Kết Quả Phân Tích Bằng Ma Trận Swot Phát Triển Dlnn Làng Bưởi Tân Triều


Hơn nữa, một số nhu cầu khác của khách DLNN như sau:

- Nhu cầu vận chuyển:

Là yếu tố quan trọng, nhu cầu tất yếu không thể thay thế trong DL. Bản chất DL là sự đi lại, tổ chức hoạt động cho du khách di chuyển tham quan các điểm đến DL. Phương tiện vận chuyển càng đa dạng, thỏa mãn trong suốt hành trình DL sẽ trở thành tiền đề phát triển các nhu cầu khác.

- Nhu cầu tham quan giải trí:

Chiêm ngưỡng, cảm thụ vẻ đẹp và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng nhất của khai thác DL. Nhu cầu này bắt buộc các điểm đến DL phải hội tụ các yếu tố như vị trí, khí hậu, địa hình, mục đích chuyến đi, thị hiếu thẩm mĩ, khám phá địa điểm, văn hóa cộng đồng…

- Nhu cầu lưu trú và ăn uống:

Thưởng thức ẩm thực địa phương luôn thu hút sự quan tâm của du khách. Một số yêu cầu đặt ra bao gồm địa điểm, thiết kế kiến trúc, trang bị nội thất, cơ sở hạ tầng, thực đơn, khu vực vệ sinh, thái độ và phong cách phục vụ,..

- Nhu cầu các dịch vụ khác:

Các nhu cầu phát sinh trong hành trình DL như vấn đề sức khỏe, giặt là, quà tặng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, thị thực, thể thao, cho thuê phương tiện di chuyển,…

2.3.2. Điển cứu làng bưởi Tân Triều

+ Vai trò phát triển DLNN đối với KT – XH làng bưởi Tân Triều

Trong những năm gần đây, loại hình DLNN trở nên phổ biến hơn và đang từng bước khẳng định vai trò ở một số địa phương tại Việt Nam. Các mô hình DLNN được hoàn thiện hơn, tiêu biểu như Thành phố Đà Lạt, trang trại Ba Vì, làng rau Đường Lâm,..

Không thể phủ nhận DLNN có rất nhiều ưu điểm cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu địa phương đề ra trong chiến lược xây dựng mỗi địa phương một SPDL mang tính hấp dẫn, đặc trưng địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu nói chung và làng bưởi nói riêng.


DLNN là loại hình du lịch mang tiềm năng lợi nhuận đóng góp giá trị cao vào nền kinh tế làng bưởi Tân Triều. Điều này thể hiện qua nguồn thu nhập của dân cư địa phương, không chỉ tập trung vào lợi nhuận bán nông sản mà còn từ hoạt động tham quan, giải trí của du khách. Đặc biệt, đây là khu vực nông thôn tiêu biểu chủ yếu tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự chênh lệch giàu – nghèo còn rất lớn.

Phát triển DLNN không chỉ là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn tạo nguồn thu cho địa phương đồng thời cộng đồng dân cư có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Do địa phương phải đầu tư vốn cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở y tế, cống cấp thoát nước,.. nhằm hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho du khách di chuyển, tham quan và nghỉ ngơi. DLNN mang lợi ích chung đối với sự phát triển xã hội đối với cả cộng đồng địa phương.

DLNN góp phần ổn định xã hội, nâng cao đời sống dân cư. Đặc biệt, nguồn lao động cần nâng cao trình độ về nông nghiệp lẫn dịch vụ để cung ứng nhu cầu sản phẩm theo sản xuất hàng hóa và dịch vụ du lịch của du khách.

DLNN liên quan đến quản lý tài nguyên tự nhiên, bên cạnh đó là sự cân bằng cơ cấu lao động tham gia các ngành kinh tế khi hạn chế tình trạng nguồn lao động trẻ di chuyển đến thành phố bởi loại hình này tạo thêm việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp tại địa phương. Như vậy, DLNN tạo cơ hội việc làm cho nguồn lao động trong ngành du lịch hoặc gián tiếp các ngành bổ trợ khác.

Sản phẩm DLNN chứa đựng các giá trị tự nhiên và văn hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn nên sự phát triển của DLNN đồng nghĩa quảng bá, giữ gìn và phát huy cao nhất các giá trị văn hóa truyền thống bằng phương thức học hỏi và giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, cộng đồng dân cư vẫn chưa có nhận thức đúng và hứng thú trong vấn đề quảng bá văn hóa địa phương.

DLNN thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao mặt bằng dân trí trên địa bàn, đồng thời giúp xóa bỏ khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Tham gia vào hoạt động du lịch nói chung và DLNN nói riêng là hướng phát triển có tính tích cực đòi hỏi dân cư nâng cao sự hiểu biết về văn hóa – xã hội,


làng nghề, lễ hội, cảnh quan,… song song đó là nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng trong quá trình tiến hành khai thác du lịch.

+ Các điểm DL tại làng bưởi Tân Triều

* Điểm DLST vườn làng Bưởi Năm Huệ

Năm 1999, ông Huỳnh Đức Huệ đã rời thành phố Biên Hòa trở lại cù lao Tân Triều (Xã Tân Bình hiện nay) để lập vườn trồng bưởi. Trái ngược với dân cư Tân Triều, ông không bán cho thương lái mà mục đích là mở du khu du lịch sinh thái.

Cuối năm 2001, khu du lịch làng bưởi đầu tiên ra đời ở tỉnh Đồng Nai với diện tích vườn 1,1 ha. Cơ sở vật chất phục vụ du khách vô cùng đơn sơ gồm vườn bưởi và vài chòi lá, quầy bếp. Tuy nhiên, nơi này lại nhanh chóng thu hút đông đảo du khách đến vui chơi, giải trí vào dịp cuối tuần cùng bạn bè và gia đình.

Sau giai đoạn phát triển, ông nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng nên mở rộng vườn bưởi lên gần 2 ha. Lượt khách tham quan dao động từ 300 – 400 lượt các ngày trong tuần, riêng cuối tuần lên đến 1.000 lượt.

Lượng khách ban đầu chủ yếu là dân cư địa phương và các khu vực lân cận. Nhằm gia tăng sức thu hút và xây dựng thương hiệu bưởi Tân Triều, chủ vườn áp dụng trồng bưởi theo mô hình canh tác nông sản sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, khu DLST được đầu tư thêm một số dịch vụ bổ trợ khác như ghe để du khách tham quan trên sông, tạo hình trái bưởi khổng lồ, thiết kế và trang trí không gian để du khách chụp hình, ngắm cảnh, đờn ca tài tử,.... Đặc biệt, chú trọng phát triển ẩm thực và các món ăn dân dã từ quả bưởi.

Năm 2004, sản phẩm rượu bưởi độc đáo do ông Năm Huệ tự tay chế biến ra đời. Thời gian ủ rượi khoảng 7 tháng, ông thất bại nhiều lần mới có phương pháp chế biến bưởi thành công hiện nay, loại rượu này được ủ tương đồng với rượu nho hay dâu lên men. Từ đó, bưởi Năm Huệ đựng trong thiết kế bình gốm có hình dáng trái bưởi lạ mắt đã đăng ký thương hiệu thành công.

Điểm đến này hiện nay có các SPDL phục vụ du khách, cụ thể:

- Yến sào khai thác tại chỗ hay nhà yến làng bưởi: Du khách chi trả 170.000 đồng để thưởng thức món yến sào được nhà hàng chế biến, bên cạnh đó các loại yến


đã sơ chế, tinh chế hoặc tinh chế cao cấp được bán với giá dao động từ 700.000 –

4.300.000 đồng.

- Đặc sản tại điểm đến bao gồm: Gỏi làng bưởi giá khoảng 160.000 –

300.000 đồng, phục vụ theo dĩa hoặc mâm cho hình thức khách lẻ, nhóm và gia đình; Rượi bưởi Năm Huệ đựng trong chai nhựa (450ml – 95.000 đồng) và bầu lẻ 750 ml có giá 170.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng cho 1 thùng (6 hộp, 6 bầu và 3 hộp, 6 bầu); Mứt bưởi Năm Huệ có giá 60.000 đồng/ hộp; Các thức ướng từ bưởi như nước ép bưởi, trà sữa bưởi, chè bưởi,.. và quả bưởi tươi Đường Lá Cam hái sẵn.

- Thực đơn phân theo chay và mặn đáp ứng dựa theo sở thích, khẩu vị riêng biệt, hướng đến phục vụ món ăn dân dã, đậm chất nông thôn với sản vật Nam bộ. Đặc biệt, nơi đây sáng tạo đa dạng các món ăn gắn liền với quả bưởi truyền thống Tân Triều gây ấn tượng đến du khách.

- Một số dịch vụ đính kèm cho du khách như tham quan vườn bưởi không tính phí, hái bưởi sẽ theo thời giá, câu cá giải trí, cho thuê chòi tùy theo khu vực và ngày trong tuần có chi phí từ 300.000 – 1.500.000 đồng, ngoài ra du khách có thể thuê du thuyền ngắm cảnh trên sông có giá 600.000 đồng/ 1 giờ với sức chở tối đa 24 khách, có phụ thu cho giờ thứ 2, 3.

* Điểm tham quan di tích lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo

- Đình Cẩm Vinh là căn cứ điểm tập kết hoạt động cách mạng bí mật của quân và dân Triều trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập. Dưới tác động của thời gian, ngôi đình này đã xuống cấp và được trùng tu, sửa chữa đáp ứng nhu cầu tham quan và bảo tồn kiến trúc của ngôi đình làng Nam bộ xưa. Hàng năm vào mùng 10/12 Âm lịch, Ban quý tế tổ chức dịp tế lễ trang nghiêm, long trọng theo nghi thức truyền thống và quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, nơi này trở thành điểm đến giáo dục truyền thống cho đoàn thanh niên, học sinh kết nối điểm tham quan tại làng bưởi.

Hiện nay, Tân Triều còn khoảng 6 ngôi đình, 2 ngôi chùa và 3 ngôi miếu. Trong số đó có những ngôi đình, chùa trở thành minh chứng lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, Mỹ. Du khách ngoài được chiêm ngưỡng vẻ ngoài cổ


kính, bề thế và linh thiêng thì tự tay thắp nén hương cầu mong sẽ cảm thấy chuyến đi đầy ý nghĩa.

- Nhà thờ giáo xứ Tân Triều là điểm đến không chỉ dành cho các tín đồ Thiên chúa mà nơi này sở hữu rất nhiều điều thú vị đến du khách. Ngoài bề dày lịch sử lâu đời, nhà thờ khá nhỏ và nằm khiêm tốn phía sau điểm DLST vườn bưởi Năm Huệ. Không gian thoáng đãng, trang nghiêm của thánh đường có thể cho du khách cảm giác lắng đọng theo thời gian.

* Điểm tham quan hệ thống nhà cổ ở Tân Triều

Du khách yêu thích không gian sinh hoạt đậm chất xưa có thể ghé thăm và chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ. Tân Triều vẫn còn khá nhiều ngôi nhà cổ, khoảng cách di chuyển không quá xa thuận tiện để du khách tham quan. Sau chuyến tham quan, du khách có thể lựa chọn một ngôi nhà cổ có dịch vụ lưu trú để làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực địa phương như rượu bưởi, gỏi bưởi,… Không gian hoài niệm, ẩm thực hấp dẫn và không gian ấm áp từ chủ nhà cho du khách trải nghiệm một cuộc sống nông thôn bình dị thư giãn vào cuối tuần.

+ Khách du lịch

Năm 2019, làng bưởi Năm Huệ ước đón khoảng 66.100 lượt khách tham quan, tăng 60.363 lượt so với năm 2017 (5.737 lượt khách). Tốc độ tăng trưởng trung bình về du khách 37,51%/năm.

Khách du lịch hầu hết là thương lái thu mua nông sản, dân cư trong vùng, các tỉnh và thành phố lân cận, cán bộ công nhân viên lao động trong các khu công nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên với mục đích tham quan học tập, tìm hiểu. Thông qua các hội chợ giới thiệu sản phẩm chế biến từ quả bưởi, làng bưởi Tân Triều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khắp nơi. Lượng khách nội địa lớn hơn so với lượng khách quốc tế nhỏ, lẻ.

+ Doanh thu DL

Các điểm đến DL trên địa bàn Tân Triều đang khai thác và phát triển độc lập với quy mô nhỏ, lẻ nên khó khăn trong việc quản lý, hình thành tuyến điểm DL nổi bật. Vì thế, doanh thu DL tại làng bưởi Tân Triều rất khó xác định bởi phần đông là khách lẻ, theo nhóm nhỏ. Do thiếu cơ sở lưu trú có thể tải trọng nhóm khách lớn


nên hoạt động hiện nay với nguồn lợi thu về trong khoảng vài chục đến vài trăm triệu mỗi năm. Tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đầu tư khai thác còn hạn chế.

+ SPDL

Trên thực tế, SPDL tại Tân Triều tương đối đơn giản, có sự trùng lắp với một số tỉnh trên cả nước trong hoạt động DL. Lợi thế dân cư có kinh nghiệm nông nghiệp, nông sản được cấp chỉ dẫn địa lí bưởi Tân Triều có thể trở thành SPDLNN đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, dân cư thuần nông nên nông sản quả bưởi Tân Triều hầu hết bán trực tiếp ra thị trường, đặc biệt bưởi theo mùa vụ. Các dịp Tết truyền thống, mỗi quả bưởi có giá khoảng 100.000 đồng nên thu nhập của hộ nông dân trồng bưởi dao động từ 400 triệu đồng trở lên tùy theo hộ và năng suất thu hoạch. Vì thế, chỉ một phần nhỏ nông sản bưởi đã qua chế biến phục vụ khách đi DL nên tiềm năng phát triển DLNN bị hạn chế, khả năng khai thác ở tiềm năng.

2.4. Kết quả phân tích bằng ma trận SWOT phát triển DLNN làng bưởi Tân Triều

* S- Strengths (Các điểm mạnh)

S1: Cự ly thuận tiện, thời gian lý tưởng.

S2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

S3: Dân cư thuần nông, giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

S4: Nông sản đặc trưng được cấp chỉ dẫn địa lý.

S5: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển KT-XH địa phương.

S6: Dân cư có kinh nghiệm phục vụ du lịch.

S7: Du lịch góp phần tăng thu nhập.

S8: Hệ thống giao thông phát triển, điểm đến an ninh trật tự.

S9: Sở hữu giá trị văn hóa cộng đồng có hướng kế thừa, đặc trưng riêng.

S10: Ẩm thực lạ miệng, sản phẩm đa dạng.

S11: Chính sách khai thác du lịch theo hướng bền vững.

* W- Weaknesses (Các điểm yếu)

W1: Ngành du lịch trên địa bàn còn non yếu.

W2: Nguồn lao động phục vụ du lịch có nhiều hạn chế. W3: Thiếu sự hưởng ứng của dân cư phát triển DL. W4: Giá trị nông sản tương đối thấp.


W5: SPDLNN thiếu hấp dẫn.

W6: Sự khai thác trùng lắp các dịch vụ DL. W7: Công tác quảng bá thiếu chuyên nghiệp. W8: Thiếu nguồn vốn đầu tư điểm đến.

W9: Nhân lực quản lý, chuyên gia đầu ngành về DL hạn chế.

W10: Công tác vận động triển khai DL chưa hiệu quả.

W11: Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch chưa hợp lý.

* O- Opportunities (Cơ hội)

O1: Thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

O2: Tiềm năng phát triển mô hình DLNN.

O3: Thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương.

O4: Góp phần tăng thu ngân sách.

O5: Thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội hóa.

O6: Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. O7: Giải quyết vấn nạn thất nghiệp tại địa phương. O8: Giảm làn sóng di cư từ nông thôn đến đô thị. O9: Nâng cao trình độ chuyên môn nguồn lao động.

O10: Hoàn thành chương trình nông thôn hóa của quốc gia.

O11: Quảng bá hình ảnh nông thôn Việt Nam đến quốc tế.

* T- Threats (Thách thức)

T1: Xây dựng và SPDLNN làng bưởi Tân Triều phát triển lâu dài. T2: Nâng cao chất lượng nông sản theo hướng công nghệ cao, sạch. T3: Xây dựng ban quản lý, hợp tác xã DLNN.

T4: Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh điểm đến DLNN, SPDLNN.

T5: Khai thác tiềm năng lợi thế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

T6: Tổ chức mạng lưới liên kết điểm đến.

T7: Khả năng hợp tác giữa các bên khai thác DLNN.

T8: Chiến lược xúc tiến DL trung thực.

T9: Công tác đào tạo và chất lượng nguồn lao động.

T10: Đảm bảo lợi ích công bằng xã hội.

T11: Công tác bảo tồn giá trị truyền thống và bảo vệ môi trường.


Bảng 2.5. Phân tích ma trận SWOT phát triển DLNN làng bưởi Tân Triều



S (Các điểm mạnh)

W (Các điểm yếu)


O

(Cơ hội)

Điểm mạnh, cơ hội (SO)

S1O1: Là địa bàn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai đồng nghĩa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vị trí địa lý gần thành phố Biên Hòa và liền kề các thành phố lớn như Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), từ Thành phố Hồ Chí Minh đến làng bưởi mất thời gian chỉ hơn 1 giờ, nơi tập trung đông dân và khu công nghiệp nên lượng khách tiềm năng rất lớn. Bên cạnh đó là lượng du khách quốc tế khá đông đến từ một số quốc gia châu Á.

S2,5O7: Trên định hướng phát triển kinh tế, ngành du lịch giữ vai trò quan trọng nên chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để dân cư tham gia phát triển hoạt động DL bên cạnh các ngành kinh tế liên quan đến DL. Thu hút nguồn lao động tại chỗ, cân bằng tỷ lệ dân cư giữa đô thị và nông thôn.

S2,3,7O2: Địa hình, khí hậu, đất phù sa, thủy văn và cảnh quan sinh

thái nông nghiệp xây dựng mô hình

Điểm yếu, cơ hội (WO)

W2O9: Trình độ nguồn lao động chưa cao, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp hạn chế gây cản trở chuyển dịch kinh tế địa phương. Tác động cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành đề ra về chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

W1,2,8O5: Ngành du lịch trên địa bàn còn non yếu, thiếu mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch địa phương và ngoài tỉnh, huyện. Thiếu nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí,... nên giảm sức thu hút nguồn vốn đầu tư dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

W6O1,6: Sự trùng lắp các dịch vụ trong hoạt động du lịch đang giảm sức hấp dẫn du khách tại địa phương, vùng và các tỉnh lân cận. Khó khăn trong công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tác động trực tiếp đến chất

lượng cuộc sống của cộng đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 11

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí