giết thịt chuột, gọi là làng nghề Chuột.
Với những cánh đồng bạt ngàn, An Giang là nơi sinh sống của nhiều loài chim hoang dã như: sẻ, chào mào, chích chòe, sậu, sáo, cồng cộc, le le, vịt trời, cò trắng, cò ma, cò bộ, cò lửa, diệc, cuốc, trích....Theo số liệu điều tra vào tháng 07- 1999, ở rừng Trà Sư huyện Tri Tôn có 62 loài chim với hơn 5.000 cá thể. Rừng Trà Sư thể hiện tính đa dạng sinh học, là nơi có nhiều loài chim trú ẩn và làm tổ. Cũng trong đợt điều tra này, người ta còn phát hiện một số lượng nhỏ loài điêng điểng đang sinh sản. Đây là loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, còn có hơn 300 cá thể diệc lửa, điều này cho thấy đây có thể là điểm trú ngụ của các loài diệc lửa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn thủy sản:
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, cùng với hệ thống sông ngòi dầy đặc đã tạo nên một khu hệ sinh thái đặc trưng vùng nội địa. Hàng năm vào đầu mùa lũ khoảng tháng 7-8, mực nước sông Cửu Long lên rất nhanh làm ngập một vùng diện tích rộng lớn đặc biệt là 2 khu vực Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Ngoài lượng phù sa bồi đắp hàng năm nước lũ còn đem lại một nguồn lợi thuỷ sản to lớn rất có ý nghĩa đối với đời sông ngư dân tỉnh An Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo Thống kê của Chi cục Thủy sản An Giang thì sản lượng nuôi trồng năm 2010 khoảng 105.000 tấn trong đó sản lượng cá tra chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thủy sản đạt khoảng 81,17%. Các lọai hình nuôi chủ yếu là: nuôi ao, nuôi bè, nuôi chân ruộng, nuôi đăng quầng.
Nguồn thủy sản phong phú có ý nghĩa rất quan trọng cho loại hình DLMNN. Các loại cá như: Cá Linh, cá Lóc, Cá Rô,…là những loài tạo ra các món ăn dân dã mang hương vị đậm chất đồng quê. Điều này sẽ làm cho DLMNN trở nên hấp dẫn hơn với du khách. Bên cạnh đó, thủy sản góp phần tạo nên những hình ảnh và sản phẩm du lịch độc đáo hơn trong mùa nước nổi như: các món ăn đặc sản cá linh kho mía, cá linh nhúng giấm, cá lóc nướng trui,…các hình thức bắt cá bình dị như giăng lưới, thả câu, đặt vó,…tạo nên một bức tranh đa dạng hơn trong DLMNN.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn ở An Giang phong phú và đa dạng, đây là các tài nguyên du lịch chung của tỉnh và góp phần vào việc tạo nên sự phát triển tổng hợp du lịch của tỉnh. Với các loại hình du lịch khác nhau như du lịch tham quan, leo núi, viếng chùa, miếu, sinh thái,…trong đó của DLMNN. Tài nguyên du lịch nhân văn ở An Giang là bước đệm hiệu quả tạo sự đa dạng sản phẩm du lịch và thu hút số lượng du khách đến với An Giang vào mùa nước nổi. Đó là sự gắn kết chặt chẽ trong hoạt động du lịch giữa các loại hình du lịch với nhau, các sản phẩm du lịch khác nhau tạo nên sự hổ trợ lẫn nhau cho sự phát triển chung và cho sự phát triển của DLMNN.
Sự đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn góp phần tạo nên sự đa dạng cho các loại hình du lịch được thể hiện sau đây:
Di tích lịch sử - văn hóa:
Bảng 2.3. Các di tích lịch sử-văn hóa ở An Giang được công nhận
Di Tích | Địa điểm | Công nhận số | |
Khu lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tích Tôn Đức Thắng | Lịch sử | Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên | 114/VH-QĐ ngày 30/9/1984 |
Núi Sam, Chúa xứ Thánh miếu, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An, Chùa phước Điền | Lịch sử và danh thắng | Xã Vĩnh Tế, Thị xã Châu Đốc | 92/VH-QĐ ngày 10/7/1980 |
Nhà Mồ Ba Chúc, Chùa Tam Bửu, Chùa Phi Lai | Lịch sử | Xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn | 92/VH-QĐ ngày 10/7/1980 |
Chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự) | Lịch sử | Xã Long Sơn, huyện Phú Tân | 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 |
Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành | Lịch sử | Xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú | 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 |
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích Và Dân Số Các Huyện Thuộc Tỉnh An Giang Các Năm 2009 - 2010
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Mùa Nước Nổi Ở An Giang
- Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 7
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Danh Sách Siêu Thị Và Trung Tâm Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang
- Số Lượng Khách Quốc Tế Và Khách Nội Địa Ở An Giang, Giai Đoạn 2006 - 2010
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Lịch sử | Xã Mỹ Hội An, huyện Chợ Mới | 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 | |
Cột Dây Thép | Lịch sử cách mạng | Xã Long Điền A, huyện Chợ Mới | 34/VH.QĐ ngày 09/01/1990 |
Đồi Tức Dụp | Lịch sử cách mạng | Xã An Tức, huyện Tri Tôn | 666/VH.QĐ ngày 01/4/1985 |
Đình Châu Phú | Kiến trúc nghệ thuật | Phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc | 1288/VH.QĐ ngày 16/11/1988 |
Đình Mỹ Phước | Kiến trúc nghệ thuật | Phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên | 2233/QĐ.BT ngày 26/6/1995 |
Chùa Xà Tón (Xvayton) | Kiến trúc nghệ thuật | Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn | 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 |
Chùa Ông Bắc | Kiến trúc nghệ thuật | Phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên | 112/V , ngày 15/6/1987H.QĐ |
Thánh đường Hồi giáo MUBARAK | Kiến trúc nghệ thuật | Xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân | 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 |
Hai bia đá và Tượng Phật bốn tay | Kiến trúc nghệ thuật | Xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn | 28/VH.QĐ ngày 18/01/1988 |
Chùa Hòa Thạnh | Kiến trúc nghệ thuật | Xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên | 983/VH.QĐ ngày 28/9/1990 |
Bia Thoại Sơn | Lịch sử | Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn | 993/VH.QĐ ngày 28/9/1990 |
Đình Thần Đa Phước | Kiến trúc nghệ thuật | Xã Đa Phước, huyện An Phú | 05/1999/QĐ.BVHTT ngày 12/02/1999 |
Nguồn: Sở văn hóa thông tin An Giang
Khu lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng:
Khu lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên một cù lao giữa sông Hậu, có tên là cù lao ông Hổ thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, cách trung tâm thành phố Long Xuyên 3km. Khu lưu niệm được bắt đầu hình thành sau khi Bộ Văn Hóa Thông Tin có quyết định số 114/VH.QĐ ký ngày 30/8/1984 chính thức công nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng (nơi Bác Tôn sinh ra và sống tại đây trong những năm tháng thời niên thiếu) là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Khu lưu niệm Bác Tôn là điểm hấp dẫn du khách, là điểm sinh hoạt truyền thống, về nguồn,...và cũng là tụ điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ-thể dục thể thao trong các ngày lễ hội và các ngày lễ lớn của đất nước.
Di tích khảo cổ Óc Eo:
Những phát hiện khảo cổ trên núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo cho thấy, vùng đất An Giang từng là một thương cảng lớn, có thành trì, hào nước và nhà cửa sầm uất. Đặc điểm nổi bật của cư dân văn hóa Óc Eo là lối cư trú trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, hoặc chọn các gò, giồng cao xây dựng những trung tâm sinh hoạt tinh thần, mở rộng khu vực xung quanh làm nơi cư trú, tiến đến mở rộng địa bàn canh tác. Cư dân cổ đã duy trì và phát triển cuộc sống này, trở thành một “truyền thống” thể hiện qua hệ thống di tích kiến trúc và những di vật khảo cổ có niên đại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X - XII. Đặc điểm cư trú này hiện còn thể hiện rất rõ nét tại nhiều nơi ở tỉnh An Giang.
Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành:
Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, nằm giữa cánh đồng Láng Linh, trên bờ kinh xáng Vịnh Tre (kênh Tri Tôn). Từ thành phố Long Xuyên đi đến di tích khoảng 50km. Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành do ông Trần Văn Nhu, con trai cả của ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm Đinh Dậu (1897), là nơi tưởng nhớ ông quản cơ Trần Văn Thành-người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh-Bảy Thưa (1867-1873) đã hy sinh trong trận quyết chiến chống thực dân Pháp và là nơi tập hợp nhân dân và tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.
Cột Dây Thép:
Cột dây Thép ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới được xây dựng vào cuối thế kĩ XIX, là hệ thống thông tin liên lạc của chính quyền thực dân Pháp. Cột dây thép hình tháp chóp vuông, cao 30m, với 4 chân trụ vững chắc, mỗi chân bằng theo hình L nối kết không đều.
Tháng 4-1930, Đặc ủy Hậu Giang tiến hành thành lập một chi bộ Đảng xã Long Điềm gồm 3 đồng chí Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thủy. Để chào mừng sự kiện trên, lá cờ Đảng đầu tiên được treo trên đỉnh Cột dây thép và tiếp theo là lá cờ lớn hơn được treo và đưa ra dây thép ở vị trí giữa sông do ông Lê Văn Đỏ một quần chúng tốt, đã lãnh trách nhiệm trực tiếp với sự hỗ trợ tích cực của quần chúng khác. Cờ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân phấn khởi.
Cột dây thép là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên của phong trào cách mạng của tỉnh An Giang, và là điểm tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh của chi bộ Đảng Cộng Sản năm 1930.
Lễ hội:
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam:
Lễ được tổ chức từ ngày 23 đến 27-04 âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Ban đầu đây chỉ là lễ nhỏ do dân địa phương cúng tế, dần dần lượng du khách từ khắp nơi trong cả nước về trẩy hội rất đông. Có thể nói đây là lễ hội dân gian lớn nhất ở vùngđồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt lễ hội năm 2008 được tổ chức với quy mô cấp quốc gia có tên gọi là Tuần lễ quốc gia lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2008. Cũng trong dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.
Lễ hội văn hóa mùa nước nổi:
Diễn ra vào mùa nước nổi hằng năm tại các huyện thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu của tỉnh An Giang. Ngày xưa, mỗi khi mùa nước lũ đổ về, người
dân vùng An Phú, Tân Châu lại thấp thỏm, lo âu vì những tai họa bất ngờ mà nó có thể gây ra. Ngày nay, nhờ một loạt chính sách gia cố đê bao, đào kênh thoát lũ của nhà nước, mùa lũ lớn hung bạo ngày nào giờ trở nên hiền hòa với người dân nơi đây, cùng nhân dân nơi đây sống chung với nhau như một gia đình. Mùa lũ về mang theo một lượng thủy sản phong phú như: cá, tôm, rùa, rắn....trở thành đặc sản của địa phương. Từ đó, khi nước bắt đầu dâng cao, trước mỗi nhà đều giăng một chiếc lồng đèn để chào đón một lễ hội đang dần trở thành quen thuộc: lễ hội văn hóa mùa nước nổi. Vào dịp này, người ta tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí đặc sắc, mang đậm phong cách miền sông nước.
Lễ Đôn Ta và hội đua bò dân tộc Khơ – Me:
Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi An Giang.Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm.
"Đôn-ta" là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất. Sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà... Cũng vào dịp này, khách đến thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu...
Trong lễ ''Đôn-ta" ngoài tập tục thả thuyền, người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.
Hội đền Nguyễn Trung Trực:
Đền Nguyễn Trung Trực (1837-1868) ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thờ Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ. Hội đền Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm vào các ngày ngày 8 đến 9-12 (tức ngày 18 đến 19-10 âm lịch). Trước hội khoảng một tuần, hàng trăm người từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kéo về đền cùng nhau sửa sang, lau chùi lại đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm... thành tâm như con cháu lo cúng giỗ cho ông bà.
Vào ngày hội đền, người ta tổ chức nghi lễ cúng tế và diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra, còn tổ chức các sinh hoạt văn hoá truyền thống như đua thuyền, đánh cờ...
Trong và sau lễ giỗ vài ngày, nhân dân tự nguyện làm một khu riêng trong đền để nấu cơm chay phục vụ miễn phí cho tất cả khách đến dự lễ. Cơm và thức ăn được dọn lên mâm, ai đói cứ việc ăn, ăn xong lại có người dẹp. Nhà bếp phục vụ bà con từ 3 giờ sáng đến 12 giờ đêm hàng ngày. Gạo và thức ăn do người dân hỷ cúng được đem tặng cho người nghèo.
Lễ Hội Chol ChNam Thmay:
Là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch tại chùa và ở gia đình.
Lễ hội có ý nghĩa tống tiễn mùa nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dịp này, ngoài cúng lễ bà con thăm hỏi còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên, tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa... Trai gái trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê..
Lễ hội của người Chăm:
Người Chăm ở An Giang hều hết là tín đồ Hồi Giáo (Islam). Vì vậy thời gian các lễ hội của người Chăm đã tiến hành theo Hồi lịch và được tổ chức hàng năm tại các Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một trong những lễ hội lớn tập trung nhiều người tại Thánh đường; thu hút thanh niên nhiều nhất là Thánh đường Mubarak thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân.
Lễ Ramadan còn là tháng Thánh lễ Ramadan, diễn ra từ ngày 1/9 đến 30/9 Hồi lịch. Người Chăm gọi là “pănơh” có nghĩa “tháng nhịn” hay “tháng ăn chay”. Đây là tháng để tín đồ tự sám hối sửa chữa. Hàng năm còn có lễ hội lớn khác như: Lễ Roya Phik Trok (1/10 Hồi lịch)- Lễ bố thí cho người nghèo, Lễ Roya Haji (10/12 Hồi lịch)- Lễ hành hương đến Mecca (Thánh địa Hồi Giáo),…