Danh Sách Siêu Thị Và Trung Tâm Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang


- Khách sạn Hòa Bình II ở TP. Long Xuyên đạt chuẩn 2 sao, có 39 phòng và 75 giường.

- Khách sạn Victoria Hàng Châu ở TX. Châu Đốc đạt chuẩn 4 sao, có 93 phòng và 167 giường.

Hệ thống cơ sở ăn uống:

Bảng 2.5. Danh sách nhà hàng và quán ăn tại TX. Châu Đốc


STT

Tên Quán ăn

Địa chỉ

1

Phở bò Phú Hương

78 Nguyễn Văn Thoại

2

Quán ăn 88

88 Đốc Phủ Thu

3

Quán ăn Bảy Bồng

22 Thượng Đăn Lễ

4

Quán ăn Đồng Quê

Trưng Nữ Vương nối dài, Tổ 11, Châu Thới 2

5

Quán ăn Hồng Phát

77 Chi Lăng, Phường A.

6

Quán ăn Trương Vân

15 Quang Trung, Phường A

7

Quán ăn Lưu Luyến

Trưng Nữ Vương nối dài

8

Hàng Châu Quán

Trưng Nữ Vương, Phường B.

9

Hoa Viên Phương Nam

Trưng Nữ Vương, Phương B.

10

Lâm Hưng Ký

71 Chi Lăng, Phường Châu Phú A.

11

Nhà hàng Bến Đá Núi Sam

Quốc lộ 91, Phường Núi Sam.

12

Nhà hàng khách sạn Núi Sam

Ap Vĩnh Đông I, Vĩnh Tế.

13

Nhà hàng Long Châu

Khóm 8, Phường Châu Phú A.

14

Nhà hàng Hoàng Anh

Tổ 12, Phường B.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 10


Hệ thống cơ sở ăn uống phát triển mạnh và luôn gắn liền với những địa bàn có hoạt động du lịch phát triển như Châu Đốc và Long Xuyên. Hiện nay, nhìn chung các cở sở ăn uống ở An Giang chưa đa dạng, cần được chú trọng phát triển và phân bố hợp lý hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Khu vui chơi giải trí:

Hoạt động vui chơi giải trí ở An Giang còn khá khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của người dân ở trong vùng và cả khách tham quan, chủ yếu


tập trung ở các khu du lịch và thành phố Long Xuyên như : Công viên Mỹ Thới ở Long Xuyên, khu vui chơi giải trí lâm viên núi Cấm,... gần đây mới hình thành khu vui chơi Vạn Hương Mai ở Châu Phú.

Khu Du Lịch Vạn Hương Mai nằm trên tuyến Quốc lộ 91, thuộc địa phận xã Mỹ Đức (Châu Phú) và chỉ cách trung tâm thị xã Châu Đốc 4km về hướng đông nam.

Khu du lịch Vạn Hương Mai là một dự án phục vụ dịch vụ - du lịch - sinh thái tại xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sau gần 2 năm triển khai thi công, đến nay dự án đã hoàn thành giai đoạn 1, có quy mô trên 65.000 m2. Các hạng mục phục vụ chủ yếu bao gồm: Nhà hàng, khách sạn, karaoke, massage, hồ bơi, công viên nước. Ngoài ra, còn có khu dịch vụ mua sắm và các mô hình mới lạ như: An Giang thu nhỏ, thạch động ma trận, chèo thuyền, câu cá, v.v…hiện đang được hoàn thiện để trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Các cơ sở dịch vụ bổ sung khác:

Bảng 2.6. Danh sách siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang


STT

Tên

Địa chỉ


1


Trung Tâm Thương Mại Long Xuyên

Số 12 Nguyễn Huệ A, P. Mỹ Long, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang


2

Trung tâm Metro Cash & Carry Long Xuyên (Siêu thị bán buôn)

Số 414 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang


3


Siêu thị AA

Số 34-36 Hai Bà Trưng, P. Mỹ Long, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang


4


Siêu thị Vinatex Long Xuyên

Số 25/4 Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên,

Tỉnh An Giang


5


Siêu thị Điện máy - Nội thất Chợ Lớn

Số 151/1 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang


6


Siêu thị Tứ Sơn

Số 942 Quốc lộ 91, Phường B, Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Nguồn: phòng quản lý thương mại – dịch vụ TP.Long Xuyên


2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị‌

2.2.3.1. Nguồn nhân lực du lịch

Theo báo cáo của Cục Thống kê An Giang, dân số trong độ tuổi lao động, thực tế có tham gia vào lao động của tòan tỉnh năm 2010 là 1.207.207 người, trong đó lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản là 784.685 người, chiếm 65%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 120.721 người, chiếm 10%; khu vực dịch vụ là 301.802 người chiếm 25%.

Bảng 2.7. Số lao động trong lĩnh vực dịch vụ của tỉnh An Giang Giai đọan 2005-2010

Đơn vị tính: người



Chỉ tiêu


2005

Tỷ trọng

(%)


2010

Tỷ trọng

(%)

Tăng/giảm (2010-2005)

Tổng số

241.283

100

301.802

100

60.519

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa

80.556

33,39

95.203

31,5

14.646

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

52.433

21,73

63.087

20,9

10.654

Vận tải kho bãi

37.047

15,35

45.501

15,1

8.454

Giáo dục, đào tạo

22.730

9,42

25.883

8,6

3.153

Hoạt động của Đảng, đoàn thể,

tổ chức

10.762

4,46

12.254

4,1

1.492

Thông tin và truyền thông

1.427

0,59

2.112

0,7

685

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

2.103

0,87

5.766

1,9

3.663

Kinh doanh bất động sản

1.332

0,55

1.883

0,6

551

Khoa học và công nghệ

1.479

0,61

2.626

0,9

1.147

Y tế

7.019

2,91

7.989

2,6

970

Nghệ thuật vui chơi và giải trí

3.704

1,54

8.374

2,8

4.670

Dịch vụ hành chính, hỗ trợ

1.969

0,82

3.172

1,1

1.203

Dịch vụ làm thuê hộ gia đình

2.799

1,16

5.303

1,8

2.504

Dịch vụ khác

15.923

6,60

22.649

7,5

6.725

Xử lý số liệu từ nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch An Giang


Tổng số cán bộ công chức viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) từ tỉnh đến huyện là 745 người (quản lý nhà nước 155 người; sự nghiệp 590 người) trong đó có 02 tiến sĩ (chiếm 0,26%), 09 thạc sỹ (1,2%), 224 Đại học

(30%), 20 cao đẳng (2,6%), trung cấp 101 (13,6%), sơ cấp và trình độ phổ thông chủ yếu là viên chức năng khiếu nghệ thuật và hướng dẫn viên TDTT, … 389 (52,2%).

Bảng 2.8. Số người lao động trong ngành du lịch ở An Giang giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: người


Lao động ngành du lịch

2006

Tỷ trọng (%)

2010

Tỷ trọng (%)

Đại học và trên đại học

120

10,9

300

20

Cao đẳng, trung cấp

140

12,7

350

23,3

Đào tạo khác

182

16,6

500

33,4

Chưa qua đào tạo

658

59,8

350

23,3

Tổng cộng

1100

100

1500

100

Xử lý số liệu từ nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch An Giang


Trình độ ngoại ngữ tập trung chủ yếu là Anh văn, gồm: 20 đại học (2,6%), chứng chỉ A trở lên 167 (22,4%), chưa có bằng cấp, chứng chỉ 558 (74,8%)

Số cán bộ công chức biết sử dụng máy tính trong công việc là 461/745 đạt 61,8%, còn lại 38,2% chưa biết sử dụng máy tính hoặc không có điều kiện sử dụng máy tính (chủ yếu là cán bộ công chức lớn tuổi và những đơn vị chưa có điều kiện trang bị đầy đủ máy tính).

Cán bộ VHTTDL - Đài truyền thanh, cán bộ gia đình - trẻ em cấp xã hiện có 516 người trong đó được đào tạo (quản lý VHTDTT, báo chí, hành chính…) 186 trung cấp chiếm 36%, 20 đại học 3,9%, 310 lao động năng khiếu, phổ thông chiếm 60%. [ 7 ]

2.2.3.2. Chính sách phát triển du lịch

An Giang có thế mạnh về phát triển du lịch, hàng năm có khỏang trên 4 triệu khách du lịch và hành hương đến với các khu/điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, An Giang tập trung phát triển nhanh công nghiệp, mở


rộng dịch vụ - du lịch, kinh tế biên giới, ưu tiên cho xuất khẩu...Trong đó, khu vực dịch vụ - du lịch được xác định là hướng chủ yếu để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. An Giang đã và đang có nhiều nổ lực phát triển du lịch nhằm xây dựng An Giang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Ngành du lịch đang được đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, tri thức và lao động trong và ngoài nước, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Địa phương khuyến khích duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lượng các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương vốn hấp dẫn khách du lịch,… Doanh thu từ ngành du lịch, một phần sẽ được tái đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, các khu di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2010, ngành đã tiến hành các công việc trọng tâm như: Tham gia sự kiện du lịch trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia (Hà Nội); gia cố và thay đổi hình ảnh du lịch của các biển quảng cáo (Tịnh Biên, Vàm Cống, Chợ Mới); tổ chức đoàn doanh nghiệp và cơ quan báo chí về khảo sát các điểm tham quan du lịch tại Cù Lao Giêng - Chợ Mới( mô hình du lịch mới); tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế (TP. HCM); tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế (Campuchia); tiếp tục thực hiện Chương trình hợp tác với Tp.HCM, Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau và Hiệp hội Du lịch; thực hiện Chuyên đề Phát triển du lịch trên sóng truyền hình An Giang, chủ yếu cung cấp thông tin hoạt động du lịch để mời gọi đầu tư; quảng bá hình ảnh du lịch An Giang, ấn phẩm du lịch, ẩm thực, các hoạt động của doanh nghiệp du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi hội thảo, hội chợ, lễ hội..., chú trọng đến các sản phẩm du lịch mới như: du lịch cộng đồng và du lịch mùa nước nổi; hoàn thành kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm và liên hoan ẩm thực phục vụ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V tỉnh An Giang năm 2011.


2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang‌

2.2.4.1. Thuận lợi

Khi đến với An Giang du khách không chỉ biết đến những dang lam thắng cảnh đẹp cùng với dãy thất sơn màu nhiệm và đầy huyền bí với những ngôi chùa, đình, miếu,...đẹp và linh thiêng. Bên cạnh đó, một loại hình du lịch mới chứa đựng một tiềm năng rất lớn đang cố gắn vươn lên và hòa mình vào dòng du lịch của An Giang - DLMNN đã và đang thể hiện vị thế của mình trong khu vực với những thuận lợi vốn có để phát triển.

Thiên nhiên ưu đãi cho con vùng đất và con người nơi đây. An Giang hội đủ điều kiện về tài nguyên thiên nhiên phong phú cho hoạt động du lịch mà đặc biệt là DLMNN – một loại hình du lịch mới và hết sức thú vị. Sự có mặt của hai dòng sông lớn sông Tiền và sông Hậu cùng nhau chảy song song trên lãnh thổ tạo nên cảnh quan thiên nhiên hết sức độc đáo với bao quanh là những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, những cánh đồng thốt nốt xanh thẳm một màu. Và độc đáo hơn khi mùa lũ về, những cánh đồng lúa ấy được thay thế bằng những cánh đồng nước mênh mông, đầy vẫy cá tôm. Mùa nước nổi, một đặc trưng của vùng sông nước của miền Tây Nam Bộ. Cứ theo chu kỳ mỗi năm vào khoảng tháng 7 âm lịch thì nước tè thượng nguồn sông Mê Kông sẽ dâng ngập cánh đồng từ bên kia biên giới Campuchia rồi tràn sang Việt Nam. An Giang mùa nước nổi gần như không thấy đất, chỉ thấy bốn bề là nước, những chùm bông điên điển be bé vàng rực, những chùm hoa súng, hoa sen hồng thắm lững lờ trên mặt nước, rải rác khắp nơi nông dân trèo thuyền như trẩy hội. Chỗ thì cất vó, chỗ thì đặt lờ, đặt lọp, chỗ thì giăng câu thả lưới,...tạo nên một bức tranh quê hương mùa nước nổi hết sức sinh động.

Chính điều đó đã tạo nên một sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước, với những địa điểm lý tưởng khi mùa nước về đó là : Rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên), Búng Bình Thiên (huyện An Phú), Đồng Láng Linh (huyện Châu Thành). Lúc này, ngập trong rừng tràm du khách có thể len lỏi với chiếc xuồng ba lá thưởng thức hệ sinh thái ngập nước phong phú, đặc sắc, đặc biệt là nơi


trú ngụ của những đàn chim lớn, đàn dơi lớn. Thưởng thức những món ăn dân dã, đậm đà như : Cá lóc nương trui, cá linh nhúng giấm, cua đồng chắm mắm me, gà nướng muối ớt, lẫu mắm,...bên canh đó, du khách còn thưởng thức được vẻ đẹp hoang sơ cuả Búng Bình Thiên có làng Chăm bao quanh, với những hoạt động văn hóa mùa nước nổi đặc sắc và thú vị, du khách có thể cùng ngư dân đi câu cá, chày cá, hái bông điên điển,...ở cánh đồng Láng Linh đầy nước, hiểu rỏ hơn đời sống của người dân, hòa mình với thiên nhiên và thưởng thức những vẽ đẹp của thiên nhiên nơi đây.

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, An Giang là một vùng đất huyền bí với biết bao câu chuyện tâm linh của dãy Thất Sơn, khu di tích văn hóa Óc Eo, Miếu Bà Chúa Sứ,....là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, đóng góp rất lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Ngoài ra, được sự quan tâm và hổ trợ của chính quyền địa phương, các công ty du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Du lịch mùa nước nổi đã được khai thác và mở rộng qui mô ở một số địa điểm như rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, đồng Láng Linh,...mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Các tour, tuyến du lịch mùa nước nổi ngày được nối kết và mở rộng với các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, với vương quốc Campuchia, Thái Lan. An Giang mang trong mình một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch mùa nước nổi nói riêng.

2.2.4.2. Khó khăn

DLMNN là một loại hình du lịch mới phát triển trong những năm gần đây và còn khá mới mẻ với nhiều người. Khách tham quam tìm đến An Giang du lịch trước đây chủ yếu là các lễ hội, chùa, miếu với tính chất tâm linh là chủ yếu. Chính vì vậy, việc phát triển loại hình du lịch mới này còn gặp khá nhiều khó khăn. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau đây :

Công tác quảng bá và đầu tư cho quảng bá về loại hình DLMNN còn quá ít và không thật sự hấp dẫn đối với du khách.


Việc quản lý đối với các điểm hoạt động du lịch mùa nước nổi còn rất hạn chế. Các sản phẩm DLMNN là một nét rất riêng của An Giang và vùng ĐBSCL. Do vậy, cần có biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái ngập nước trong vùng...để đảm bảo duy trì được giá trị tự nhiên vốn có và đó cũng chính là yếu tố tiền đề cho phát triển loại hình du lịch này.

Môi trường nước trong mùa nước nổi thường bị ô nhiễm, đặc biệt là khi nước tràn đồng mang theo lượng rác thải từ thượng nguồn, các rác thải từ những cánh đồng lúa như bao bì, chay, vỏ thuốc trừ sâu đã qua sử dụng và kể cả rác thải sinh hoạt của người dân sống ven vùng, ...ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động du lịch này.

Ý thức không tốt về bảo vệ môi trường và gìn giữ những nét đẹp tự nhiên hoang sơ của các hệ sinh thái ngập nước của một bộ phận khách du lịch và những người sống trong vùng có hoạt động DLMNN đã làm ảnh hưởng nhất định đến môi trường du lịch ở An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

2.3. Thực trạng phát triển DLMNN ở An Giang giai đoạn 2005-2010‌

2.3.1. Khái quát chung về du lịch An Giang‌

Bảng 2.9. Thực trạng du khách và doanh thu du lịch tỉnh An Giang, giai đọan 2006 - 2010


2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số du khách (Lượt người)

249.949

326.306

354.546

367.707

364.454

Khách Quốc tế

37.615

48.842

52.784

45.578

47.555

Khách Nội địa

212.334

277.464

301.762

322.129

316.899

Doanh thu (Tỷ đồng)

93

118

150

172

186

Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh An Giang


Với đầy đủ các điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch, An Giang đang nỗ lực phấn đấu để trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trong giai đọan 2006-2010, lượng du khách đến An Giang tăng đáng kể, doanh thu du lịch cũng tăng từ 93 tỷ đồng (năm 2006) lên 186 tỷ đồng (năm 2010).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023