Đánh Giá Tính Bền Vững Của Du Lịch Dựa Bào Bộ Chỉ Tiêu Môi Trường Của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới Unwto


Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch.

1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO‌

Chỉ tiêu môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động bền vững của du lịch. Để đánh giá mức độ bền vững của điểm du lịch, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm du lịch. Ngoài ra,còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của cộng đồng) để đánh giá.

Bảng 1.3 : các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững.


STT

Chỉ tiêu

Cách xác định

1

Bảo vệ điểm du lịch

Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN

2

Áp lực

Số du khách viếng thăm điểm du lịch( tính theo

năm, tháng cao điểm)

3

Cường độ sử dụng

Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm ( người/ha)

4

Tác động xã hội

Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm)


5


Mức độ kiểm soát

Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát

hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng


6


Quản lý chất thải

Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp

nước, bãi rác)

7

Quá trình lập quy

hoạch

Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể

cả các yếu tố du lịch)

8

Các hệ sinh thái tới

hạn

Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa

9

Sự thỏa mãn của du

khách

Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các

phiếu thăm dò ý kiến)

10

Sự thỏa mãn của địa

phương

Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các

phiếu thăm dò ý kiến)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 5

Nguồn: Du lịch bền vững.


Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể thì UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu đặc thù.

Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch


STT

Hệ sinh thái

Các chỉ tiêu đặc thù


1


Các vùng bờ biển

Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển)

Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ yếu nhìn thấy)

Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng)


2


Các vùng núi

Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn)

Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu). Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi)


3


Các điểm văn hóa (các cộng đồng truyền thống)

Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du lịch/số dân địa phương)

Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số cửa hàng)

Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương và

du khách)


4


Đảo nhỏ

Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch)

Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch)

Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng)

Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như đối với các điểm chịu tác động

Nguồn: Du lịch bền vững

Bộ chỉ tiêu UNWTO sử dụng để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể. Tuy vậy, các chỉ tiêu này cũng chưa thực sự chính xác.Vì vậy để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch chúng ta thường sử dụng thêm hệ thống chỉ tiêu về môi


trường. Trên thực tế du lịch bền vững còn được xem xét bởi mối quan hệ mới – du lịch bền vững -được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau:

- Nhu cầu của du khách: được đáp ứng cao.

- Phân hệ sinh thái tự nhiên: không suy thoái.

- Phân hệ xã hội – nhân văn: giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du khách, các nền văn hóa khác.

Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch‌

STT

Chỉ tiêu

Các xác định


1

Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách

- Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách

- Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại nạn) do du lịch/tổng số khách


2


Bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thát tự nhiên

- % chất thải chưa được thu gom và xủ lý

- Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa

- Lượng nưc tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa

- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch

- % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có)

- % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới

(tính theo trọng tải)


3


Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế

- % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác

- % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho

người địa phương so với tổng số lao động địa





phương

- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại

- % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chỉ phí vật liệu xây dựng

- % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng

hóa tiêu dùng cho du lịch


4


Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội

– nhân văn

- Chỉ số Doxey

- Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

- Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi với các

chuyên gia

Nguồn: Du lịch bền vững

1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay‌

Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao : Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như : Thailand, Philippin, Hongkong... Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như : giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng...Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.


Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới.Phát triển du lịch bền vững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay :

Du lịch phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương.

Du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.

Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai.

Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.

Phát triển du lịch bền vững góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức thu hút cao, đem lại cho du khách những chuyến đi với chất lượng và hiệu quả cao.

Là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước.

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch Nha Trang

1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững‌

1.4.1.1. Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan)

Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã


kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch.

1.4.1.2. Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha)

Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, nền kinh tế ở đây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều.

Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát triển cở sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch. Quá


trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông.... Sự gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần trở thành những người thiểu số.

Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên trở. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển du lịch một cách lâu dài ở đây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng tham gia giải quyết.

1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững‌

1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc

Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng.Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi trường... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch.


Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở sở sản xuất thủ công....chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.

Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023