Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Mùa Nước Nổi Ở An Giang


Biểu đồ 2.1. Dân số tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2010


2,142

2,147

2,149

2,134

2,125

2,061

2,160


2,140


2,120


2,100


2,080


2,060


2,040


2,020


2,000

2000 2006 2007 2008 2009 2010


Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh An Giang năm 2010

Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2010 là 608 người/km2 thuộc loại cao trong vùng ĐBSCL và so với mức trung bình của cả nước.

Dân cư ở An Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị và vùng ven sông Tiền, sông Hậu, còn vùng đồi núi phía Tây và Tây Nam dân cư thưa thớt hơn: Thành phố Long Xuyên - mật độ 2.426 người/km2, thị xã Châu Đốc - mật độ 1.063 người/km2, huyện Tri Tôn - 221 người/km2,….

Dân cư sống trải dài theo trục lộ giao thông, dọc theo hai bên bờ sông, kênh, gạch, quy tụ ở các trung tâm kinh tế - hành chính – văn hóa lớn. Một số khác sống trên các ghe, xuồng, bè hợp thành làng nổi trên sông – một loại hình cư trú độc đáo ở khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng.

Hiện nay trên toàn tỉnh có 29 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông nhất:

- Người Kinh chiếm 94,92% dân số, cư trú khắp nơi trên địa bàn tỉnh.

- Người Khơ Me chiếm 3,85% dân số, tập trung đông đúc ở hai huyên Tri Tôn và Tịnh Biên.

- Người Chăm chiếm 0,61% dân số, cư trú rãi rác ở các huyện như An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành.



trấn.

- Người Hoa chiếm 0,55% dân số, sống chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị


Ngoài ra còn có các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh nhưng với số

lượng không đáng kể như: người Tày, Mường, Nùng, Thái,…

Các tôn giáo chính ở tỉnh An Giang là: đạo Phật, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tứ Ân Hiếu Ngjĩa và đạo Hồi. Ngoài ra còn một số ít theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tin Lành.

Nhìn chung mỗi một dân tộc mang một nét văn hóa đặc sắc riêng, phong tục tập quán riêng và có một tôn giáo riêng nhưng lại có một mối quan hệ gắn bó với nhau về nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như địa bàn cư trú. Họ có cùng truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, yêu quê hương đất nước điều đó là một sự gắn kết tốt đẹp nhất cho sư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

2.1.3.2. Khái quát về kinh tế

Tổng GDP của An Giang tính đến năm 2010 là 16,9 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), gấp 1,5 so với năm 2006; còn tính theo giá thực tế là 45.533 tỷ đồng. Như vậy, quy mô nền kinh tế của tỉnh đã được mở rộng khá nhanh và từng bước tăng khả năng đóng góp vào cho tăng trưởng của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2009 là 11,32%, cao hơn 1,24 lần so thời kỳ 2001-2005. Ngoại trừ ngành nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với thời kỳ trước (3,44% so với 5,18%), còn lại ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao hơn, tương ứng là 13,34% và 15,48%. So với cả nước, tốc độ tăng trưởng của hai ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của tỉnh cũng cao hơn mặt bằng chung của cả nước.*

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP là 12,8%, nông-lâm-thủy sản 33,4%, dịch vụ 53,8%. Nhìn tổng thể trong thời gian qua, về cơ cấu ngành thấy rằng, tỷ trọng của khối ngành nông, lâm, thuỷ sản đã giảm từ 37,6% (năm 2005) xuống 33,4% (năm 2010), tỷ trọng của khối ngành công


nghiệp - xây dựng tăng nhẹ từ 12,1% xuống còn 12,8%; dịch vụ tăng khá nhanh từ 50,3% tăng lên 53,8%.

Bảng 2.2. GDP và cơ cấu GDP tỉnh An Giang giai đọan 2005-2010


Chỉ tiêu

2005

2010

Thay đổi sau 5 năm

GDP (giá hiện hành - tỷ đồng)

18.646

45.533


- Nông, lâm, thuỷ sản

7.172

15.234


- Công nghiệp - xây dựng

2.287

5.836


- Dịch vụ

9.187

24.462


Cơ cấu (%)

100,0

100,0


- Nông, lâm, thuỷ sản

37,57

33,4

- 4,17

- Công nghiệp - xây dựng

12,10

12,8

+ 0,7

- Dịch vụ

50,33

53,8

+ 0,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 6

Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2010

Có thể thấy được khu vực dịch vụ luôn dẫn đầu về mức đóng góp cho GDP, khẳng định vai trò quan trọng của ngành dịch vụ đối với quá trình tăng trưởng GDP của tỉnh.

Đối với sự chuyển dịch về thành phần kinh tế, giai đoạn 2006-2010 không có nhiều thay đổi đáng kể, khu vực kinh tế trong nước chiếm tuyệt đại đa số. Trong đó, kinh tế cá thể tiếp tục vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 76,8% năm 2008) tổng sản phẩm của tỉnh, khu vực kinh tế nước ngoài của tỉnh An Giang gần như không phát triển. Thành phần kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Điều này cho thấy sự phát triển về kinh tế của An Giang tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ, thiếu cở sở vật chất kĩ thuật và trình độ quản lý, không thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp ngoài nước. Tuy nhiên An Giang đã tận dụng khá tốt các lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ luôn đóng góp giá trị lớn trong GDP của tỉnh. Điều này đã góp phần thúc


đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, là một bước chạy đà tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi ở An Giang‌

2.2.1. Tài nguyên du lịch‌

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.

Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.

- Đồng bằng phù sa do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, gồm 2 khu vực:

+ Khu vực 1: là dãy đất nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú và các huyện Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Địa hình có dạng lòng chảo, cao ở hai bờ sông và thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven sông là 3 - 4 m, ở khu lòng chảo là 1,5 - 3 m.

+ Khu vực 2: là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nước biển.

- Đồng bằng ven núi thuộc kiểu sườn tích (Deluvi) và phù sa cổ. Kiểu sườn tích hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 - 10 m, hẹp, độ dốc nhỏ.

 Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính:

- Cụm núi Sập: gồm 4 núi là núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập có độ cao 85 m với chu vi 3.800 m.


- Cụm Ba Thê: có 5 núi cũng nằm trên huyện Thoại Sơn là: núi Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Lớn nhất là núi Ba Thê với độ cao 221 m và chu vi khoảng 4.220 m.

- Cụm núi Phú Cường: có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên gồm núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Rô, núi Trà Sư, núi Bà Vải, núi Đất Lớn, núi Bà Đắt, núi Cậu, núi Đất Nhỏ, núi Mo Tấu, núi Chùa và núi Tà Nung. Cao nhất là núi Phú Cường 282 m với chu vi khoảng 9.500 m.

- Cụm núi Cấm: có 7 núi nằm giáp ranh giữa huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên gồm: núi Cấm, núi Bà Đội, núi Nam Quy, núi Bà Khẹt, núi Tà Lọt, núi Ba Xoài và núi Cà Lanh. Núi Cấm cao nhất 705 m với chu vi 28.600 m.

- Cụm núi Dài: thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi: núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lôn. Trong đó núi Dài cao 554 m và chu vi là 21.625 m .

- Cụm núi Tô: có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn. Cao nhất là núi Cô Tô 614 m với chu vi 14.375 m.

- Núi Nổi: nằm độc lập ở huyện An Phú. Núi có độ cao 10 m và chu vi khoảng 320m.

- Núi Sam: cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228 m và chu vi khoảng 5.200 m.

Trong đó, khu vực Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn gồm các ngọn núi: núi Cấm (cụm núi Cấm), núi Dài (cụm núi Dài), núi Dài Năm Giếng (cụm núi Phú Cường), núi Cô Tô (cụm núi Cô Tô), núi Nước (cụm núi Dài), núi Tượng (cụm núi Dài). Núi Sam ở thị xã Châu Đốc và núi Nổi ở huyện An Phú là các núi lẻ nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn, tạo nên vẻ đẹp sinh động. Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, dễ bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp chỉ được một vụ vào mùa mưa, chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng rừng.

Do lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về rất lớn nên một lượng nước lớn đã tràn qua bờ vào những khu vực trũng thấp. Ba vùng ngập lụt nhất ở An Giang là: vùng phía Tây sông Hậu, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu và vùng tả


ngạn sông Tiền. Các huyện cù lao của An Giang bị ngập lụt hàng năm là do lượng nước từ vùng trũng Campuchia tràn về, ban đầu ngập phần lớn diện tích huyện Tân Châu, sau đó tiếp tục chảy tràn xuống huyện Phú Tân và Chợ Mới. Mặt khác, do địa hình 3 huyện cù lao có dạng lòng chảo nên khi lũ lên cao thì nước từ sông Tiền và sông Hậu theo các kênh rạch chảy tràn vào làm ngập lụt cả vùng này. Ngoài ra, vùng phía Tây sông Hậu do lượng nước nhiều nên chảy tràn qua khu vực tứ giác Long Xuyên, mặt khác do lượng nước từ sông Hậu chảy theo các kênh Tri Tôn, Mặc Cần Dưng, Rạch giá - Long Xuyên, Cái Sắn,...cùng góp phân ngập vùng tứ giác Long Xuyên.

Vùng phía Tây sông Hậu tập trung phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp của các huyện: Châu Phú, Châu Thành, An Phú, Tịnh Biên. Do đó, hàng năm khi mùa nước lên làm ngập một diện tích rộng lớn, tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình DLMNN. Những điểm có hệ sinh thái ngập nước phát triển mạnh như: ở Tịnh Biên có hệ thống rừng Tràm phong phú đa dạng các chủng loại động thực vật; An Phú có Búng Bình Thiên ngập nước với diện tích rất lớn và mang nét hoang sơ; Châu Phú với những cánh đồng nước và cuộc sống của người dân địa phương tham gia mưu sinh theo con nước tạo nên sức hấp dẫn du khách trong mùa nước nổi. Những cánh đồng nước ở Châu Phú hay khu vực lân cận như Châu Thành cũng thuận lợi cho các loại hình du lịch như đánh bắt cá, giăng câu thả lưới, tắm đồng, bắt chuột, hái bông điên điển,… vì nơi đây là nơi thuận lợi cho việc sinh sôi nảy nở của các loại thủy sản.

Ngược lại ở khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu và tả ngạn sông Tiền thuận lợi hơn cho hình thức du lịch sông nước, du lịch tham quan di tích văn hóa và làng nghề truyền thống. Điều đó sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút số lượng khách đến với An Giang ngày một tăng trong đó có DLMNN.

Khí hậu:

An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.0000C.


Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nước. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, cao nhất là tháng 4 khoảng 29,50C, thấp nhất là tháng 12 khoảng 240C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30; vào mùa mưa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dưới 10.

Biểu đồ 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm 2010 ở An Giang


mm

450,0

400,0

350,0

300,0

250,0

200,0

150,0

100,0

50,0

0,0


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


0C

31,0


30,0

29,0


28,0

27,0


26,0

25,0


24,0

Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C)

Tháng


Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2010

Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa, mưa vào mùa này chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước


vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nước vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ như: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp người dân yên tâm sống chung với lũ.

Bản đồ 2.2.Phân vùng ngập lụt tỉnh An Giang

ứng với mực nước đỉnh lũ có tần suất 10% tại Tân Châu


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023