năm 2019 đạt 141.50 triệu đồng/ ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, tăng trên 2,28% so với năm 2015 (129.30 triệu đồng/ người/ năm).


Năm 2019, giá trị ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao 73,8% (1.315 tỷ đồng) trong sản xuất nông nghiệp (1.783 tỷ đồng), bên cạnh ngành chăn nuôi là 23,4% (418 tỷ đồng) và dịch vụ phục vụ nông nghiệp chỉ chiếm 2,8% (50 tỷ đồng. Địa phương đã phát triển những vùng chuyên canh các loại cây trồng có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Một số mô hình kinh tế kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi bước đầu thành công và đang được mở rộng.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể: năm 2017 đạt 53,5 triệu đồng/ người/ năm, ước năm 2019 đạt 64,6 triệu đồng/ người/ năm, tăng 3,15 lần so với năm 2011 là 20,5 triệu đồng/ người/ năm. Số hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 0,3% giảm 7,3% so với năm 2011 là 7,6%.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất Nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá hiện hành giai đoạn 2017-2019

Năm

2017

2018

2019


Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tổng

2.077

100

2.129

100

2.188

100

Trong đó:

- Nông nghiệp

+ Trồng trọt

+ Chăn nuôi

+ Dịch vụ


1.762

1.275

450

37


84,84

-

-

-


1.772

1.284

449

39


83,23

-

-

-


1.783

1.315

418

50


81,51

-

-

-

- Lâm nghiệp

115

5,54

156

7,33

205

9,36

- Ngư nghiệp

200

9,62

201

9,44

200

9,13

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Vĩnh Cửu

- Trồng trọt:

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) năm 2019, loại cây được trồng ở địa phương gồm nhóm cây hàng năm, lâu năm và cây ăn quả. Trong đó, cây trồng ăn quả là bưởi và xoài đóng vai trò chủ lực của huyện với diện tích trồng phát triển rất nhanh.


Bên cạnh đó, ước khoảng 1.500 ha cây trồng trên toàn huyện được nông dân đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm; nâng cao trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Đặc biệt mùa vụ thu hoạch xoài và bưởi, người nông dân Vĩnh Cửu trồng bưởi được mùa bội thu với doanh thu cả tỷ đồng, riêng trồng xoài cũng thu hàng trăm triệu đồng cho mỗi hộ. Tuy nhiên, nông dân chỉ bán tươi sản phẩm hoặc một số hộ gia đình với quy mô tổ chức điểm du lịch nhỏ, lẻ sử dụng nông sản vườn nhà chế biến thành các món ăn ngon, lạ miệng đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách. Như vậy, tiềm năng khai thác du lịch dựa trên nông nghiệp vẫn còn rất lớn.

+ Vùng trồng xoài

Tổng diện tích trồng xoài hiện có năm 2019 đạt 3.018 ha, trong đó trồng mới 320 ha (năm 2017), diện tích cho sản phẩm là 2.940 ha với sản lượng thu hoạch 24.990 tấn bên cạnh năng suất đạt 85 tạ/ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,31 ha, sản lượng tăng 1,73 tấn so với năm 2015 (diện tích trồng 2.865 ha; diện tích cho sản phẩm 2.578 ha; sản lượng thu hoạch 23.331 ha; năng suất 90,5 tạ/ha). Hiện nay, các vườn chủ yếu trồng 3 giống xoài Đài Loan: vàng, xanh và đỏ. Sau khi thu hoạch, nông sản được phân loại, đóng gói nhằm cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giá thu hoạch thay đổi tùy theo loại, cụ thể: Xoài Đài Loan xanh giá dao động 20 – 25 nghìn đồng/kg, xoài Đài Loan vàng, đỏ có giá khoảng 30 – 35 nghìn đồng/kg. Giá thu mua của thương lái sẽ biến động giá cả theo năng suất thu hoạch mỗi năm. Người nông dân có thể được tăng giá thu mua hoặc giảm trong khoảng 5

– 10 nghìn đồng/kg.

+ Vùng trồng bưởi

Cụ thể, tổng diện tích trồng bưởi năm 2019 của huyện hiện có 1.190 ha, trong đó trồng mới được 183 ha (năm 2017), diện tích cho sản phẩm là 908 ha, sản lượng thu hoạch 14.165 tấn với năng suất 156 tạ/ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30,41 ha, sản lượng tăng 24,77 tấn với năng suất tăng 9,16 tạ/ha so với năm 2015 (diện tích trồng 731 ha; diện tích cho sản phẩm 554 ha; sản lượng thu hoạch 8.615 ha; năng suất 155,5 tạ/ha).


Giá sau khi thu hoạch tùy thuộc vào khối lượng quả bưởi sẽ khác nhau. Bưởi được thu mua tính theo đơn vị mua bán chục, với 1 chục là 12 trái dựa vào trọng lượng trái bưởi thường chia như sau: Loại 600 – 700 gram/trái, giá khoảng 300 nghìn đồng/ 1 chục; Loại 800 – dưới 1,0 kg/trái, giá khoảng 550 nghìn đồng/1 chục; Loại 1,1 – trên 1,3 kg/trái, giá là 700.000 đồng/1 chục. Vào dịp Tết giá bưởi dao động trong khoảng 450 – 1 triệu 200 nghìn đồng/ thùng (12 trái). Như vậy, mỗi kg bưởi tươi giá trung bình dao động là 38 – 80 nghìn đồng/ kg.

+ Vùng trồng cam, quýt

Trên địa bàn huyện năm 2019 diện tích trồng cam, quýt có 431 ha, bao gồm diện tích cho sản phẩm là 324 ha, sản lượng thu hoạch đạt 4.142 ha với năng suất 128 ha. Tốc độ tăng trưởng 30,41 ha, sản lượng tăng 24,77 tấn với năng suất là 9,16 tạ/ ha so với năm 2015 (diện tích trồng 149 ha; diện tích cho sản phẩm 91 ha; sản lượng thu hoạch đạt 1.709 ha; năng suất là 188 tạ/ha).


Hình 2 2 Cơ cấu các cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Cửu Nguồn Uỷ ban 2

Hình 2.2. Cơ cấu các cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Cửu

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu


Trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tại xã Tân Bình có gần 28 ha bưởi và xã Phú Lý khoảng 27,8 ha xoài đều được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.


Giá trị cây ăn quả không chỉ góp phần vào hiệu quả kinh tế cho người nông dân tại địa phương. Trong những năm gần đây, huyện Vĩnh Cửu đảm bảo các giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp bên cạnh ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ở địa bàn.

Vài năm gần đây, diện tích trồng xoài được mở rộng nhanh. Tuy nhiên, giá trị kinh tế cũng như lịch sử phát triển cây bưởi ở địa phương lâu năm hơn. Quan trọng hơn là cây bưởi có lợi thế về khu vực sản xuất chuyên canh, kinh nghiệm trồng của cộng đồng dân cư bên cạnh yếu tố thổ nhưỡng độc đáo cù lao ven sông tạo danh tiếng của quả bưởi Tân Triều.

Vì thế, sự kết hợp ngành du lịch và đặc sản bưởi Tân Triều của địa phương sẽ tạo hướng khai thác SPDL mới, vừa mang tính độc đáo vừa thể hiện nét đặc trưng đời sống dân cư, sản phẩm tiềm năng có giá trị kinh tế cao hơn so với sản xuất nông nghiệp đơn thuần.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLNN ở làng bưởi Tân Triều

2.2.1. Vị trí địa lí

Làng bưởi Tân Triều (tên cũ làng bưởi Biên Hòa) nằm trên cù lao ven sông Đồng Nai, trước đây thuộc địa phận xã Tân Triều, tỉnh Biên Hòa trước đây, nay là xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 10km, hướng tây bắc và hơn 2 giờ chuyển từ TP.HCM theo quốc lộ 24 du khách có thể thực hiện chuyến tham quan trong ngày. Nơi này nổi tiếng với nhiều loại bưởi có hương vị đặc trưng như bưởi đường lá cam, bưởi đường da láng, đường hồng,… Các giống bưởi khá hiếm trên thị trường nông sản hiện nay.

2.2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.2.1. Tài nguyên tự nhiên

+ Địa hình

Làng Tân Triều có địa hình thấp nhưng không ngập nước, ngược lại đây là khu vực thoát nước tốt. Địa hình không bị chia cắt mạnh, độ dốc tương đối thấp và được bồi tụ phù sa của sông Đồng Nai. Đồng bằng ven sông với độ cao trung bình khoảng 10 – 20 m, nơi thấp nhất < 1 m. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tập trung phát triển vùng chuyên canh


trồng bưởi Tân Triều – một đặc sản của huyện Vĩnh Cửu. Mặt khác, nền đất khá yếu nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Các xã như Thiện Tân, Bình Lợi và Tân Bình dựa vào yếu tố đất phù sa cổ ven sông Đồng Nai nên địa bàn rất phù hợp cho quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây bưởi.

+ Khí hậu

Là khu vực địa lý có khí hậu đặc thù với nhiệt độ trung bình dao động từ 26,8oC đến 27,5oC, tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.150 giờ đến

2.450 giờ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất, tăng vụ.

Lượng mưa trung bình năm 330 – 630 mm/năm, lượng bốc hơi rất lớn khoảng 1.250 mm/năm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 78% đến 80,5%. Diện tích đất trồng có chế độ tưới thích hợp chiếm 97,11% (2.801,16 ha) và chỉ khoảng 2,89% còn lại không phù hợp (83,26 ha).

+ Địa hình

Địa hình thâp nhưng không bị ngập nước, có độ dốc tương đối nhỏ, thoát nước tốt. Đặc biệt, khu vực không bị chia cắt mạnh và được phù sa bồi tụ. Độ dốc trên địa bàn nghiên cứu đều < 80, phần lớn nằm trong khoảng 0 – 30 và tầng canh tác trên 70cm. Tổng diện tích rất thích hợp canh tác trồng cây bưởi lên đến 2.884,42 ha.

+ Đất trồng

Đất trồng bưởi đặc thù là nhóm đất phù sa và một phần nhỏ nhóm đất xám. Trong đó, gồm nhóm phù sa chua, kết von sâu là 12,7 ha; Đất phù sa chua, đọng nước là 94,24 ha; Đất phù sa điển hình, cơ giới trung bình là 206,9 ha; Đất phù sa ít chua là 920,55 ha; Một phần có đất xám cơ giới nhẹ, nghèo bazơ là 71,76 ha.

+ Thủy văn

Nằm ven sông Đồng Nai cung cấp nước và bồi đắp phù sa, không bị ngập trũng, nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Tiêu thoát nước tốt cho trồng trọt đồng thời luôn đảm bảo đủ lượng nước tưới cho cây trồng.

+ Cảnh quan sinh thái

Chất lượng môi trường đảm bảo với không khí trong lành và cảnh quan sinh thái nông nghiệp đẹp. Địa bàn chú trọng công tác thu gom rác giao khoán cho các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/01/2023