Kết Quả Phiếu Khảo Sát Ý Kiến Dân Cư Phát Triển Dlnn Tại Làng Bưởi Tân Triều


hợp tác xã địa phương (148/150 phiếu, tỷ lệ 98,6%). Trước đây, nơi này đầu tư thùng rác công cộng nhưng gặp phải một số vấn đề bất cập nên chưa hiệu quả.

Không gian sinh thái nông nghiệp khó mở rộng chiếm tỷ lệ 82,7% (124/150 phiếu), có thể phát triển không gian chỉ có 13,3% (20/150 phiếu). Bên cạnh một số ý kiến đề xuất khuyến khích dân cư phụ cận trồng bưởi để tăng không gian sinh thái nông nghiệp là 4,0% (6/150 phiếu). Tuy nhiên, công tác này khó khả thi do cây bưởi chỉ phù hợp với đất phù sa cù lao ven sông.

Phân loại rác thải tại nguồn chưa phổ biến đến người dân địa phương (147/150 phiếu, tỷ lệ 98,0%), rác thải ở làng bưởi Tân Triều có thể chia làm 3 nhóm chính: Rác sinh hoạt của người dân; Các phế phẩm nông nghiệp, vỏ chai thuốc trừ sâu,..; Rác của hoạt động du lịch. Các vỏ chai thuốc trừ sâu sẽ được phân ra và thu gom bởi các công ty thuốc bảo vệ thực vật. Theo kết quả khảo sát từ người dân, hoạt động phát triển DLNN có thể gây ô nhiễm môi trường nếu khai thác quá mức cho phép của địa bàn. Đặc biệt, họ rất quan tâm đến vấn đề an ninh trật tự cũng như điểm đến an toàn thì thu hút đông du khách.

2.2.2.2. Tài nguyên kinh tế - xã hội

Thông qua 150/160 phiếu khảo sát tại làng bưởi Tân Triều với đại diện các hộ gia đình theo giới tính nam là 73/150 phiếu (48,7%) và nữ là 77/150 phiếu (51,3%). Nhóm độ tuổi thăm dò lấy ý kiến chiếm tỷ lệ cao 50,0% (> 50 tuổi), sau đó là 43,0% (31 – 50 tuổi) và thấp nhất 21,3% (<30 tuổi). Lực lượng lao động tương đối trẻ dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ hoạt động DLNN trên địa bàn nghiên cứu.

* Về kinh tế

Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của làng bưởi Tân Triều. Hơn 70% dân cư trên địa bàn sống bằng nghề trồng bưởi và liên quan đến cây bưởi địa phương.

Thu nhập của dân cư tại làng bưởi tính trung bình theo tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 4 – 6 triệu đồng/ tháng (42,7%), kế tiếp dưới 3 triệu đồng/ tháng (32,0%), từ 7 – 9 triệu đổng/ tháng (14,0%) và chiếm tỷ lệ nhỏ 9,3% (>10 triệu đồng/ tháng). Người dân có thu nhập ở mức cao 32,6% chủ yếu thu mua nông sản, buôn bán và


các ngành nghề khác. Riêng lao động thuần nông dựa vào trồng cây bưởi có thu nhập không ổn định từ 3 - 6 triệu đồng/ tháng do năng suất, giá cả bưởi trên thị trường và làm công việc khác như sửa chữa nông cụ trong thời gian nông nhàn.

Diện tích vườn bưởi đang phát triển hiện nay trên địa bàn nghiên cứu có quy mô nhỏ, lẻ và rời rạc. Quy mô vườn từ 0,2 – 0,45 hécta chiếm khoảng 49,4% (0,2 – 0,3: 28,7%; 0,4 – 0,5: 20,7%), hơn nữa dân cư sử dụng đất trống xung quanh nhà để trồng bưởi tăng thêm thu nhập gia đình chiếm khoảng 24,7% và trồng nhiều gốc bưởi với > 0,5 hécta chiếm 13,3%.

Giá bán quả bưởi của người dân tại làng bưởi Tân Triều khoảng 50 – 60 nghìn đồng/kg chiếm tỷ lệ 62,0% (93/150 phiếu), < 40 nghìn đồng/ kg chiếm 2,7% (4 phiếu), từ 70 -80 nghìn đồng/ kg là 24,0% (36/150 phiếu) và > 90 nghìn đồng/ kg có tỷ lệ 11,3% (17/150 phiếu). Sự dao động về giá phụ thuộc vào nhu cầu cao hay thấp của người mua, năng suất, chất lượng và phương thức người dân bán quả bưởi sau khi thu hoạch. Với trọng lượng quả bưởi nhỏ, chất lượng trung bình do công chăm sóc chưa tốt thì người dân tự bán ra các chợ nhỏ địa phương. Dân cư trồng nhiều phụ thuộc vào thương lái bao tiêu, năng suất bưởi mỗi vụ của cộng đồng dân cư quyết định giá mỗi năm tăng hay giảm.

Dịch vụ nơi đây yếu và các hộ kinh doanh và phục vụ du khách là rất ít. Điều này thể hiện khu vực chuyên canh cây bưởi, cộng đồng dân cư thuần nông nên chưa có định hướng phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, người dân hiểu rõ giá trị nông sản của họ có thể khai thác du lịch thông qua 134/150 phiếu trả lời chiếm tỷ lệ 89,3% bởi quả bưởi chế biến thành món án có giá cao hơn.

Theo kết quả khảo sát, cộng đồng dân cư tại làng bưởi Tân Triều có mong muốn nhờ thương hiệu quả bưởi bán trực tiếp cho du khách hoặc giới thiệu đặc sản giống bưởi quý nơi đây đến người tiêu dùng phổ biến hơn nữa. Hầu hết dân cư tại địa phương đều thuộc nhóm trung niên và lớn tuổi gắn bó với cây bưởi rất nhiều năm nên họ hy vọng giống bưởi Tân Triều không bị mất đi trong tương lai. Do nhu cầu và giá bán cao hơn nên một bộ phận dân cư đang thay đổi giống bưởi Đường Lá Cam, bưởi Ổi, .. địa phương sang giống bưởi Da Xanh, Da Xanh ruột hồng,.. Ngoài


ra, tiến hành khai thác du lịch góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, yên tâm phát triển vườn.

* Về xã hội

Số hộ dân trên địa bàn nghiên cứu >800 hộ, trong đó số hộ đang hoạt động ngành du lịch là < 10 hộ (127/150 phiếu, tỷ lệ 84,7%), các ngành dịch vụ liên quan khác ở phụ cận và tại làng bưởi khoảng 11- 20 hộ (23/150 phiếu, tỷ lệ 15,3%).

Cuộc sống của dân cư chủ yếu chăm sóc vườn cây ăn trái nên không có nhu cầu đi tham quan, tìm hiểu, học hỏi hoặc tham gia lễ hội chiếm tỷ lệ cao 68,7% (103/150 phiếu) và chỉ 10,7% (16/150 phiếu) có diện tích vườn nhỏ quan điểm không thể phát triển DLNN. Công tác xúc tiến DL của chính quyền, phòng Văn hóa

– Thông tin huyện đến cộng đồng dân cư chủ yếu là tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, đài phát thanh chiếm tỷ lệ 70,7% (106/150 phiếu), đặc biệt hỗ trợ vay vốn theo hộ gia đình có điều kiện phát triển hoạt động du lịch là 8,7% (13/150 phiếu). Nguồn vốn dân cư vay nhỏ, có khả năng hoàn trả và tái kinh doanh sau khi thanh toán xong khoản vay.

+ Nguồn nhân lực

Dựa trên khảo sát, số tuổi trung bình các nông hộ tại làng bưởi Tân Triều phần lớn trên 50 tuổi chiếm 50%. Lao động trẻ tham gia hoạt động du lịch đến từ các địa phương khác khá đông. Làng bưởi Tân Triều có số nông hộ trồng bưởi chiếm hơn 80% so với tổng số dân, khoảng 20% còn lại đang thu mua bưởi, buôn bán tạp hóa,… Điều này có nghĩa là hầu hết cộng đồng dân cư nơi này thuần nông. Có nhiều nông hộ cao tuổi hơn 65 tuổi gắn bó với trồng bưởi hơn 20 năm.

Diện tích trồng bưởi thấp nhất <0.05 ha, hộ có diện tích cao nhất khoảng 4,5 ha đang hoạt động phục vụ du khách. Phần lớn người dân ở Tân Triều có diện tích vườn nhỏ, nông sản sau khi thu hoạch được bán trực tiếp hoặc vựa bưởi thu mua. Dân cư mang tính cách đậm chất người dân Nam Bộ, do thuần nông nên người dân chất phác, thật thà và phóng khoáng. Trong giao tiếp ứng xử luôn nhiệt tình, thân thiện. Tuy nhiên, trình độ học vấn dân cư chưa cao nên cần được hỗ trợ các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm hướng dẫn hiểu, nắm được cách thức phục vụ du khách với thái độ giao tiếp văn minh.


Thiếu nguồn lao động trẻ tham gia sản xuất nông nghiệp nên khả năng tiếp cận và khai thác du lịch nông nghiệp chưa cao. Do người dân địa phương đóng vai trò là chủ thể quản lý cung ứng sản phẩm DLNN.

Thế mạnh của nguồn dân cư địa phương đang sở hữu là am hiểu về giống cây trồng, phương thức sản xuất chuyên canh cây bưởi,.. đặc biệt cách thức chế biến món ăn từ bưởi.

+ Sản xuất chuyên canh cây bưởi

Vào thế kỷ 18, nơi này vua Nguyễn Ánh đã tổ chức một triều đình tạm khi lưu lạc trên đường tránh quân Tây Sơn. “Tân Triều” với ý nghĩa triều đình mới, tên gọi này do vua Nguyễn Ánh đặt tặng và lưu lại đến hiện nay. Hơn một thế kỷ phát triển, bưởi Tân Triều trở thành loại quả đặc sản. Tại đây, hầu như phần lớn các hộ gia đình đều có kinh nghiệm lâu năm về trồng bưởi. Trong tổng số hơn 1.000 ha diện tích bưởi của cả huyện Vĩnh Cửu thì Tân Triều chiếm hơn 400 ha bưởi đặc sản. Các chủng loại nổi tiếng như bưởi Đường Lá Cam, bưởi Ổi, bưởi Đường Hồng, bưởi Thanh Trà,.. Tuy nhiên, ngày nay giống bưởi Đường Lá Cam và bưởi Ổi được người dân trồng phổ biến nhất.

Diện tích đất thích hợp hiện nay sử dụng để trồng bưởi ở Tân Triều chiếm 77,4% (2.232,47 ha), riêng diện tích đất phi nông nghiệp là 22,6% (651,02 ha). Theo số liệu ghi nhận, diện tích vườn hơn 450 ha bưởi đặc sản trong tổng số khoảng

1.150 ha bưởi của cả huyện Vĩnh Cửu. Tiềm năng và triển vọng là rất lớn phát triển loại hình DLNN gắn với nông dân địa phương và nhu cầu trải nghiệm nông nghiệp của du khách.

Nguyên nhân cây bưởi là cây trồng chủ lực bởi góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tân Triều. Trung bình 1 ha (1000 m2) trồng cây bưởi thu về lợi nhuận bình quân hàng năm khoảng 410 triệu/ha/năm. Với các đặc điểm nổi bật như mùa vụ thu hoạch dài, dễ bảo quản trong công đoạn vận chuyển sau thu hoạch nên được ưa chuộng cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những năm gần đây, sản phẩm Bưởi Tân Triều được cung ứng thông qua hơn 50 đơn vị đại lý tiêu thụ trong nước với giá khá cao, trung bình từ 500-650 ngàn đồng/chục (chục 12 quả). Vào các dịp lễ tết, quả bưởi Tân Triều có giá bán


cao gấp 1,5-2 lần so với ngày thường. Tại Khu DLST vườn làng bưởi Năm Huệ quả bưởi bán được chia thành 3 nhóm theo trọng lượng: Loại 1 từ 0,9 – 1,05 kg; Loại 2 từ 1,1 – 1,150 kg; Loại tiêu chuẩn đạt 1,2 -1,3 kg. Gía bán cho du khách mỗi quả cũng dao động từ 60.000 – 110.000 đồng/ 01 quả.

Năm 2003, trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ đưa ra kết quả điều tra và khảo sát với ghi nhận tại nơi này có 25 giống bưởi. Tổng diện tích bưởi trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu ước năm 2019 khoảng 1.309 ha với 2 giống trồng phổ biến là bưởi Đường Lá Cam, bưởi Da Láng và bưởi Thanh Trà.

Địa bàn phát triển cây bưởi Tân Triều trong vùng chỉ dẫn địa lý bưởi Tân Triều bao gồm các xã: Bình Hòa (164,72 ha), Bình Lợi (319,35 ha), Thiện Tân (216,91 ha), Tân An (195,39 ha) nhưng xã Tân Bình (409,78 ha) là nơi có diện tích trồng bưởi lớn nhất. Tuy nhiên, việc trao quyền sử dụng cho cộng đồng dân cư làng bưởi chưa được thực hiện gây khó khăn trong định hướng phát triển DLNN.

Vào ngày 27/11/2006, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp cho Hội làm vườn huyện Vĩnh Cửu nhãn hiệu tập thể “Bưởi Biên Hòa – đặc sản Tân Triều”.

Năm 2007, bưởi Tân Triều được giới thiệu tại Hội nghị APEC.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng trong quả bưởi thì các thành phần từ cây bưởi có công dụng làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, làm thuốc, thực phẩm,..

+ Quy trình sản xuất cây bưởi

Thiết kế vườn trồng: mương theo rãnh hoặc mương theo líp, hướng bắc nam hoặc đông tây.

Trồng các cây như xoài, mít, mận, dâm bụt,… xung quanh vườn với tác dụng làm cây chắn gió.

Mật độ trồng cây bưởi thích hợp ở làng bưởi Tân Triều từ 260 – 300 cây/ ha. Thời vụ trồng thích hợp vào đầu mùa mưa, tháng 6 – 7 dương lịch.

Cây trồng đặc trưng: Giống bưởi Đường Lá Cam và bưởi Ổi.

Hố trồng phải bón lót trước từ 15 – 20 ngày, trồng theo mắt ghép hay chiết

cây.

Các bước tiếp theo bao gồm: Tủ gốc giữ ẩm và làm cỏ; Tưới và tiêu nước;

Bón phân cho cây; Tỉa quả; Bảo quản quả bưởi trên cây.


Kỹ thuật chăm sóc đặc trưng, riêng biệt cần sự tỉ mỉ với mỗi bước trên được thực hiện bởi người nông dân địa phương có kinh nghiệm lâu năm trồng hai giống bưởi trên.

Bảng 2.3. Kết quả phiếu khảo sát ý kiến dân cư phát triển DLNN tại làng bưởi Tân Triều

Tiêu

Giới chí tính

Người (Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Nam

73/150

48,7






Nữ

77/150

51,3

Độ tuổi

<30


31-50


>50



32/150

21,3

43/150

28,7

75/150

50

TIÊU CHÍ 1:

VỀ KINH TẾ


C1: Thu nhập (triệu đồng/

tháng)

<3


Từ 4-6


Từ 7-9


>10


48/150


32


64/150


42,7


21/150


14


14/150

9,3


C2: Nguồn thu

Trồng bưởi


Thu mua nông sản


Buôn bán


Khác


89/150

59,3

17/150

11,3

32/150

21,3

0/150

0

C3: Diện tích vườn (hécta)

<0,1


0,2-0,3


0,4-0,5


>0,5


37/150

24,7

43/150

28,7

31/150

20,7

20/150

13,3

C4: Giá bán (nghìn VNĐ)

<40


50-60


70-80


>90


4/150

2,7

93/150

62,0

36/150

24,0

17/150

11,3

C5: Muốn tăng

thu nhập


Không


Khác




103/150

68,7

47/150

31,3

0/150

0



TIÊU CHÍ 2:

VỀ XÃ HỘI


C6: Số hộ

<500


600-700


800-900


>1000


0/150

0

73/150

48,7

41/150

27,3

0/150

0

C7: Hộ phục

vụ DL

<10


11-20


21-30


>31


127/150

84,7

23/150

15,3

0/150

0

0/150

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 9


C8: Phát triển SPDL bưởi


Không


Khác



134/150

89,3

16/150

10,7

0/150

0

C9: Nhu cầu đi DL

Thường

xuyên


Thỉnh

thoảng


Gần như

không


19/150

12,7

28/150

18,7

103/150

68,7

C10: Xúc tiến cộng đồng hoạt

động DL

Tư vấn

vay vốn


Tuyên

truyền


Khác


13/150

8,7

106/150

70,7

0/150

0

TIÊU CHÍ 3: VỀ MÔI

TRƯỜNG




Không



Khác



C11: ÔNMT

2/150

1,3

148/150

98,7

0/150

0

C12: Gom rác

148/150

98,6

2/150

1,4

0/150

0

C13: Phân loại

rác thải nguồn

3/150

2,0

147/150

98,0

0/150

0

C14: Phát triển

DL và ÔNMT

131/150

87,3

19/150

12,7

0/150

0

C15: Mở rộng

không gian

20/150

13,3

124/150

82,7

6/150

4

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020

2.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Giao thông vận tải

Với quốc lộ 24 và tỉnh lộ 767, 768 cùng các đường hương lộ 7, 9,… được bê tông hóa thì du khách dễ dàng di chuyển tham quan trong khu vực làng bưởi. Bên cạnh đó, nơi này nằm ven sông Đồng Nai nên địa phương đang xúc tiến đầu tư xây dựng bến tàu thủy. Đồng thời, nâng cấp và dự kiến mở rộng các trục đường hương lộ chính ở khu vực. Du khách vừa sử dụng đường thủy để di chuyển lẫn tham quan hệ sinh thái ven sông. Hệ thống giao thông thuận tiện hỗ trợ kết nối các điểm đến lân cận ở địa phương phát triển tuyến DL đặc trưng.


+ Mạng lưới điện

Dân cư địa phương đạt 100% có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Các trạm điện đã được cải thiệm nhằm cung ứng điện 3 pha phục vụ cộng đồng địa phương.

+ Thông tin liên lạc

Mạng lưới viễn thông và truyền hình số được phủ sóng rộng khắp để phục vụ cho việc truyền thông các chính sách của Đảng và Nhà nước đến dân cư.

+ Nước

Dân cư sử dụng nguồn nước ngầm được khai thác dưới dạng giếng khoan để trồng cây và sinh hoạt. Ngoài ra, hệ thống nước máy từ sông Đồng Nai cung cấp chính nước sinh hoạt cho địa bàn làng bưởi.

+ Địa điểm vui chơi, giải trí

Điểm DLST Năm Huệ có diện tích khoảng 2 ha do ông Huỳnh Đức Huệ sở hữu. Trong khuôn viên trồng cây ăn trái phục vụ tham quan, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, đi tàu trên sông,..với số vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Điểm đến này cung cấp các dịch vụ giải trí nổi bật cho mục đích thư giãn, thưởng thức ảm thực theo gia đình, nhóm nhỏ.

Nhà thờ Tân Triều là một trong những ngôi nhà thờ cổ nhất miền Nam với lịch sử phát triển hơn 100 năm. Dù kiến trúc cổ xưa không còn nữa nhưng di tích mảnh thánh giá thật và tháp chuông được đúc từ thế kỷ 19 vẫn mang giá trị vô giá không chỉ dành cho người công giáo mà gây sự thích thú cho du khách tham quan.

Di tích lịch sử Đình Cẩm Vinh gần 200 năm tuổi gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giữ nước của cộng đồng dân cư xứ bưởi Tân Triều. Điểm đến này dành cho du khách muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, con người và truyền thống yêu nước của người dân Nam bộ.

Phát triển DLNN phải kết hợp khai thác các tài nguyên sẵn có đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách trong suốt chuyến tham quan. Quan trọng hơn, điểm đến phải lưu giữ và níu chân du khách trở lại nhiều lần hơn.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí