Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch


Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng: Cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ việc đấu giá quyền sử dụng đất; xã hội hóa công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; phát hành trái phiếu; hình thức BOT trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch gắn với các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch; điều tiết các khoản thu ngân sách của địa phương trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; cơ chế về việc sử dụng các ưu đãi đầu tư (tín dụng phát triển, thuế..)...

Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao: Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịchNha Trang. Hiện nay ở Nha Trang đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có sức hấp dẫn, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách, có những chính sách, mô hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động có chất lượng… còn hạn chế. Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ, có chất lượng cao ở các khu, điểm du lịch này là một hướng ưu tiên đầu tư và là yêu cầu bức xúc đối với sự phát triển du lịch của Nha Trang. Đây sẽ trở thành thương hiệu cho du lịch Nha Trang.

Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác: Trong tiến trình hội nhập của du lịch Nha Trang với du lịch cả nước và du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trên phạm vi cả nước, hiện nay Việt Nam có hệ thống khách sạn du lịch tương đối phát triển, tuy nhiên đối với Nha Trang thì hệ thống khách sạn mặc dù đã được đầu tư xây mới và nâng cấp, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú cho khách du lịch. Trong bối cảnh hội nhập và trong xu thế phát triển hiện nay, đặc biệt các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, tổ chức các sự kiện… (du lịch MICE) ngày càng phát triển thì khả năng đáp ứng của hệ thống khách sạn ở Nha Trang còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống


khách sạn (theo quy hoạch), đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp (3 - 4 sao) với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí…) ở Nha Trang là hết sức quan trọng và cần thiết.

Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng cao hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp: Hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao có chất lượng bổ trợ cho các hoạt động của khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của họ ở Nha Trang còn rất hạn chế. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng này cần ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình vui chơi giải trí và thể thao tổng hợp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa - thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao.

3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch‌

Để mở rộng hơn nữa các hoạt động du lịch và dịch vụ của tỉnh, nhiệm vụ tuyên truyền thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch cần được đầu tư về nội dung và hình thức, nâng cao hiệu quả thiết thực nhất là cần chủ động lập kế hoạch tham gia tốt các hội chợ, các cuộc hội thảo, các sự kiện về du lịch trong và ngoài tỉnh. Cần đầu tư đổi mới thiết kế, maket các ấn phẩm du lịch như: Bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, đĩa VCD, bản tin du lịch, nội dung hình ảnh trên trang thông tin điện tử...phải được nghiên cứu, bổ sung nội dung, thay đổi hình thức để tạo sự hấp dẫn và phong phú thông tin.

Sau sự kiện Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Evason Ana Mandara, các tổ chức thông tin đại chúng biết về Nha Trang nhiều hơn, hình ảnh Nha Trang đã xuất hiện trên các tạp chí...ở trong và ngoài nước. Đã đến lúc ngành Du lịch tỉnh phải xây dựng biểu tượng và tiêu đề riêng cho Du lịch để qua đó làm cơ sở cho việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Nha Trang một cách nhất quán và chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hiện nay Nha Trang vẫn chưa có một chiến lược, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch một cách dài hạn và chuyên nghiệp cho từng thị trường mục tiêu, chưa


Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 15

xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ xúc tiến quảng bá trong mỗi giai đoạn và đặc điểm thị trường cụ thể để tổ chức các hoạt động quảng bá phù hợp, đã phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xúc tiến. Do vậy, việc xây dựng đề án hay chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch dài hơn trong giai đoạn 2012-2020 là việc làm rất cần thiết và hữu dụng.

Nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến còn yếu. Hiện nay hoạt động Xúc tiến Du lịch tỉnh do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đảm nhiệm, nhưng đội ngũ nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao, mặt khác hầu hết cán bộ làm công tác xúc tiến chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, Marketing du lịch. Thiếu sự phối kết hợp giữa Trung tâm với các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm xúc tiến thông qua việc mở các lợp bồi dưỡng hoặc cử cán bộ đi học các lớp đào tạo về nghiệp vụ Marketing du lịch, ứng dụng công nghệ trong xúc tiến, giới thiệu thị trường và nghiên cứu thị trường là việc làm hết sức cần thiết...

Để công tác xúc tiến du lịch của Nha Trang thực sự phát triển sâu rộng và hiệu quả, trong điều kiện nguôn kinh phí còn hạn hẹp, nhất thiết phải có sự đoàn kết, phối hợp toàn diện sự hợp tác, đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương, của cộng đồng các doanh nghiệp và người dân địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp. Sự kết hợp các yếu tố nội lực và ngoại lực trong hoạt động xúc tiến du lịch sẽ đưa Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ không chỉ bằng phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán đặc sắc mà còn bằng chất lượng dịch vụ, sự thân thiện hiếu khách của người dân. Tất cả điều đó sẽ tạo nên hình ảnh, thương hiệu du lịch Nha Trang nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung đử sức cạnh tranh và hấp dẫn khách du lịch trên thế giới.

3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch‌

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ


làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở Nha Trang là khá lớn. Để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới, ngành du lịch nên phối hợp các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện một số giải pháp. Trước mắt cần hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch, v.v. Ngành cũng cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế; nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý, kiện toàn và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực từ trung ương đến địa phương, trong đó chú ý cả năng lực của đội ngũ quản lý và phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý.

Một trong các yêu cầu cấp thiết là phát triển và tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, trong đó đầu tư xây dựng mới một số cơ sở đào tạo tại địa phương. Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp; xây dựng khung chương trình, mã ngành đào tạo du lịch khoa học, hợp lý. Đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao trình độ và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm và thực tế dưới mọi hình thức ở trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời luôn tìm cách và có cơ chế nhằm thu hút giảng viên có kinh nghiệm thực tế. Đào tạo kỹ năng huấn luyện cho đội ngũ giám sát, đội ngũ đào tạo viên. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với


sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. Mặt khác, các cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo du lịch nên nhanh chóng thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cả về máy móc thiết bị, phần mềm quản lý và cả con người vận hành. Bên cạnh đó phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài.

Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Nha Trang.

3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch‌

Để mở rộng và phát triển thị trường du lịch cần có các chiến lược về sản phẩm và thị trường phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Nha Trang.

* Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ:

Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

Cho đến nay, thị trường khách quốc tế của Nha Trang phần lớn là khách Đài Loan, Pháp, Nhật, Hongkong và Mỹ gần đây là thị trường Nga và một số nước SNG. Mặc dù phần lớn khách này thuộc nhóm khách có yêu cầu cao trong dịch vụ và thưởng thúc các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận và quen với những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Nha Trang nói riêng. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.


* Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới:

Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của Nha Trang. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên chiến lược này gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền quảng cáo cũng như triển vọng thực hiện lâu dài là thấp. Việc thực hiện chiến lược này có thể là hiện thực trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

* Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ:

Chiến lược sản phẩm mới thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. Cần tạo ra những sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Nha Trang, thực hiện thương mại hóa các phong tục tập quán của địa phương.

* Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới:

Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Nha Trang. Chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Nha Trang nói riêng, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để mở rộng được thị trường mới trước hết cần thay đổi chất lượng dịch vụ du lịch theo hưởng chuyên nghiệp, tạo ra các sản phẩm du lịch mới mẻ thu hút du khách, đồng thời tăng cường đầu tư bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch. Có như vậy thì mới thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm Nha Trang, qua đó củng cố mà mở rộng thị trường du lịch của địa phương.


3.2.5. Giải pháp về môi trường du lịch‌

Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường, hạn chế nhữnh áp lực từ môi trường đén hoạt động du lịch. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh, những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc làm tiền đề cho công tác đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch cụ thể từng khu điểm du lịch. Một số nhóm giải pháp chủ yếu là :

3.2.5.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Để đảm bảo gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch bền vững, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách cơ bản sau đây:

Có chính sách phát triển các ngành kinh tế trọng điểm một cách hợp lý cũng như việc lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế phù hợp ở từng vùng lãnh thổ. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh thổ.

Có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc qản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài.

Có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường sinh thái.

3.2.5.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch

Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và những định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó mỗi cụm điểm du lịch cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng


và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v...

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung, biên giới khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về ranh giới, kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3.2.5.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý:

Là nhóm giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo đảm sự thành công trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của du lịch Nha Trang. Nhóm giải pháp này được đề xuất theo hướng sau:

Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.

Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

3.2.5.4. Nhóm giải pháp về môi trường

Là giải pháp mang tính tổng hợp cao nhằm sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, tài nguyên của khu vực và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhóm giải pháp này gồm các biện pháp liên kết chủ yếu sau:

- Các chương trình dự án phát triển du lịch tại các điểm, khu, cụm cần được cân nhắc hợp lý, đặc biệt phải đánh giá tác động về môi trường trước mắt cũng như lâu dài theo quy định của pháp luật yêu cầu bảo vệ môi trường chung.

Có sự phối hợp chung trong tuyên truyền, quảng cáo, quản lý, kiểm soát và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023