Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Du Lịch Thành Phố Nha Trang


thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch Thành phố Nha Trang‌

Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vân Nam, của Phong Nha - Kẻ Bàng và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, của đảo Canary có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các khu du lịch nói chung và du lịch Thành phố Nha Trang nói riêng như sau:

Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch Thành phố Nha Trang.

Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.

Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch.

Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững.

Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường.

Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 6

Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Theo quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch.

Phát triển du lịch bền vững chịu tác động của các yếu tố: Nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng, đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người, yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch, đường lối chính sách phát triển du lịch, sự tham gia của cộng đồng.

Để đánh giá tính bền vững của du lịch cần dựa vào các tiêu chí khác nhau, bao gồm: bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO (mức độ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tác động của du lịch lên hệ sinh thái và lên kinh tế xã hội.

Phát triển du lịch bền vững có vai trò rất lớn đối với nước ta hiện nay. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới. Mặt khác, phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.

Theo kinh nghiệm trên thế giới, một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải


nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch.


Chương 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG – KHÁNH HÒA‌

2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang‌

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế‌

Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.200 USD, tăng 12,5%/năm.

Các ngành dịch vụ phát triển nhanh bình quân đạt 18,7% năm; nhiều điểm du lịch được xây dựng với đặc thù cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đặc trưng đã trở thành điểm đến hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, toàn thành phố hiện có 455 khách sạn, với tổng số phòng đạt gần 10.000 phòng, trong đó, khách sạn từ 2 sao trở lên chiếm 14%; Hầu hết các cơ sở lưư trú đều được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng phục vụ. Về doanh thu du lịch năm 2009 đạt 1.561 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.873 tỷ đồng tăng 19,99% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 2.253 tỷ đồng (tăng 20,28%)…

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm 14,8%, năm 2010 ước đạt 8.129 tỷ đồng, riêng khu vực tập thể, cá thể do thành phố trực tiếp quản lý đạt 193 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4,7%, ước năm 2010 đạt 478,7 tỷ đồng. Năng lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, toàn thành phố hiện có 3.150 tàu thuyền với tổng công suất 155.000 CV, trong đó có 480 chiếc có công suất lớn (≥90 CV) với 85.000 CV, sản lượng khai thác đánh bắt đạt bình quân trên 34.400 tấn/năm (mức tăng bình quân đạt 6,4%/năm), doanh thu hàng năm đạt 400 tỷ đồng; sản lượng nuôi trồng bình quân đạt 482 tấn/năm.

Thu ngân sách luôn vượt kế hoạch hàng năm, ước tính năm 2010 thu trên

1.000 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2005 và là địa phương duy nhất trong toàn tỉnh có khả năng tự cân đối và có đóng góp ngân sách cho tỉnh. Với kết quả thu tăng, thành phố đã đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ cho các khỏan chi thường xuyên,


chi đầu tư phát triển, đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh và nhu cầu an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách thành phố tăng bình quân hàng năm 14,1%, trong đó chi đầu tư phát triển 24,5% (chiếm tỷ trọng 21,8% trong tổng chi của thành phố), thành phố đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và các hoạt động chính sách hỗ trợ người nghèo, chi hỗ trợ xăng dầu, bảo hiểm cho ngư dân lên đến hàng trăm tỷ đồng.

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế‌

Ðến nay, trên địa bàn Khánh Hòa đã hình thành một cách rõ nét ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm trung tâm là TP Nha Trang; phía bắc là khu vực vịnh Vân Phong (thuộc huyện Vạn Ninh) và phía nam là khu vực vịnh Cam Ranh.

Riêng đối với thành phố Nha Trang, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của thành phố là: dịch vụ, chiếm 62,5% - công nghiệp 30,5% - nông nghiệp 7%.

2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái‌

2.1.3.1. Công tác giáo dục, y tế và văn hóa

Về giáo dục - đào tạọ, 5 năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm toàn diện và từng bước phát triển. Chất lượng giáo dục của các cấp học được nâng cao, cơ sở vật chất được tăng cường, 86% trường lớp đã được kiên cố hóa, thành phố đã đầu tư xây dựng mới 21 điểm trường, 139 phòng học và các phòng chức năng, sửa chữa 44 phòng học và 11 công trình phụ khác, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng và đã có 18 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (có 03 trường mần non). Toàn thành phố có 111 trường với gần 68.000 học sinh, huy động 85,3% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp (riêng trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đạt 94,5%), có 98,9% trẻ trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đến trường tiểu học, 96,7% trẻ từ 11 - 14 tuổi đến trường THCS; có 100% giáo viên công lập ở các ngành học đạt trình độ chuẩn và 55% trên chuẩn; có 27/27 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đã có 27/27 trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động.


Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”… được triển khai tích cực, bước đầu thực hiện có hiệu quả. Công tác khuyến học, khuyến tài đã huy động mọi nguồn lực, tiềm năng để phát triển giáo dục - đào tạo. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển mạnh loại hình trường, lớp mầm non ngoài công lập, đã thu hút 77,5% tổng số học sinh mầm non huy động ra lớp toàn thành phố.

Về Y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và đạt được kết quả tích cực; các cơ sở y tế được xây dựng mới, nâng cấp và bổ sung các phương tiện khám chữa bệnh cho 20 cơ sở y tế xã, phường; có 27/27 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 40% trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm y tế có cán bộ dược và có nữ hộ sinh hoặc y sản nhi. Hoạt động y học cổ truyền được duy trì. Ngành y tế đã có nhiều cố gắng chủ động ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, không để bùng phát các ổ dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát; các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia hoàn thành, công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được tăng cường kiểm tra. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai

đồng bộ, tỷ suất sinh hàng năm giảm bình quân 0,30/00, tốc độ tăng dân số tự nhiên

ở mức 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,41%.

Về văn hóa thông tin - Thể dục thể thao - Truyền thanh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện, đã góp phần đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn minh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các đình, đền, miếu cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hoạt động thông tin - tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ đã có bước phát triển mới về lượng và chất. Nhiều sự kiện chính trị, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế như Festival biển, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Lễ công bố thành phố Nha Trang được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại I, Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hội nghị Thống đốc ngân hàng các nước ASEAN… được tổ chức thành công tại Nha Trang đã cổ vũ nhân dân, cán bộ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng thành phố văn minh, thân thiện; góp


phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Nha Trang - Khánh Hòa với bạn bè trong nước và quốc tế.

Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển, số người tập TDTT thường xuyên đạt 25,1% tổng số dân, số gia đình thể thao đạt 31,2% tổng số hộ toàn thành phố. Công tác xã hội hóa thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở tập luyện thể dục thể thao đã được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân.

Mạng lưới truyền thanh từ thành phố đến xã, phường được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng và tăng cường cơ sở kỹ thuật, thiết bị; tỷ lệ phát sóng trên địa bàn dân cư thành phố đạt 95%, đảm bảo phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của thành phố.

2.1.3.2. Bảo vệ môi trường

Để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của đan cư ở đây và thu hút nhiều hơn khách du lịch, TP Nha Trang đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường.

Trước hết, Nha Trang chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân sống trên đảo, ven bờ chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi xuống biển, không chặt phá rừng ngập mặn. Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi trường biển như thả rùa về biển, bắt sam biển gai, một loài ăn san hô, thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường được đông đảo người dân tham gia. Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Lặn trái đất, tỉnh phát động người dân tham gia làm sạch biển để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường biển.

Bắt đầu từ năm 2007, UBND TP Nha Trang giao Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện phương án thu gom, vận chuyển rác trong vịnh Nha Trang. Kinh phí đầu tư ban đầu cho phương án này khoảng 500 triệu đồng gồm các hạng mục như: xây dựng hầm xử lý rác, thùng đựng rác, tập huấn phân loại rác; thuê tàu vận chuyển, hợp đồng lao động, mua thiết bị, dụng cụ… phục vụ cho công tác vận chuyển rác vào đất liền.

Sau 1 năm thực hiện, phương án thu gom, vận chuyển rác trong vịnh Nha Trang


ban đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Đến nay, các đơn vị liên quan đã thu gom hơn

1.500 tấn rác thải tại vịnh Nha Trang, trong đó lượng rác thu được chủ yếu tại các lồng, bè (khoảng 800 tấn), số rác còn lại thu được từ các khu dân cư trên đảo. Hiện nay, lượng rác được thu gom hàng ngày từ 4 - 5 tấn, cao điểm lên đến 7 tấn. Hoạt động thu gom rác đã giúp giảm áp lực ô nhiễm trên vùng biển vịnh Nha Trang. Nhờ đó, tại nơi công cộng trên các đảo, mặt nước biển đã phần nào sạch, đẹp hơn. Qua hoạt động thu gom rác trên vịnh Nha Trang, ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân cũng được nâng cao.

Các biện pháp khoa học phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ môi trường biển vịnh Nha Trang cũng được đẩy mạnh. Riêng Viện Hải dương học Nha Trang có những nghiên cứu giúp phát triển vịnh Nha Trang, có những biện pháp công nghệ như phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, nuôi trồng mới rạn san hô. Viện đã có những nghiên cứu thực hiện 1 số công nghệ phục hồi cảnh quan vịnh Nha Trang, đặc biệt 2004-2006 nghiên cứu nuôi trồng hệ san hô, ngoài ra còn nuôi một số sinh vật biển sống trong hệ san hô như cá khoang. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường biển vịnh Nha Trang vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh xả ra hàng tấn rác thải mỗi ngày nhưng người nuôi trồng thuỷ sản chưa nộp phí thu gom rác, kinh phí cho việc bảo vệ môi trường hạn chế, quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch không theo kịp thực tế.

Về mặt quản lý môi trường: UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải nguy hại, ứng phó sự cố tràn dầutheo đúng qui định, có sự phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường; công tác kiểm soát ô nhiễm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như việc kiểm tra, thanh tra xử lý các hành vi vi phạm được thực hiện nghiêm túc có phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, các ban quản lý Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và cảnh sát môi trường; công tác thu phí nước thải, truyền thông bảo vệ môi trường, tham mưu chính sách trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch BVMT đã nâng cao hiệu quả của công tác quản lý môi trường.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí