Vai Trò Của Dlnn Trong Phát Triển Kt-Xh Ở Nông Thôn


Kozak và Bahçe (2006), du lịch được chia thành 4 nhóm dựa trên tự nhiên, văn hóa, giáo dục và sở thích. (Phụ lục 1)

Du lịch nông nghiệp

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, loại hình DLNN bắt đầu được thế giới quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt nó phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Riêng với các quốc gia châu Á, điển hình Việt Nam thì loại hình này khá mới và đang phát triển trong vài năm gần đây.

Đặc trưng của SPDLNN là hoạt động thăm viếng nông trại nông nghiệp hoặc hoạt động làm vườn, canh tác hay kinh doanh nông nghiệp nhằm thưởng lãm, học hỏi và tham gia vào các hoạt động đó.

Theo Ducan Hilchey nghiên cứu về nông nghiệp du lịch ở New York: Cơ hội và thách thức trong Farm-Based Giải Trí và Khách sạn – Lựa chọn thay thế Chương trình nuôi, Sở nông thôn Xã hội học, Đại học Cornell, 1993... thì: “Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch người chủ hoặc người điều hành nông trại triển khai kinh doanh nhằm nâng cao kiến thức và thư giãn giải trí đối với công chúng, quảng bá các sản phẩm của nông trại và từ đó làm tăng thêm thu nhập cho nông trại”.

Theo tác giả Ramio E. Lobo nghiên cứu về lợi ích của du lịch nông nghiệp ở San Diego – nông nghiệp California (tháng 10 – 12/1999): “Du lịch nông nghiệp là khái niệm chỉ hoạt động đến tham quan một nông trại hoặc bất kỳ một cơ sở nào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục đích thư giãn giải trí, nâng cao nhận thức, có thể chủ động tham gia vào hoạt động của nông trại hoặc cơ sở đó”.

Theo Cục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thuộc Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (2004) đã định nghĩa du lịch nông nghiệp: “ Là hoạt động mời công chúng vào một trang trại để tham gia vào những hoạt động khác nhau và trải nghiệm những hoạt động nông nghiệp. Những hoạt động du lịch nông nghiệp bao gồm ăn ở, câu cá, săn bắn, tự hái hoa quả, trồng ngô, trồng lúa,..”.

Theo ThS Bùi Thị Lan Hương (tháng 1/2010) về du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn trong Nội san nghiên cứu khoa học đã phân biệt khái niệm du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn: “ Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch đơn lẻ dựa trên việc khai thác nguồn tài nguyên sản xuất nông nghiệp, chủ yếu tham


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

gia du lịch là người nông dân, không gian du lịch là trang trại, đồng ruộng, có thể gây xung đột lợi ích với cộng đồng”.

Phạm Thị Thanh Bình (2016) – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới: “ Phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển”.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 4

Theo ADB (Asian Development Bank): “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.

Theo định nghĩa của các chuyên gia về kinh tế thì: “Du lịch nông nghiệp gồm bốn thành tố chính là kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp, thu hút du khách tham quan các hoạt động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và giúp du khách trải nghiệm cuộc sống nhà nông”.

Tổng hợp những khái niệm cơ bản của các tác giả, nhà nghiên cứu loại hình DLNN thì “Du lịch nông nghiệp là loại hình kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp, nhằm thu hút du khách tham gia các hoạt động nông nghiệp với mục đích cải thiện kinh tế của nông hộ”.

o Một số khái niệm liên quan

* Tài nguyên du lịch (Tourism resources)

Du lịch phát triển dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch với tất cả các nhân tố có thể thu hút sự quan tâm của du khách.

Theo G. Cazes – R. Lanquar – Y. Raynouard (Đào Đình Bắc dịch) (2005), tài nguyên du lịch có thể phân ra thành 3 loại:

+ Tài nguyên thiên nhiên.

+ Tài nguyên văn hóa – xã hội.

+ Tài nguyên thuộc nhóm kinh tế.

Do cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra nhiều quan điểm về tài nguyên du lịch nhưng điểm thống nhất cơ bản đều quan tâm đến các yếu tố tự


nhiên và các giá trị nhân văn. Vì thế, tài nguyên phát triển hoạt động du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) được chia thành 2 nhóm:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: phương thức canh tác, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, ẩm thực,..

Hoạt động DLNN chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, các loại hình du lịch hiện nay đều không chỉ khai thác các tài nguyên phục vụ lợi ích kinh tế mà cũng hướng đến sự phát triển mang tính bền vững lãnh thổ. Phát triển DLNN có tính độc đáo, lâu dài thì cần một số yếu tố bổ trợ như cảnh quan thiên nhiên đẹp, bản sắc văn hóa cộng đồng đặc trưng. Như vậy, DLNN tạo sự hấp dẫn du khách phải dựa trên sự khai thác tổng hợp nhóm tài nguyên du lịch xã hội lẫn tài nguyên du lịch tự nhiên.

* Sản phẩm du lịch (Tourism product)

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

SPDL là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. (Nguyễn Minh Tuệ, 2012)

Do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau nên SPDL có những đặc tính sau: Tính vô hình, tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính không đồng nhất.

SPDL = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch

SPDL được phát triển độc lập nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể của khách đi du lịch có thể được đánh giá như sản phẩm đơn lẻ. Ngược lại, thỏa mãn một nhóm nhu cầu của du khách được gọi là sản phẩm tổng hợp.

* Sản phẩm du lịch nông nghiệp (Agritourism product)

SPDLNN là các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp thông qua trải nghiệm thăm viếng trang trại, nuôi trồng, thu hoạch nông sản, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp.


Các nguyên tắc xây dựng SPDLNN, cụ thể:

+ Hoạt động nông nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan đến sản xuất nông nghiệp có sức thu hút du khách.

+ Du khách được giao lưu với nông dân và hiểu phương thức nuôi, trồng trong nông nghiệp.

+ Du khách có sự hứng thú đối với nông nghiệp hoặc cuộc sống ở nông thôn.

* Điểm đến du lịch (Tourist destination)

Luật Du lịch Việt Nam (2005) không qui định về điểm đến du lịch nhưng lại qui định về điểm du lịch: "Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch".

Xét theo các quan điểm trên, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hay yếu tố tạo nên điểm hấp dẫn du lịch. Điểm du lịch khác hoàn toàn với điểm đến du lịch vì nó chỉ là một phần của điểm đến du lịch. Đối với một điểm đến bất kỳ thì cần kết nối ít nhất từ ba điểm tham quan du lịch trở lên. Vì vậy, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Xây dựng điểm đến DLNN trùng với chỉ dẫn địa lý chính là bước đầu nâng cao các nông sản có chất lượng, tạo tiền đề trở thành thương hiệu của SPDLNN phục vụ du khách. Thực tế, rất ít địa phương sở hữu chỉ dẫn địa lý hội đủ các yếu tố trở thành điểm đến DLNN.

1.1.1.2. Đặc điểm của DLNN

- DLNN là kết hợp sự đa dạng của các vùng nông thôn, những trải nghiệm ẩm thực và những cuộc vui chơi ngoài trời tạo ra SPDL độc đáo nhằm thu hút du khách bởi tính mới lạ, bổ ích.

- DLNN mang đến trải nghiệm khác biệt thông qua hoạt động du khách tự tay thu hoạch nông sản hay chăn nuôi, khám phá không gian nông thôn và thưởng thức món ăn địa phương bằng cách tự chế biến.

- DLNN hoạt động dựa trên nông nghiệp nên các tài nguyên của hoạt động sản xuất nông nghiệp đều trở thành SPDLNN phục vụ du khách nhằm thúc đẩy phát triển KT – XH nông thôn.


- Đối tượng khách DLNN chủ yếu là học hỏi, tìm hiểu phương thức canh tác

– sản xuất, nghiên cứu giống cây trồng hoặc phục vụ học tập, nghiên cứu nông nghiệp và cần trải nghiệm sản xuất, ngắm nhìn vẻ đẹp nhân văn được tạo nên bởi canh tác nông nghiệp.

- DLNN sử dụng cảnh quan sinh thái nông nghiệp với không gian tổ chức trải nghiệm gồm các trang trại, vườn cây, đồng ruộng, ao nuôi và cơ sở thuần dưỡng động, thực vật hoang đã.

- Nguồn lao động phục vụ DLNN là nông dân, người dân địa phương hoặc những người có nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Du khách được hướng dẫn, tham quan điểm đến du lịch trong sự nhiệt tình, chu đáo và thân thiện với nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến nông nghiệp.

- Hình thái của DLNN là một hình thức sản xuất nông nghiệp tại chỗ, tạo hiệu quả cao trong tiếp thị nông sản địa phương khi du khách nắm rõ nguồn gốc và xuất xứ.

- Quy mô của DLNN thường nhỏ do hình thành trên cơ sở đặc thù từ sự kết hợp di sản văn hóa, phong tục tập quán và các giá trị truyền thống của địa phương.

- Mô hình DLNN được xây dựng dựa trên đặc trưng của từng địa phương, vùng miền.

- Chi phí tương đối thấp bởi xây dựng điểm đến DLNN chỉ sử dụng các thiết bị cơ sở vật chất đơn sơ nhưng cần tạo cảm giác thích thú, thõa mãn nhu cầu du lịch của khách đi du lịch.

- Chỗ lưu trú DLNN cũng là điểm đến du lịch, bao gồm hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp hay hợp tác xã.

- DLNN mang tính giáo dục về môi trường, bảo tồn văn hóa bản địa góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống nhưng ít gây tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường.

- DLNN phát triển không có tính triệt tiêu các loại hình du lịch khác, ngược lại sở hữu nhiều nét tương đồng hỗ trợ lẫn nhau đáp ứng nhu cầu của du khách.

- DLNN không phát triển độc lập, cần sự gắn kết với các loại hình du lịch khác tạo nên SPDLNN đặc trưng.


1.1.1.3. Các loại hình DLNN

Các loại hình của DLNN đáp ứng các hoạt động du lịch có liên quan hoặc nhu cầu trải nghiệm của du khách trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi loại hình cung cấp trong DLNN đều phục vụ những kỹ năng, hứng thú và khả năng chi trả SPDLNN của từng du khách. Các loại hình hoạt động DLNN phổ biến hiện nay gồm:

o Bán trực tiếp sản phẩm tươi sống hoặc sản phẩm giá trị gia tăng;

o Chỗ ở qua đêm;

o Giải trí miễn phí;

o Trình diễn và hiển thị;

o Kinh nghiệm thực tế;

o Chuyến tham quan;

o Lễ hội và sự kiện;

o Giải trí thuần túy;

o Cho thuê cơ sở và điều phối;

o Các dịch vụ khách sạn khác.

Trong mỗi loại hình DLNN cụ thể sẽ cung ứng SPDLNN đặc trưng theo từng vùng miền, vụ mùa gieo trong nông nghiệp hoặc thị hiếu trải nghiệm của du khách. Cụ thể, du khách tham gia cùng với người dân địa phương trong việc làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm nông nghiệp hoặc đơn giản chỉ ngắm cảnh sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt chú trọng các phương thức canh tác độc đáo trong nông nghiệp. Như vậy, hoạt động DLNN rất đa dạng do có sự kết hợp giữa khai thác giá trị tài nguyên du lịch nông thôn, trang trại đồn điền hoặc nông sản địa phương và các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư làm nông nghiệp.

1.1.1.4. Các nguyên tắc phát triển DLNN

DLNN là mô hình phát triển phổ biến ở nông thôn trên thế giới hiện nay, bên cạnh thúc đẩy kinh tế địa phương thì loại hình này giải quyết vấn đề xã hội, điển hình là hạn chế khuynh hướng di cư từ nông thôn đến đô thị. Để mở rộng phạm vi và phát triển toàn diện loại hình này phải dựa vào những nguyên tắc sau:


- Tính đa dạng và chất lượng sản phẩm: Muốn tăng sức hút khách DL thì đòi hỏi sự đa dạng loại hình DLNN. Bên cạnh đáp ứng các mục đích khác nhau thì điểm đến phải an toàn, SPDL thỏa mãn nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất của du khách. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, đặc biệt cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực DL để chất lượng phục vụ tạo ấn tượng sâu sắc về sự hiếu khách cho du khách.

- Tính độc đáo – không trùng lặp của SPDL: Việc trùng lặp sản phẩm hay phát triển gần giống nhau không chỉ lãng phí nguồn lực và tài nguyên DL còn gây giảm hiệu quả kinh tế. Để du khách lựa chọn DLNN bên cạnh tính độc đáo, cần mang đến cho khách DL những trải nghiệm khác biệt.

- Tính thuận tiện trong đi lại: khoảng cách lý tưởng nhất là đi và về trong ngày do du khách thích rời nội đô ra ngoại ô thư giãn, giải trí vào thời điểm cuối tuần. Vì thế thời gian di chuyển ngắn và cự li giữa các điểm gần thì càng hấp dẫn du khách bởi tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo sức khỏe qua trở lại công việc nhưng vẫn được giải trí, khám phá và thư giãn. Khoảng cách giữa các điểm đến cách xa nhau thì du khách cần chỗ lưu trú cùng các dịch vụ khác, mất khoảng thời gian dài hơn để tham quan nhiều địa điểm.

- Tính cạnh tranh trên thị trường: Khai thác SPDLNN khác nhau tại mỗi điểm đến DLNN tránh trùng lặp tạo ra sự nhàm chán, ảnh hưởng đón khách của chính các điểm đến mới khi phải cạnh tranh với những nơi đã có thương hiệu. Sản phẩm của DLNN đặc sắc khi giữ được nét riêng kết hợp các thế mạnh tài nguyên nổi bật và cảnh quan khác nhau ở địa phương để tăng tính cạnh tranh.

1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLNN

Ở các khu vực nông thôn trên thế giới, DLNN phát triển ngoài việc thúc đẩy kinh tế địa phương thì nó cũng giải quyết các vấn đề xã hội, hạn chế khuynh hướng di cư từ nông thôn đến đô thị. Với mục đích mở rộng phạm vi và phát triển toàn diện hơn, loại hình này phải dựa vào những nguyên tắc sau:

- Tính đa dạng và chất lượng sản phẩm: Tăng sức thu hút du khách đòi hỏi SPDLNN đa dạng. Bên cạnh đáp ứng các mục đích khác nhau, điểm đến cần chú trọng an toàn. SPDLNN phải thỏa mãn nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất của du


khách. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật và công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có chất lượng phục vụ du lịch. Đặc biệt, điểm đến cần thể hiện sự hiếu khách cho du khách.

- Tính độc đáo – không trùng lặp của SPDL: Việc trùng lặp sản phẩm hoặc phát triển gần như giống nhau không chỉ lãng phí nguồn lực và tài nguyên du lịch mà còn giảm hiệu quả kinh tế. Du khách lựa chọn SPDLNN bên cạnh tính độc đáo, cần những trải nghiệm khác biệt với loại hình du lịch đại chúng.

- Tính thuận tiện trong đi lại: Khoảng cách lý tưởng nhất là đi và về trong ngày. Du khách rất ưa thích rời nội đô ra ngoại ô để thư giãn, giải trí vào thời điểm cuối tuần. Thời gian di chuyển ngắn và cự li giữa các điểm càng gần tăng tính hấp dẫn du khách bởi tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe khi quay trở lại công việc. Khoảng cách giữa các điểm đến cách xa nhau, du khách cần chỗ lưu trú cùng các dịch vụ khác, tiêu tốn quỹ thời gian dài hơn tham quan nhiều địa điểm.

- Tính cạnh tranh trên thị trường: Xây dựng SPDLNN riêng biệt tại mỗi điểm đến DLNN sẽ tránh trùng lặp gây sự nhàm chán, ảnh hưởng lượng khách của các điểm đến mới khi cạnh tranh với những nơi có thương hiệu. SPDLNN đặc sắc khi giữ nét đặc trưng khi kết hợp các thế mạnh tài nguyên nổi bật cùng cảnh quan khác nhau ở địa phương nhằm tăng tính cạnh tranh.

1.1.1.6. Vai trò của DLNN trong phát triển KT-XH ở nông thôn

DLNN hướng du khách gần gũi với thiên nhiên bằng trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp và sống ở nông thôn, thay vì các chuyến tham quan mang tính đại chúng. Món ăn địa phương được chế biến từ nguyên liệu tươi, sạch trong vườn nhà có thể thỏa mãn thú vui ẩm thực của du khách. DLNN dựa vào khả năng đóng góp kinh tế lẫn đáp ứng các điều kiện đặt ra thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. Loại hình này có những mặt tích cực như:

DLNN giúp nông dân chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp kết hợp giải trí đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp lẫn du lịch.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí