Tác Động Của Du Lịch Mùa Nước Nổi Đến Môi Trường


Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp với phát triển du lịch. Mỗi loại hình du lịch thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Chẳng hạn du khách đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch.

- Nguồn nước:

Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch.

Đối với DLMNN, các bề mặt sông, hồ và các vùng ngập nước ngọt kết hợp với các loại tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự nhiên, HST nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ hữu tình hấp dẫn du khách.

Các vùng nước mặt có phong cảnh đẹp, không bị ô nhiễm là môi trường thuận lợi cho triển khai các hoạt động tham quan, bơi lội, du thuyền,... và các họat động du lịch sinh thái khác.

- Sinh vật:

Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo.

Đối với DLMNN, nguồn tài nguyên sinh vật quan trọng nhất chính là các hệ sinh thái ngập nước với độ đa dạng sinh học cao, có các loài sinh vật quý hiếm và sự đa dạng cá thể loài. Các hệ sinh thái đất ngập nước thường là nơi tập trung kiếm ăn, cư trú và sinh sản của nhiều loại thủy sản, nhiều loại thú, bò sát, lưỡng cư và các loài chim nước.

Tài nguyên sinh vật kết hợp với tài nguyên nước và địa hình tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển loaị hình du lịch sông nước - miệt vườn đặc trưng trong các vùng có mùa nước nổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch nhân văn:

Mùa nước nổi tạo nên phong cảnh khác với các thời gian khác trong năm ở các vùng có mùa nước nổi. Tài nguyên du lịch tự nhiên là nền tảng quan trọng để

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 4


phát triển DLMNN. Tuy nhiên, trong các chuyến đi du lịch trong mùa nước nổi, du khách còn quan tâm đến các sản phẩm du lịch có liên quan đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn ở các vùng đó. Các tài nguyên nhân văn chủ yếu bao gồm:

- Di tích lịch sử - văn hóa:

Di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, tài trí, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên nhân văn quý giá được hình thành và bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương và các quốc gia. Vì vậy, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn TNDL quý giá.

Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 được quy định:

“ Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá - xã hội”. “ Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặc có những công

trình cổ nổi tiếng”.

Do đó: Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá.

- Lễ hội:

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vật vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiên lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng ôn lại giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về sự kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Các lễ hội thường bao gồm hai phần : phần lễ và phần hội.

- Nghề thủ công truyền thống:


Nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết và công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm ước vọng của con người.

Khi du khách đến tham quan, nghiên cứu ở các làng nghề thủ công truyền thống, họ không chỉ tìm hiểu thưởng thức những giá trị nghệ thuật, sản xuất nghề, mùa những sản phẩm thủ công quý làm quà cho người thân của mình mà còn là dịp để du khách tìm hiểu, trải nghiệm, hưởng thụ những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của các làng nghề truyền thống.

1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông cùng với hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện và cấp thoát nước, ... là những nguồn lực quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển..

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu vì họat động du lịch gắn liền với việc di chuyển con người. Một địa bàn có thể có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội.

Mỗi loại hình giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Đối với DLMNN, giao thông đường thuỷ có vai trò đặc biệt quan trọng. Các phương tiện giao thông đường thủy cho phép du khách có thể kết hợp di chuyển với tham quan, giải trí,… dọc theo sông hay trên các vùng ngập nước..

- Thông tin liên lạc là điều kiện cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, thỏa mãn nhu cầu giao lưu của du khách và các đơn vị cung ứng du lịch giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

- Hệ thống cung cấp điện, nước: khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại,… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Hệ thống xử lý cấp thoát nước, xử lý chất thải còn góp phần quan trọng tạo ra những


điều kiện đáp ứng nhu cầu nước sạch và tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật:

CSVCKT được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kĩ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách.

CSVTKT du lịch bao gồm:

- Các cơ sở lưu trú, ăn uống (motel, hotel, camping, Bugalow, Làng du lịch, Biệt thự, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng, nhà có phòng cho thuê, nhà hàng cafeteria, night club, snack bar,...)

- Các cơ sở vui chơi giả trí: các công viên giải trí, công viên chủ đề, các sân thể thao, phòng thể thao, sân vận động, các thiết bị vui chơi giải trí.

- Các phương tiện vận tải dùng chuyên chở khách du lịch như máy bay, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa,... Đối với du lịch mùa nước nổi, cần có các phương tiện giao thông đường thủy đa dạng, thích hợp với họat động tham quan và thực hiện các dịch vụ khác.

- Các trạm đón tiếp trên các tuyến du lịch, các trung tâm thông tin du lịch, các trung tâm mua sắm,... và các cơ sở dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện…

- Các khu du lịch

Ngoài yếu tố tài nguyên du lịch, CSVTKT du lịch góp phần đáng kể vào việc phát triển bền vững cho hoạt động du lịch ở các địa phương, các quốc gia cũng như mức độ thu hút khách du lịch, sự thảo mãn trong hoạt động du lịch về điều kiện vật chất của du khách.

Có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của CSVCKT du lịch đó là: Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện cho du khách.

1.2.3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Nguồn nhân lực du lịch:


Lao động du lịch bao gồm toàn bộ năng lực con người trong và ngoài nước, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý, nghiên cứu, khinh doanh du lịch của các quốc gia, vùng, địa phương. Đây là một trong số các yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch về tốc độ, chất lượng và tính đa dạng.

Lao động du lịch bao gồm lao động có trình độ chuyên sâu và khả năng tổng hợp cao, chuyên nghiệp và lao động truyền thống đơn giản không đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, lao động du lịch vừa là chủ thể và đối tượng khai thác, không có sự phân bố đồng đề về không gian và sử dụng thời gian ổn định, số lượng lao động thường xuyên thay đổi theo thời vụ và tính chất, yêu cầu của các loại hình du lịch.

Hoạt động DLMNN có đặc thù riêng, đòi hỏi hướng dẫn viên am hiểu về những loại động, thực vật sống trong mùa nước nổi như : sen, súng, bông điên điển,...các loài cá, cò,… để giải thích và trả lời trước những câu hỏi của khách tham quan. Bên cạnh đó, họ cũng phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để hướng dẫn cho khách quốc tế.

Ngoài ra, hoạt động DLMNN còn cần khá nhiều lao động phổ thông để bơi xuồng, chạy máy, chạy ghe, trẹt chở khách tham quan. Những ngư dân chày lưới, giăng câu, đổ lợp, cắt vó, bắt chuột,... cùng các thợ nấu ăn trong các điểm du lịch cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho DLMNN ở An Giang.

Chính sách phát triển du lịch:

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch. Đường lối chính sách ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một địa phương.

Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du


lịch. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt đọng du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. Một số nước ở Đông Nam Á từ thập niên 80 của thế kỷ XX như Thái Lan, Malayxia, Xingapo… đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phù hợp, quan tâm đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch song do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp như Ấn Độ, Braxin… nên ngành du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

1.2.3.4. Tác động của du lịch mùa nước nổi đến môi trường

Tác động tích cực

DLMNN góp phần bảo vệ và phát triển cảnh quan tự nhiên của địa phương, vùng hay khu vực có mùa nước nổi.

Hoạt động du lịch càng ngày làm nâng cao giá trị cuả các yếu tố sinh thái đặc trưng của vùng, nhất là trong mùa nước nổi. DLMNN không những góp phần bảo vệ những cảnh quan tự nhiên luôn mang đậm bản sắc thuần túy và đơn sơ như các hoạt động diễn ra hàng ngày: hái bông điên điển, chày lưới, câu cá, bơi xuồng,.... mà còn làm tăng thêm thu nhập của những cư dân sông ven vùng nước nổi. Bên cạnh đó, DLMNN còn làm duy trì và phát triển môi trường sống của các loại thực, động vật như các cây tràm, đước,... và các loài chim, chuột, cá,...một mặt bảo vệ chúng, mặt khác giới thiệu chúng đến với mọi người trong và ngoài khu vực để cùng nhau bảo tồn những giá trị tự nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ.

Tổ chức tốt các hoạt động du lịch trong mùa nước nổi góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của những người tham gia du lịch, làm cho họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự đa dạng loài và mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái đất ngập nước đối với môi trường xung quanh.

Tác động tiêu cực

Họat động du lịch nói chung dù ít hay nhiều đều có những tác động tiêu cực đối với môi trường. Đối với DLMNN, có các tác động tiêu cực chủ yếu sau:

- Làm ô nhiễm nguồn nước:


Do dòng nước mang lượng phù sa lớn nên gây khó khăn cho việc xử lý nước sinh hoạt nhất là vùng nông thôn đã quen sử dụng nước sông để sinh hoạt là chính. Ngoài ra các chất thải từ nhiều yếu tố hoặc các nơi khác đổ về cũng làm giảm đi chất lượng của nguồn nước như :

+ Rác thải từ hoạt động du lịch : Rác thải của du khách, Cở sở dịch vụ lưu trú, nghĩ ngơi,...

+ Rác sinh hoạt của hộ gia đình ven vùng

+ Rác từ hoạt động nông nghiệp : các lọ, chay thuốc trừ sâu đã qua sử dụng, bao bì,...

+ Các chất thải từ thượng nguồn đổ về

- Làm suy giảm số lượng thủy sản trong vùng ngập nước:

Số lượng cá và các loại thủy sản khác bị đánh bắt khá nhiều khi hoạt động DLMNN, một phần do nhu cầu của du khách muốn thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng, một phần do sự khai thác của người dân địa phương trong mùa nước nổi. Điều đó sẽ càng trở nên nghiêm trọng nếu không có sự quản lý chặt chẽ trong đánh bắt và nuôi trồng thích hợp.

- Ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động vật sống trong vùng ngập nước.

Các loài động thực vật sống trong mùa nước nổi chịu tác động khá lớn từ hoạt động của khách tham quan. Lượng khách càng nhiều thì ảnh hưởng càng lớn, chẳng hạn như: tiếng nói, cười, tiếng máy chạy, đèn máy ảnh, máy quay phim,... ảnh hưởng đến tập quán sinh sống bình thường của chúng. Do đó cũng gây khó khăn nhất định cho việc bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước.


Chương 2‌

TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG


2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang‌

2.1.1. Lịch sử hình thành‌

2.1.1.1. Thời phong kiến

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, An Giang xưa kia là vùng đất Tầm Phong Long của vương quốc Chân Lạp. Vào năm 1757, Quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất này cho chúa Nguyễn Phúc Khoát để đền ơn chúa Nguyễn giúp mình lên làm vua và dẹp yên nội loạn. Sau đó, chúa Nguyễn đặt làm đạo Châu Đốc. Đầu triều Nguyễn, thấy đất đai hoang vắng, vua Gia Long mới mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương, lệ thuộc trấn Vĩnh Thanh.

Năm 1832, vua Minh Mạng lấy đất này gộp với huyện Vĩnh An của tỉnh Vĩnh Long lập thành tỉnh An Giang. Tỉnh An Giang vào năm 1836 gồm hai phủ chia thành bốn huyện là: huyện Tây Xuyên và Phong Phú thuộc phủ Tuy Biên; huyện Vĩnh An và Đông xuyên thuộc phủ Tân Thành. Trương Minh Giảng là vị tổng đốc đầu tiên trồng coi hai tỉnh An Giang và Hà Tiên. Tỉnh An Giang ngày nay tương đương với phần đất của phủ Tuy Biên thời bấy giờ.

Đến đời Tự Đức, sau nhiều lần tách, nhập, tỉnh An Giang có 3 phủ với 10 huyện. Cụ thể như sau: Phủ Tuy Biên gồm các huyện: Tây Xuyên, Phong Phú, Hà Dương, Hà Âm. Phủ Tân Thành gồm các huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Phủ Ba Xuyên gồm các huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh, Vĩnh Định.

2.1.1.2. Thời Pháp thuộc

Thời kỳ 1867 – 1945

Ngày 05-10-1876, Thống đốc Dupré ký nghị định bãi bỏ hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh, chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac với tất cả 19 hạt. Tỉnh An Giang được chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí