Các Loại Hình Dl Theo Kozak Và Bahçe, 2006


3.3.7. Công tác bảo vệ môi trường

Nhằm giảm tác động tiêu cực đối với môi trường cần xây dựng SPDLNN gắn liền với tuyên truyền bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và nâng cao nhận thức về môi trường sống xung quanh con người.

Kết hợp giữa khai thác DL tạo nên cho du khách nhận thức lựa chọn điểm đến xanh, sạch gần gũi với tự nhiên trong xuyên suốt hành trình DL.

Tổ chức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn, banner, áp phích,…cần mở rộng phạm vi địa bàn không chỉ riêng các khu vực là điểm đến DL.

Giám sát, tổ chức kiểm tra điểm đến DL, kinh doanh phục vụ du khách kèm theo mức xử phạt thích đáng khi vi phạm về môi trường.

Cần tạo lực lượng đảm nhận công tác vận động, giáo dục cộng đồng tham gia thực hiện phân loại rác thải tại nguồn đảm bảo các tiêu chuẩn xả thải. Xây dựng hệ thống xử lý chất, nước thải DL trước khi đưa vào dòng chảy tự nhiên. Đầu tư khu vệ sinh công cộng cần dọn dẹp, bảo dưỡng chú trọng những thiết kế có tính khoa học, tiện lợi.

Duy trì hệ sinh thái tự nhiên, trồng thêm mảng xanh và phủ xanh các điểm khai thác DL. Nâng cao ý thức của du khách trong suốt quá trình tham quan, trải nghiệm là hết sức cần thiết. Nhận thức đúng về bảo vệ môi trường điểm đến sẽ tác động tích cực đến sự phát triển thành công của mô hình DLNN.

Cần xây dựng bộ nguyên tắc tham quan dành cho du khách trước khi trải nghiệm tại điểm đến giúp hạn chế trường hợp du khách phá vỡ công tác bảo vệ môi trường của điểm DL.

3.3.8. Chiến lược quảng bá

Công tác quảng bá DL của huyện Vĩnh Cửu thông qua các phương tiện thông tin, truyền thanh, công ty lữ hành và tạp chí vẫn còn hạn chế. Đa số du khách đến làng bưởi Tân Triều chủ yếu là dân cư địa phương hoặc thông qua giới thiệu của bạn bè. Một số giải pháp dành cho quảng bá mô hình DLNN làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu cụ thể:

Công tác quảng bá cần theo hướng chuyên nghiệp, xác định điểm đến DLNN và SPDLNN đặc trưng để xây dựng thương hiệu DL riêng biệt của làng bưởi. Thiết


kế tạo website cho làng bưởi Tân Triều, Webgis định vị trên bản đồ giới thiệu thông tin DL cho người dân địa phương trong và ngoài huyện.

Xây dựng chương trình quảng bá trên đài phát thanh, truyền hình, .. qua các phóng sự, video clip khám phá DL điểm đến. Sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube,..

Đăng tải đầy đủ thông tin, đánh giá của du khách về hoạt động tổ chức DLNN cũng như chất lượng phục vụ tại từng địa điểm tham gia phục vụ du khách. Thông qua các chương trình hội nghị, hội thảo để quảng bá DL, tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia trải nghiệm tại làng bưởi vào các dịp lễ, cuối tuần.

Đề ra kế hoạch tiếp thị điểm đến DLNN đến khu vực, địa bàn lân cận đảm bảo tiếp cận thị trường mới. Tuyên truyền tiếp thị SPDLNN hấp dẫn của địa phương qua các sự kiện quy mô lớn cấp tỉnh.

Sử dụng chương trình đài phát thanh trên địa bàn để phổ biến rộng rãi hoạt động khai thác điểm DLNN.

Phát hành ấn phẩm, tặng phẩm hướng dẫn DL cung cấp thông tin liên quan về tất cả các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách. Thiết kế áp phích, banner, bản đồ DL,.. tại nơi đăng ký, tổ chức tour, bến xe, bến tàu, tổng đài tư vấn DL để du khách có thể tự đến trải nghiệm ngoài tour DL đã mua.

Có chính sách hỗ trợ đầu tư quản lý DL trực tuyến đảm bảo an toàn cho điểm đến, du khách và quản lý môi trường DL. Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động khai thác DLNN trong và ngoài nước để hoàn thiện mô hình phát triển tại địa phương.

Quảng cáo trung thực, chất lượng điểm đến DL phải thỏa mãn nhu cầu của du khách, tránh đề cao trái ngược với hình ảnh thực tế.


Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở đánh giá hoạt động của DL tại địa phương, tác giả thông qua mục tiêu, định hướng phát triển ngành DL nêu ra tiềm năng và giải pháp phát triển điểm đến DLNN làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu trong tương lai. Đồng thời, thu hút sự chú ý của ban ngành địa phương trong đầu tư phát triển hình ảnh điểm đến DLNN tại đây. Hy vọng các giải pháp trên được áp dụng đồng bộ sẽ mang lại những kết quả khả quan về mặt kinh tế - xã hội. Người viết đưa ra phần đóng góp nhỏ bé vào việc thúc đẩy các hoạt động tổ chức loại hình DLNN ở Việt Nam nói chung và DLNN làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu nói riêng.


KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá nguồn tài nguyên DL tự nhiên và nhân văn của huyện huyện Vĩnh Cửu, tác giả phần nào đưa ra góc nhìn tổng quát về ngành DL của địa phương. Làng bưởi Tân Triều là địa bàn hội đủ tiềm lực từ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để xây dựng phát triển mô hình DLNN trong tương lai, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ vào hoạt động khai thác DL của huyện và tỉnh Đồng Nai.

Làng bưởi Tân Triều có lợi thế là cù lao nằm ven sông Đồng Nai, cảnh quan hệ sinh thái nông nghiệp chưa bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hóa. Tài nguyên đất thích hợp trồng cây bưởi, đặc biệt nơi này sở hữu các giống bưởi quý hiếm như Đường Lá Cam, bưởi Ổi. Người dân có kinh nghiệm trồng bưởi và gắn bó lâu năm với nền nông nghiệp sản xuất theo lối truyền thống.

Phát triển mô hình DLNN tại làng bưởi Tân Triều tạo SPDLNN riêng biệt, mang tính đặc thù địa phương để thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan tìm hiểu, nghiên cứu và cảm nhận các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mang đậm tính thuần nông.

Các điểm DL đang hoạt động phục vụ du khách hiện nay đóng góp không đáng kể vào sự phát triển KT - XH địa phương. Thông qua công tác đánh giá bước đầu nhận định tiềm năng khai thác DL của địa bàn là rất lớn nhưng thiếu quy hoạch, vốn đầu tư và định hướng phát triển hợp lý.

Cụ thể về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu DL của khách vẫn chưa phát triển đồng bộ. Chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động đang làm việc trong ngành này vẫn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ non trẻ. Tuyến DL được thiết kế, tổ chức kết nối các điểm đến chưa thật sự hấp dẫn gây sự chú ý du khách tìm đến trải nghiệm, tận hưởng. Công tác xúc tiến DL, marketing giới thiệu điểm đến chưa mang lại hiệu quả cao, nguồn doanh thu và số lượng kinh doanh DL còn chưa tương xứng với tiềm lực địa phương sở hữu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ammirato, S. & Felicetti, A. M. ( 2014). The Agritourism as a Means of Sustainable Development for Rural Communities: A Research from the Field. The International Journal of Interdisciplinary Environmental Studies, 8 (1), 17-29. doi: 10.18848/2329-1621/CGP/v08i01/53305

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2014). Báo cáo chuyên đề: Du lịch Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển. Hà Nội.

Bùi Thị Lan Hương. (2010). Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn. Nội san Nghiên cứu khoa học Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2. Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục thống kê Đồng Nai. (2017). Nxb Thống kê 2018.

Đặng Duy Lợi. Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu.

Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 (Phần đại cương): Nxb Đại học Sư phạm.

Đặng Thị Thảo. (2011). Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội. Luận văn thạc sĩ bộ môn Văn Hóa Du lịch. Trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Thành phố Hải Phòng.

Đỗ Thị Thùy Trang. (2018). Phát triển DLNN Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Luận văn thạc sĩ Địa lí học. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Harvey, E. & Waith, R. (2011). Agritourism Development in the Caribbean: Some experiences and lessons. IICA. Barrador agritourism unit: Travel. Retrieved from https://www.iica.int.en

Hoàng Ngọc Minh Châu, Trần Duy Minh. (2016). “Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai”. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 19, Số X5-2016.

Nguyễn Đức Nam. (2019). Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều tại Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. Trường Đại học Đồng Nai.

Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp. (2010). Địa lý du lịch Việt Nam: Nxb Giáo dục.


Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa. (2017). Địa lí du lịch - Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam: Nxb Giáo dục.

Purdue University. Purdue Extension – Knowledge to Go 1-888- EXT-INFO.

Indiana Resource Guide for Agritourism.

QĐ 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. (2011). Về Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội. Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp - Dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp: Nxb Hà Nội.

Timms, B. (2006). Caribbean Agriculture-Tourism Linkages in a Neoliberal World: Problems and Prospects for St. Lucia. International Development Planning Review (IDPR), 28 (1), 35-56. Retrieved from https://ncsu.academia.edu

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Vĩnh Cửu. (2016). Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Veeck, G., Che, D. & Veeck, A. (2010). America’s Changing Farmscape: A Study of Agricultural Tourism in Michigan. The Professional Geographer, 58:3, 235-248. Doi: 10.1111/j.1467-9272.2006.00565.xs

Vũ Đình Thắng. (2006). Giáo trình Kinh Tế Nông Nghiệp: Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các loại hình DL theo Kozak và Bahçe, 2006


Các loại dựa trên

tự nhiên

Các loại dựa trên

văn hóa

Các loại dựa trên

giáo dục

Các loại dựa trên

sở thích

Tham quan Vườn bách thảo

DL nông trại

DL miền núi

DL thiên nhiên

DL thể thao trên không

DL mùa đông/ trượt tuyết

DL làng bản

Ngắm chim

DL thể thao trong nước

DLNN

DL cao nguyên

DL u ám

DL dân tộc

DL lễ hội

DL con đường tơ lụa

DL tôn giáo

DL văn hóa

DL độ tuổi thứ ba

DL di sản

DL giáo dục

DL tuổi trẻ

DL hội thảo

DL mua sắm

DL săn bắn

DL Golf

DL đánh bạc

DL mạo hiểm

DL hang động

DL chèo xuồng vượt thác

DL rượu vang

DL bằng du thuyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 15


Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra xã hội học

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÂN CƯ PHÁT TRIỂN DLNN TẠI LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU

Hiện nay, tôi đang tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá các hộ về “Phát triển DLNN ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững: Trường hợp Làng bưởi Tân Triều”. Nhằm hỗ trợ tôi hoàn thiện về việc đánh giá tiềm năng phát triển DLNN của địa phương trong tương lai. Trân trọng mời Ông (Bà) đại diện chủ hộ điền vào phiếu điều tra dưới đây. Tất cả các câu trả lời đều có giá trị và ý kiến của Ông (Bà) đại diện chủ hộ sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Chân thành cảm ơn!

THÔNG TIN NGƯỜI THỰC HIỆN KHẢO SÁT

Họ và tên: ……………………………………….. Giới tính: Nam

Nữ

Độ tuổi:

<30 tuổi

31-49 tuổi

>50 tuổi


CÂU HỎI KHẢO SÁT: Đánh dấu “X” vào đáp án mà anh/ chị cho là đúng nhất. Những câu có ý kiến khác, vui lòng ghi rõ ý kiến đó.

Câu 1: Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình Ông (Bà) bao nhiêu?


Dưới 3 triệu

Từ 4-6 triệu

Từ 7-9 triệu

Trên 10 triệu

Câu 2: Nguồn thu nhập chính của gia đình Ông (Bà) chủ yếu từ?


Trồng bưởi Thu mua nông sản

Buôn bán

Khác:…

Câu 3: Diện tích trồng bưởi của gia đình Ông (Bà) hiện nay khoảng bao nhiêu hécta?

< 0,1 hécta 0,2 – 0,3 hécta 0,4 -0,5 hécta > 0,5 hécta

Câu 4: Giá bưởi thương lái hiện đang thu mua 1kg tươi là bao nhiêu?


< 40 nghìn VNĐ

50 - 60 nghìn VNĐ 70 - 80 nghìn VNĐ > 90 nghìn VNĐ

Câu 5: Ông (Bà) có suy nghĩ bán trực tiếp cho khách với giá cao hơn không?


KhôngKhác:.........

Câu 6: Tổng số hộ đang sống tại làng bưởi Tân Triều là bao nhiêu?



< 500


600 - 700 800 - 900

> 1000

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí