Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 7


Mùa nước nổi ở An Giang hình thành gắn liền với mùa mưa và các yếu tố thời tiết khác tác động như: gió mùa, bão, dải hội tụ nhiệt đới, dông,…gây ra. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch trong mùa nước nổi. Về chế độ mưa trong mùa nước nổi ở An Giang được thể hiện như sau: mùa mưa ở An Giang bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI chiếm 90% lượng mưa cả năm. Chế độ mưa và sự phân bố lượng mưa trong các tháng là khá điều hoà. An Giang là nơi chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam. Gió này hoạt động trùng vào đầu mùa mưa nên mang đến khu vực Nam Bộ khối không khí ẩm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của địa hình dãy Thất Sơn nên lượng mưa khá cao. Tuy nhiên, những trận mưa có cường độ lớn thường xuất hiện trên diện tương đối hẹp và thời gian của trận mưa không kéo dài. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động DLMNN.

Tài nguyên nước:

Hệ thống sông, kênh, rạch và hồ:

An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km2.

- Các sông chính:

+ Sông Mê kong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, dài 4800km, chảy theo hướng Nam qua Mianma và đi vào vùng trung lưu, hạ lưu qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Từ Phnom Pênh, sông Mê kông chia ra làm hai nhánh: nhánh phía Đông chảy vào Việt Nam gọi là Sông Tiền, nhánh phía Tây gọi là Sông Hậu và đổ ra biển Đông bằng 9 cửa. Như vậy, Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của sông Mê kông, khi chảy vào Việt Nam còn có tên gọi là sông Cửu Long.

+ Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, qua Tân Châu, Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre rồi đổ ra biển Đông bằng 6 cửa: Cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Đoạn sông thuộc An Giang dài 82km qua các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, rộng từ


1000-2000m tùy nơi, độ sâu trung bình khoảng 20m, có chỗ sâu hơn 45m. Đối với An Giang sông Tiền là trục giao thông thủy quan trọng nhất, là nguồn cung cấp nước và phù sa lớn nhất, đồng thời cũng là con sông có chế độ dòng chảy và diễn biến lòng sông phức tạp nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

+ Sông Hậu là sông có hướng chảy song song với sông Tiền, qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng rồi đổ ra biển Đông bằng 3 cửa: Cửa Định An, Tranh Đề và Ba Thắc (Bát Xắc). Đoạn sông thuộc An Giang dài 100km, hữu ngạn là Tx. Châu Đốc, các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành và Tp. Long Xuyên rộng trung bình 800-1200m tùy nơi có chỗ rộng đến 2000m, độ sâu trung bình 13m có chỗ sâu 45m. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền trung tâm tỉnh với các huyện, thị khác, đồng thời là nguồn cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho vùng Tứ giác Long Xuyên.

+ Sông Vàm Nao: chảy ven thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, xã Kiến An, Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Sông có chiều dài 7km, rộng trung bình 700m, độ sâu khoảng 17m, nối liến sông Tiền và sông Hậu theo hình chữ H, có tác dụng làm cân bằng dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu.

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 7

+ Sông Bình Di: là một nhánh của sông Hậu, tách ra tại xã Khánh Bình, huyện An Phú, chảy đến xã Vĩnh Hội Đông, dài khoảng 10 km.

+ Sông Châu Đốc là một phụ lưu của sông Hậu, bắt đầu từ xã Vĩnh Hội Đông, nơi giao nhau giữa sông Tà Keo (chảy từ Campuchia qua) và sông Bình Di, chảy qua xã Đa Phước, đến thị xã Châu Đốc thì nhập vào sông Hậu, dài khoảng 18 km. Sông ở Bình Di và sông ở Châu Đốc có độ rộng trung bình là 150m, độ sâu trung bình là 7m, và có chỗ sâu tới 25m như tại khu vực xã khánh Bình và Thị xã Châu Đốc.

Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ.

- Hệ thống rạch tự nhiên: các rạch có độ dài từ vài km đến 30 km, bề rộng từ vài m đến 100 m, độ uốn khúc quanh co khá lớn, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu


thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch ở phía Tây sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu dẫn vào nội đồng. Một số rạch lớn như: Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân); Ông Chưởng, Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới); Long Xuyên (thành phố Long Xuyên); Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành); Cần Thảo (huyện Châu Phú). Trong đó rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên là quan trọng nhất.

+ Rạch Long Xuyên: dài 28km, bắt đầu từ sông Hậu tại Tp. Long Xuyên chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, nối kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, sông Kiên và đổ ra cửa Rạch Giá (Kiên Giang). Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng và là một trong những trục tưới tiêu chính của An Giang nói riêng và cả vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.

+ Rạch Ông Chưởng: dài 20km, lấy nước sông Tiền ngay tại đầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam chia huyện Chợ Mới thành hai khu vực Đông và Tây, cuối cùng đổ vào sông Hậu ở cù lao Mỹ Hòa Hưng. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng quanh năm và là trục tưới tiêu chính của huyện Chợ Mới.

- Mạng lưới kênh đào: được khai mở qua các thời kỳ. Hệ thống kênh trên địa bàn tỉnh được phân thành 3 cấp, với chiều dài tổng cộng khoảng 5.171 km, đạt mật độ 1,5 km/km2. Năng lực giao lưu nước lớn nhất vào mùa lũ khoảng 7.500 m3/s và nhỏ nhất vào mùa khô khoảng 1.650 m3/s, có tác dụng tích cực trong việc khuếch tán dòng chảy lũ - phù sa - triều vào sâu nội đồng để tiêu lũ trong mùa mưa, chuyển tải ngọt đuổi mặn trong mùa khô, thay nhau rửa phèn vào đầu và cuối mùa mưa. Sau đây là một vài tuyến kênh chính:

+ Kênh Thoại Hà: nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, đổ ra vịnh Thái Lan tại cửa Rạch Giá.

+ Kênh Vĩnh Tế: dài 91 km, bắt đầu từ tả ngạn sông Châu Đốc tới sông Giang Thành ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).

+ Kênh Vĩnh An: dài 17 km, là trục giao thông nối liền giữa hai trung tâm thương mại Tân Châu và Châu Đốc.


Ngoài ra, trên đại bàn tỉnh còn có nhiều kênh đào lớn khác có giá trị kinh tế cao như: Kênh Trà Sư, Kênh Thần Nông, Kênh Vàm Xáng…

- Hồ: trên địa bàn An Giang hiện có hai loại hồ là tự nhiên và nhân tạo. Hồ tự nhiên ở An Giang là dấu tích còn sót lại của quá trình sông - biển tạo lập châu thổ sông Mê Kông.

+ Hồ tự nhiên:

Búng Bình Thiên còn có tên gọi là Hồ Nước Trời, thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hồ nằm giữa ba xã biên giới của tỉnh là Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội, với chu vi rộng khoảng 300 ha vào mùa khô, tỏa rộng cả ngàn ha vào mùa nước nổi, và độ sâu trung bình là 4m. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt rộng nhất miền Tây Nam Bộ, gồm có 2 hồ là Búng Bình Thiên lớn và Búng Bình Thiên nhỏ. Nguồn nước cung cấp cho hai hồ là sông Hậu và sông Bình Di. Vào mùa khô, Búng Bình Thiên Lớn có diện tích mặt nước là 193 ha, độ sâu trung bình khoảng 6 m; Búng Bình Thiên Nhỏ lần lượt là 10 ha và 5 m. Chung quanh hai hồ là các gò đất cao từ 3 - 4 m, có các cửa thông với sông. Vào mùa mưa, khi lũ lên cao, nước lũ tràn bờ, chảy vào lấp đầy hồ, làm chìm ngập hai hồ trong biển nước mênh mông. Đây là hồ chứa nước thiên nhiên rộng lớn, cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho cả vùng phụ cận. Bên cạnh đó, nó còn là “túi cá đồng” tự nhiên rất phong phú, là điểm du lịch lý thú vì cảnh quan hãy còn khá nguyên sơ, và còn vì những món ăn dân dã mang đậm chất của một thời đi mỡ cõi, như: Chuột nướng, lẩu mắm, cá linh kho, cá lóc nướng trui...

Hồ Nguyễn Du thuộc phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Hồ được hình thành từ một nhánh nhỏ của sông Hậu, bắt đầu từ đoạn cách đài Viễn thông An Giang khoảng 100 m, kéo dài gần 1.500m xuôi về hạ lưu. Lâu dần, phù sa bồi đắp tách dần với sông Hậu. Về sau, người ta nạo vét và cải tạo thành hồ với chiều dài 350 m, rộng trên 50 m, diện tích mặt nước khoảng 1.750 m2. Hồ nằm bên cạnh sông Hậu, ở một gốc đường Lê Lợi - con đường chạy giữa hai hàng cây xanh rợp bóng, có lẽ đây là con đường mát nhất thành phố Long Xuyên. Bên kia hồ là đường Nguyễn Du. Hồ nằm giữa hai con đường nhưng khung cảnh lại rất


nên thơ và tĩnh lặng.

+ Hồ nhân tạo:

Các hồ nhân tạo được xây dựng ở vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên vào những năm 1986 - 1994 như: hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc. Ngoài tác dụng cung cấp nước sinh hoạt, các hồ này còn hỗ trợ nước tưới cho hoa màu và các loại cây trồng khác, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng phủ kín đồi trọc, phòng chống cháy rừng và phòng chống sa mạc hóa đất đồng bằng ven núi, góp phần cải tạo môi trường, tạo cảnh quan hấp dẫn cho du lịch sinh thái.

Hồ Soài So nằm dưới chân núi Cô Tô, thuộc địa bàn xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Hồ có chu vi khoảng 5 ha, dung tích 400.000 m3, có chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vùng. Những năm gần đây, Soài So được đưa vào khai thác du lịch. Với cảnh quan tươi đẹp và khí hậu trong lành, nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của Tri Tôn, Soài So là một trong những điểm đến hấp dẫn dành cho du khách trong và ngoài nước.

Hồ Cây Đuốc nằm giữa thung lũng của núi Cấm và Phú Cường được đào sâu 3,9 mét, có dạng hình tròn với diện tích khoảng 1.300m2 hứng và ngăn giữ nước của mạch nước ngầm tại đây quanh năm suốt tháng phun lên khỏi mặt đất ở cao trình 22m cung cấp nước sinh hoạt cho 3 nghìn dân quanh vùng.

Chế độ thủy văn:

Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Kông. Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 - 2,5 m, đặc biệt có khu vực ngập tới hơn 3,5m. Lưu lượng nước trung bình trong năm của sông Tiền và sông Hậu rất dồi dào (14 000m3/s), nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa cạn là 5000 m3/s (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), kiệt nhất vào tháng 3 và 4. Hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng của thủy triều. Mùa lũ là 24 000 m3/s (từ tháng 5 đến tháng 10), cao nhất vào tháng 8,9. Thời gian lũ lên và xuống thường kéo dài 5-6 tháng trong năm.

Ở An Giang thường có các nhiễu động nhiệt đới gây mưa to và dài ngày vào đầu mùa mưa, làm xuất hiện lũ đầu mùa. Sau khi đạt tới đỉnh lũ, mực nước trên


sông Tiền và sông Hậu xuống chậm trong khoảng 10-15 ngày. Mực nước đỉnh lũ đầu mùa ở Tân Châu có mức 3,5m xảy ra sau tháng 7. Sau đó tháng 8,9 nước tiếp tục lên và tạo thành lũ lớn nhất trong năm.

Trong khi dòng chảy mùa lũ chiếm tới 80-90%, thì mùa cạn chỉ có 10-20% lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt nước trong năm xuất hiện vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 và chịu ảnh hưởng của thủy triều, nhất là ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

d/ Sinh vật,

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có thời gian ngập lũ hàng năm khoảng 6 tháng, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất rừng tập trung ở vùng đồi núi và đất phèn nặng thuộc huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, chiếm trên 5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Từ năm 1999 đến cuối năm 2008, An Giang đã trồng được 4.426ha, khoanh nuôi 583ha. Chất lượng rừng trồng được nâng lên hơn trước, loài cây trồng đa dạng, tỉ lệ cây sống đạt cao trên 90%. Diện tích rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh được giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, bảo vệ. Công tác bảo vệ rừng từng bước được xã hội hóa, thông qua việc xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư xã, ấp.

Thực vật:

Trước đây, thảm thực vật tự nhiên của An Giang rất phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Qua nhiều thế kỷ, thảm thực vật này đã biến đổi mạnh do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái ngập nước và hệ sinh thái rừng trên đồi núi đã chuyển dần sang hệ sinh thái nông nghiệp.

- Thảm thực vật ngập nước:

Thực vật chiếm ưu thế là tràm, phát triển ở vùng ngập nước, bưng trũng đất phèn và than bùn ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Cây tràm ở An Giang cao từ 15 - 20 m, có khi đạt tới 25 m. Cách đây gần 1 thế kỷ, tràm mọc thành rừng, phủ kín cả vùng đồng bằng, song do con người khai thác bừa bãi nên rừng tràm bị thu hẹp dần. Ngoài tràm, còn có hơn 100 loài thực vật thuộc các họ khác nhau, trong đó nhiều loài có giá trị phát triển và khai thác như: chà là nước, mốp, trâm sẻ, trâm


khế, sộp, mây nước, nắp bình, bòng bòng, choại, bồn bồn.....Thảm thực vật này có vai trò ngăn cản quá trình oxid hóa khoáng sinh phèn và quá trình khoáng phèn ở tầng đất dưới, đồng thời góp phần điều hoà khí hậu, độ ẩm, cản dòng chảy, giữ phù sa. Một số khu rừng tràm có giá trị du lịch là rừng tràm Trà Sư, Bình Minh, Vĩnh Mỹ, Tấn Tuyến.

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Diện tích là 845ha, với 140 loài thực vật, 11 loài thú, 70 loài chim. Trong đó có 2 loài chim quý hiếm là Cò lạo Ấn Độ (Giang sen) và Cổ Rắn (Điêng Điểng); 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong rừng còn có cả những loài chim không phụ thuộc nhiều vào đất ngập nước như: Chim Ngói và Sáo đá đuôi hung, 23 loài cá được ghi nhận trong đó 2 loài cá có gia trị khoa học và có nguy cơ bị đe dọa diệt chủng là cá Còm và cá Trê trắng.

Ngày 27/5/2005, theo Quyết định số 1530 của UBND tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng - bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia, có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú.

Rừng tràm Bình Minh thuộc địa bàn 2 xã Lương An Trà và xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tuy cũng thuộc hệ sinh thái rừng nước ngập, nhưng rừng tràm Bình Minh không thu hút nhiều loại đông vật như rừng tràm Trà Sư.

Ngoài ra còn có hệ thống rừng tràm Vĩnh Mỹ và rừng tràm Tân Tuyến. Tuy nhiên số lượng cá thể là không nhiều như ở Trà Sư, nếu có biện pháp đầu tư hợp lý sẽ là một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch.

- Thảm thực vật đồi núi:

Tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần thị xã Châu Đốc, huyện Thoại Sơn. Ngày trước, thảm thực vật ở đây thuộc kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới có cấu trúc 3 tầng rõ rệt, phong phú về chủng loại, có nhiều loại cây quý hiếm. Qua nhiều thế kỷ, do tác động của con người, thảm thực vật này đã giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cây tái sinh kém và lớp tái sinh không liên tục, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Con


người đã trồng tỉa hoa màu, cây ăn quả, tạo nên những thảm thực vật nhân tạo thay thế các thảm thực vật tự nhiên. Hiện nay, thảm thực vật này còn giữ được một số loài gỗ quý như: mật, căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch....

Để tạo sự cân bằng sinh thái, điều hoà khí hậu, cải tạo đất, tạo nguồn nước ngọt và hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải khôi phục lại rừng tràm và phủ xanh đồi trọc ở vùng Bảy Núi.

Động vật:

Hệ động vật ở An Giang trước đây rất phong phú. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí đã viết: "Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, cấm chặt cây, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo. Dân núi và người ẩn tụ họp cấy cày ở chân núi". Còn trong núi Khe Săn ở huyện Hà Dương, cách Vàm Nao 5 dặm về phía Đông Nam, theo Trịnh Hoài Đức thì "cây tùng, cây trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập, có ruộng để cày cấy, có chằm để chài lưới, nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi".

Ở các vùng ngập nước thì có nhiều tôm cá và nhiều loài chim cò, đặc biệt có cả cá sấu, nhiều nhất là ở khu vực sông Vàm Nao. Người ta có thể bắt cá sấu về nuôi và xẻ thịt bán. Gia Định thành thông chí viết: "Người ta bắt ở nước thì nuôi trong cái bè, trên đất thì nuôi trong chuồng, rồi đem bán cho hàng thịt, da phơi khô đem bán, răng làm cán đồ dùng". Ngày nay, cá sấu được liệt vào danh sách những loài quý hiếm và được nuôi để lấy da xuất khẩu. Cùng loài bò sát với cá sấu, vùng nông thôn ngập nước ở An Giang còn có nhiều loài rắn như rắn nước, rắn bông súng, rắn ri voi, ri cá, rắn râu, rắn mối, rắn trun, rắn hổ, rắn lục, rắn máy gầm....

Một loài động vật tự nhiên rất phổ biến ở An Giang là chuột. Chuột có mặt ở khắp nơi, từ trong nhà đến ngoài đồng, gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nông. Các giống chuột thường thấy ở An Giang là chuột đồng Rattus argetiventer, chuột nhà Rattus rattus, chuột cống heo hay chuột cống ét Bandicota indica, chuột cống nhum hay chuột cống cơm Bandicota bengalensis, chuột nhắt Mus musculus. Ngoài ra còn có loài chuột nhỏ, di chuyển nhanh trên các đọt lúa, rất khó diệt trừ, gọi là chuột bọ Mus sp. Ở xã Bình Long, huyện Châu Phú có một làng nghề chuyên thu gom và

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí