Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch 86799


Lễ hội của người Hoa:

Người Hoa ở An Giang sống tập trung nhiều ở khu vực chợ Long Xuyên và Châu Đốc. Do đặc điểm tín ngưỡng theo phật giáo Đại Thừa và “Đa thần giáo”, người Hoa thờ cúng: Quan Đế Thánh Quân, Bà Thiên Hậu, Phật Bà Quan Âm và tổ tiên ông bà. Tập tục lễ tết và thờ cúng trong gia đình người Hoa có nhiều điểm giống như người Việt; tuy nhiên có khác một số chi tiết như: Lễ đón giao thừa, người Hoa cũng món chay và các món chè.

Nghề thủ công truyền thống:

Tỉnh An Giang có 29 làng nghề tiểu thủ công nghiệp theo tiêu chí của tỉnh và 49 địa bàn có nghề tiểu thủ công nghiệp, với 11.642 hộ, giải quyết việc làm cho trên

30.000 lao động. Trong đó, có 19 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận.

Những làng nghề truyền thống thường hình thành có bề dày về thời gian lẫn tay nghề, như Tịnh Biên có làng nghề dệt thổ cẩm Khơ-me Văn Giáo, Chợ Mới có làng nghề mộc Chợ Thủ, Mỹ Luông, Tấn Mỹ; Tân Châu có làng nghề tơ lụa, làng nghề thổ cẩm Chăm ở Châu Phong; Châu Đốc có làng nghề chế biến mắm rất nổi tiếng và được du khách ưa chuộng…

Ngoài ra, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ rất đặc sắc như tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng, hàng mỹ nghệ tre bông của cơ sở Viễn Thành, tranh từ hoa cỏ của cơ sở Hoàng Cung, điêu khắc gỗ của cơ sở Tây Sơn, mộc mỹ nghệ Hồng Mỹ, sản phẩm nội thất từ lục bình của cơ sở Hoàng Yến, các sản phẩm thêu rua của hợp tác xã Kim Chi v.v… Tất cả hợp thành một bức tranh đa sắc màu và đều có thể trở thành những điểm đến rất thích hợp cho ngành Du lịch nếu như có một chiến lược lâu dài về khai thác và phát triển dịch vụ phục vụ du khách trong khu vực và quốc tế.

Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, Long Xuyên:

Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên đã có tuổi thọ gần 100 năm với những gia đình 3 đời làm thợ. Làng lưỡi câu Mỹ Hòa hoạt động quanh năm chứ không chỉ mùa nước nổi, sản xuất cả lưỡi câu cá nước ngọt và lưỡi câu cá đại


dương. Toàn phường có hơn 300 hộ hành nghề với gần 1000 lao động, tập trung ở 2 khu: Tây Khánh 2 chuyên sản xuất lưỡi câu đi biển, Tây khánh 3 chuyên sản xuất lưỡi câu nước ngọt. Sản phẩm của làng nghề có hơn 30 chủng loại, từ cái lưỡi câu cá rô bá xíu đến các loại câu đúc, câu phược, câu rùa,…lại có những loại câu rất lạ như: “câu kiều” không có ngạnh, được làm bằng inox để câu cá đuối, “câu phi” không dập mà uốn tròn, có cả lưỡi câu đặc chủng chỉ dành câu cá mập con,…

Cái lưỡi câu đơn giản vậy nhưng để hoàn thành nó phải trãi qua 12 công đoạn: đầu tiên là bẻ dây rồi quay, chặt, sau đó cắt mạnh, mài mũi, dập, tôi, xi bóng…Ngày xưa để làm cái lưỡi câu phải mua dây cáp của tàu biển, xà lan, cần cẩu phế thải về chặt ra, nay nguyên liệu làm lưỡi câu được các cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh làm sẵn, đóng gói. Hàng làm không chỉ bán cho các tỉnh trong vùng mà còn ngược lên TP. Hồ Chí Minh, ra các tỉnh miền Trung và xuất sang Campuchia quy tay thương láy.

Làng nghề mộc Chợ Thủ, Chợ Mới:

Các cụ cao niên ở Chợ Thủ kể rằng: Vào khoảng năm 1982 làn sóng dân di cư từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ rất nhiều, mới đầu tập trung ở Gò Công, sau đó từng nhóm đi vào các tỉnh, trong các nhóm đi vào sinh sống ở Chợ Thủ mang theo nghề thợ mộc và chạm trổ rất tinh xảo. Số gia đình đến chợ Thủ sinh sống theo từng nhóm. Nhóm có nghề mộc thì truyền lại cho con cháu mình va dạy cho cả những người có nhu cầu học nghề sống tại địa phương. Lúc đầu nghề mộc chủ yếu đóng đồ gia dụng phục vụ sinh hoạt gia đình nhưng đều chạm trổ rất sắc sảo, công phu và tỉ mỉ. Những năm 1960-1970, làng nghề mộc Chợ Thủ phát triển mạnh nhờ có đội ngủ thương lái khoảng 30 ghe (100 tấn/ghe) từ Tiền Giang – Mỹ Tho thường gọi là Định Tường lên mua đồ gỗ đi bán khắp các tỉnh đồng bằng.

Hiện nay, đồ gỗ được người tiêu dùng ưu chuộng, nhất là các mặt hàng cao cấp phục vụ trang trí nội thất như: tủ, bàn, ghế, sa lon, cửa nhà,…Đáng chú ý là mặt hàng chạm trổ Long Điền A đã sản sinh ra nhiều nhân tài của làng nghề và nghệ nhân tiêu biểu. Toàn xã Long Điền A hiện có 2394 hộ có nghề mộc trong tay, trong đó có 1369 hộ sinh sống bằng nghề mộc, giải quyết việc làm cho gần 700 lao động.


Làng nghề rèn Phú Mỹ:

Trên 80 năm tồn tại, làng nghề rèn Phú Mỹ, huyện Phú Tân được xem là làng nghề truyền thống nổi tiếng và hoạt động khá hiệu quả hiện nay ở An Giang. Nếu như trước đây những hộ dân bám nghề thường có cuộc sống khốn khó thì những năm trở lại đây khi hợp tác xã nghề rèn Phú Mỹ được hình thành đã làm thay đổi đời sống và thu nhập của người lao động. Bởi lẽ, ngoài việc sản xuất đáp ứng nhu cầu về dao, búa, lưỡi hái,…trong sinh hoạt, lao động, sản phẩm rèn của Phú Mỹ còn có mặt tại các hội trợ triễn lãm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Làng nghề có khoảng 80 cơ sỡ sản xuất lớn nhỏ, với trên 400 lao động, nằm trải dọc từ tổ 8 đến tổ 17, trong đó có 25 cơ sở sản xuất và hộ gia đình là thành viên của hợp tác xã, chiếm 25% số lượng của làng nghề. Hiện làng nghề sản xuất 15 mặt hàng chính. Các loại dao, búa, lưỡi hái là những mặt hàng truyền thống mang nét đặc trưng của làng nghề.

Năm 2006, thương hiệu hàng hóa của làng nghề được công nhận. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động của làng nghề ngày càng vững vàng hơn trong thời kỳ hội nhập.

Làng nghề đóng ghe xuồng Mỹ Hiệp, Chợ Mới:

Mỹ Hiệp là một trong ba xã cù lao (cùng với Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân) thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp với con sông Tiền. Nơi đây, có hệ thống sông rạch chằng chịt với hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen nhau như mạng nhện tạo điều kiện cho giao thông thủy phát triển. Hằng năm, mỗi khi lũ kéo về thì việc đi lại, sinh hoạt, giao lưu, buôn bán và lưu thông hàng hóa của người dân chủ yếu bằng ghe, xuồng. Xuất phát từ nhu cầu trên, làng nghề đóng ghe, xuồng xã Mỹ Hiệp đã ra đời cách đây khoảng 100 năm. Lúc đầu, do phương tiện sản xuất thô sơ, lạc hậu, kỹ thuật sản xuất đơn giản nên sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao. Sau nhiều năm sản xuất chưa đạt hiệu quả, các thế hệ kế thừa đã đúc kết kinh nghiệm từ thời trước của cha ông, không ngừng học hỏi thêm kỹ thuật từ nơi khác kết hợp với khả năng sáng tạo của bản thân nên chất lượng ghe xuồng làm ra ngày càng được cải tiến, mẫu mã của nó cũng ngày càng đa dạng, phong phú.


Làng nghề đóng ghe, xuồng ở xã Mỹ Hiệp tập trung chủ yếu tại ấp Tây Thượng, từ tổ 5 đến tổ 13, dân số của 9 tổ này là 1.246 người với 180 hộ, số hộ sống bằng nghề đóng ghe, xuồng là 111 hộ (chiếm 61,6% số hộ của 9 tổ) và giải quyết việc làm ổn định cho 627 lao động (chiếm 69,6 % số lao động của 9 tổ) trong khu vực sản xuất ghe, xuồng của ấp Tây Thượng. Trong đó, số lao động trực tiếp đóng ghe, xuồng trên địa bàn Mỹ Hiệp trên 500 lao động, số lao động dịch vụ và phục vụ cho ngành đóng ghe, xuồng xấp xỉ 130 người.

Các tài nguyên nhân văn khác:

Đặc trưng văn hóa người Chăm ở An Giang:

Ở An Giang hiện nay có khoảng 13.000 người Chăm, sống tập trung ở các xã Khánh Hòa, Vĩnh Trường, Phú Hiệp, Châu Phong, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái và Đa Phước thuộc địa bàn 3 huyện: An Phú, Phú Tân và Tân Châu.

Người Chăm ở đây theo đạo Hồi giáo Islam, có những nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Họ cư trú trong những ngôi nhà sàn khang trang. Có hai loại nhà sàn: “nhà sàn tốp” là nhà có 4 kèo tiếp giáp với cột giữa ở trước, “nhà sàn hấp” là loại nhà có hai kèo tiếp giáp với cột giữa và hai kèo kia gởi phân nửa qua cột giữa, phân nửa qua kèo. Mái nhà lợp ngói hoặc lá, thường có bốn gian và một nhà bếp riêng. Hai gian ngoài dùng để tiếp khách nam, hai gian trong dùng để ngủ và tiếp khách nữ. Giữa hai gian có một vách ngăn, có cửa ra vào và che rèm thêu kết tua rất đẹp. Trước nhà có hàng ba, có cầu thang, khi lên nhà giày dép của chủ nhà và khách đều để phía dưới cầu thang. Khi khách đến nhà, chủ nhà trải chiếu mời khách ngồi nói chuyện, ăn bánh và uống nước trà. Người Chăm không dùng bàn ghế trong nhà. Ngày xưa, phụ nữ Chăm thường bị cấm cung, không cho tiếp xúc người ngoài. Ngày nay tập quán này đã được thay đổi dần, phụ nữ Chăm được đi học, mua bán và giao tiếp với xã hội.

Người Chăm An Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Con gái khoảng 11-12 tuổi đã được mẹ và bà truyền nghề cho. Thổ cẩm Chăm hiện nay chủ yếu dùng nguyên liệu từ sợi công nghiệp, nhưng vẫn giữ được phương pháp nhuộm


màu truyền thống từ nước nấu củ, vỏ, lá cây rừng và họa tiết hoa văn độc đáo, mang bản sắc riêng.

Nét độc đáo của văn hóa người Chăm ở An Giang là lễ hội. Trong đó lễ cưới và lễ Ramadan là ấn tượng nhất.

Đặc trưng văn hóa người Khmer ở An Giang:

Người Khmer bắt đầu sinh sống trên địa bàn An Giang cách đây gần ba thế kỷ, cư trú đông đúc ở một số huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên. Người Khmer Nam Bộ xây dựng phum, sóc của mình quanh các sườn đồi thành từng lớp như hình “vành khăn” từ chân núi, tiến dần theo hướng ra ruộng đồng và những con mương xunh quanh. Tại đây, từ trên ba thế kỷ qua, họ đã cùng với người Việt, người Chăm, người Hoa chung sống hòa thuận bên nhau. Qua quá trình giao lưu và trao đổi văn hóa tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng An Giang.

Phum, sóc (sróc) là điểm định cư truyền thống của người Khmer. Dưới tán dừa hay thốt nốt, có từ vài ba đến vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum, sóc là hình thức xã hội cổ truyền của người Khmer. Trong phum, sóc, chúng ta thấy vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng. Bộ máy tự quản cổ truyền của các phum, sóc là mê phum, mê sóc (mẹ phum, mẹ sóc). Đó là những thành viên có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín được người dân bầu lên. Tuy hiện nay mê phum, mê sóc không còn thực hiện quyền quản lý, điều hành xã hội Khmer nữa, nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến tình cảm, huyết tộc của người Khmer.

Người Khmer ở An Giang đa số theo đạo Phật. Phật giáo tiểu thừa được người Khmer tiếp nhận từ thế kỷ XIII và trở thành tôn giáo độc tôn của họ. Tại các phum, sóc Khmer, con trai đến gần tuổi trưởng thành đều được cha mẹ gởi vào tu học tại chùa. Tại đây, họ không chỉ nghe thuyết pháp giáo lý nhà Phật mà còn học chữ và kiến thức phổ thông. Bởi vậy, chùa đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống, tâm linh của người Khmer. Ngay cả đến khi nhắm mắt xuôi tay, người Khmer cũng gởi nắm tro tàn đã hỏa thiêu vào chùa.

Một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính cộng đồng tiêu biểu của người Khmer là múa hát vào các dịp hội hè. Hầu như tất cả mọi người Khmer


đều biết múa, biết hát. Các điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành… như: Dù kê, Lâm vông, Lâm thôn, múa chim công, múa gáo dừa, múa đám cưới…tuân theo những quy cách nghệ thuật đặc sắc, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Đặc trưng văn hóa người Kinh ở An Giang:

Người Kinh bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Kinh gốc miền Trung vào đây từ rất lâu. Mặc dù cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Tiền và sông Hậu.

Người Kinh ở An Giang có tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845). Những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa gồm dân các tỉnh xung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn. Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837), hiện con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây. Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch‌

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông:

Đường bộ:

An Giang có 4.382km đường bộ, trong đó Quốc lộ có 4 tuyến đi qua : Quốc lộ 91 đi từ Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên tổng chiều dài 93 km, Quốc lộ 91C chiều dài 35,5 km (chuyển Đường tỉnh 956 lên theo quyết định số 1128/QĐ- BGTVT ngày 31/5/2011 của Bộ giao thông vận tải), Quốc lộ N1 Châu Đốc – Hà Tiên dài 23 km và Quốc lộ 80 đi qua xã Phú Nhuận huyện Thoại Sơn dài 1,2 km, 14 tuyến Đường tỉnh tổng chiều dài 394 km và 94 cây cầu có tổng chiều dài 3.499 m,


hệ thống giao thông toàn tỉnh 3.871 km, trong đó có đường nhựa 1.778 km, xi măng 326 km, còn lại là đường đất. Những năm qua bằng nhiều nguồn vốn, địa phương đã xây dựng mới và nâng cấp được 1.177 km đường, trong đó Quốc lộ được 23 km, đường tỉnh được 56 km, còn lại là đường giao thông nông thôn.

Đường thủy:

- Các tuyến đường thủy do Trung ương quản lý gồm: tuyến sông Tiền, sông Hậu và mộ số tuyến khác với tổng chiều dài 372,3 km. Các tuyến trên điều kiện luồng lạch cho phép tàu trọng tải đến 5.000 tấn hoạt động.

- Các tuyến đường thủy do địa phương quản lý dài khoảng 508,9 km sông, kênh cho thông thuyền loại 20 - 100 tấn, số còn lại 1561,3 km chủ yếu phục vụ vận tải nội đồng với loại phương tiện và gia dụng nhỏ.

Hệ thống điện:

Tỉnh An Giang hiện được cấp điện từ nhà máy điện Trà Nóc với công suất sử dụng 166 MW và lưới truyền tải 229 KV với nguồn điện Phú Mỹ và trạm 500 KV Phú Lâm, có 02 lưới điện là 220 KV, 110 KV.

Lưới điện cao thế, gồm đường dây 220 KV đoạn đi qua địa bàn tỉnh An Giang dài 81,5 km, lưới 110 KV với dung lượng là 315 MVA, bao gồm các trạm như : trạm Long Xuyên, trạm Châu Đốc, trạm Cái Dầu, trạm Phú Tân, trạm Tri Tôn, trạm An Châu.

Lưới điện trung thế có tổng chiều dài dài 2.799km. Lưới điện hạ thế có tổng chiều dài 2.397 km.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang hệ thống mạng lưới điện được phủ đầy trong toàn tỉnh, số hộ có điện 435.585/475.898 đạt tỷ lệ 91,5% ; điện thương phẩm bình quân/đầu người/năm là 297 kWh ; tổn thất lưới phân phối 7,7% ; phụ tải cao điểm 133,1 MW.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt:

Tỉnh đã đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước thành phố Long Xuyên công suất

34.000 m3/ngày, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia ; các huyện, thị xã và các thị trấn, khu dân cư đã xây dựng các hệ thống cung cấp nước đáp ứng nhu cầu dùng


nước sạch của người dân trong tỉnh.

Tổng số hệ thống cấp nước : 176 hệ thống, tổng công suất 116.000 m3/ngày đêm, tổng chiều dài mạng lưới đường ống phân phối 1.997 km.

2.2.2.2. Cơ sở VCKT

Hệ thống cơ sở lưu trú :

Bảng 2.4. Khách sạn trên địa bàn tỉnh An Giang



Địa Bàn

Số

khách sạn

Số Phòng

Số giường

Phân loại sao

1

2

3

4

TP. Long Xuyên

41

926

1355

17

5

1


TX. Châu Đốc

23

592

1136

6

5


1

Tân Châu

1

20

24





Chợ Mới

3

71

76

1




Châu Thành

1

17

21





Tịnh Biên

1

8

16





Tổng Số

70

1634

2628





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 9

Nguồn : sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang

Nhìn chung số lượng khách sạn trên địa bàn tỉnh tương đối ít và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc là hai nơi có hoạt động kinh tế và du lịch phát triển. Tổng số khách sạn là 70, trong đó lần lượt là 41 và 23 là ở Long Xuyên và Châu đốc, các huyện còn lại chiếm số lượng rất thấp và một số huyện chưa có như : Phú Tân, An Phú, Thoại Sơn và Tri Tôn. Lượng khách sạn hiện có cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhưng vẫn còn thiếu ở các điểm du lịch quan trọng. Theo dự báo, trong những năm tới, lượng du khách đến với An Giang ngày càng tăng. Do đó, cần đầu tư xây dựng thêm và kiện toàn hệ thống khách sạn đạt chuẩn nhằm mang lại hiệu quả hơn cho du lịch địa phương.

Một số khách sạn tiêu biểu :

- Khách sạn Đông Xuyên ở TP. Long Xuyên đạt chuẩn 3 sao, có 58 phòng và 109 giường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023