Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Mùa Nước Nổi


- Đào Minh Huệ - Phát triển bền vững khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư An Giang, năm 2010

Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập DLMNN dưới dạng phản ánh thực trạng phát triển và quảng bá cho loại hình du lịch nhiều tiềm năng này. Việc nghiên cứu nhìn chung chưa bài bản, còn trùng lắp về nhiều vấn đề và chưa khoa học.

Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay có rất nhiều tour du lịch mùa nước nổi trên địa bàn tỉnh và cũng được sự quan tâm đặc biệt của du khách thế nhưng việc phát triển và định hướng cho loại hình du lịch này một cách tổng thể vẫn còn ở dạng tiềm năng.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch mùa nước nổi

Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch mùa nước nổi

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


1.1. Các khái niệm và quan niệm‌

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 3

1.1.1. Du lịch‌

Theo điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/06/2005) : du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới : du lịch là hoạt động của con người đến và ở tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác.

1.1.2. Loại hình du lịch‌

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau : “loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức gía bán nào đó”.

Các loại hình du lịch được phân loại như sau :

- Theo phạm vi lãnh thổ của tuyến du lịch :

Du lịch quốc tế

Du lịch nội địa

- Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch :

Du lịch nghĩ dưỡng, giải trí

Du lịch thể thao

Du lịch chữa bệnh

Du lịch vì mục đích văn hóa


Du lịch sinh thái

Du lịch tôn giáo

Du lịch về thăm thân nhân, quê hương

Du lịch thương gia

Du lịch công cụ

Du lịch quá cảnh

- Ngoài ra còn phân theo :

Theo đối tượng đi du lịch

Theo hình thức tổ chức chuyến đi

Theo phương tiện sử dụng trong thời gian đi du lịch

Theo loại hình lưu trú

Theo thời gian đi du lịch

Theo vị trí địa lý của nơi đến

1.1.3. Tài nguyên du lịch‌

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá

nhân.

1.1.4. Sản phẩm du lịch‌

Theo điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/06/2005), sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ


sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

1.1.5. Tính thời vụ trong du lịch‌

1.1.5.1. Khái niệm

Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung cầu và các dịch vụ du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định.

1.1.5.2. Đặc điểm của tính thời vụ du lịch

- Thời vụ du lịch có tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch.

- Một nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó.

- Cường độ của thời vụ du lịch không đều nhau ở các tháng khác nhau

- Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và cường độ du lịch chính yếu hơn, ở các nước, các vùng du lịch mới phát triển có nguồn du lịch chính ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn.

- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau, ví dụ : du lịch chữa bệnh có thời gian dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn, du lịch nghỉ biển có thời vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.

- Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào cơ cấu của du khách đến nước hoặc vùng du lịch, ví dụ : du lịch lứa tuổi thanh thiếu niên thường có thời vụ ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính mạnh hơn so với du lịch của lứa tuổi trung niên và cao niên.

- Cường độ và độ dài du lịch phụ thuộc vào loại hình của cơ sở lưu trú, ở khách sạn, khu điều dưỡng có mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch chính giảm nhẹ, còn ở camping thì mùa du lịch ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.


1.2. Một số vấn đề lý luận về du lịch mùa nước nổi‌

1.2.1. Khái niệm du lịch mùa nước nổi‌

1.2.1.1. Quan niệm về mùa nước nổi

ĐBSCL được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng, có mật độ dân cư đông đúc, được hình thành từ phù sa của phần hạ lưu sông Mê Kông, là một vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều thuận lợi để phát triển, đặc biệt là nông nghiệp. Thế nhưng, ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Hằng năm, từ tháng 6 đến tháng 12 nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về tràn ngập khắp các phụ lưu và hệ thống kênh gạch chằng chịt của ĐBSCL chảy vào đồng ruộng, gây ra hiện tượng ngập lụt trên một diện tích rộng lớn, tạo thành một vùng ngập lũ rất rộng, bao gồm các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long. Trong đó, An Giang là một trong các tỉnh có toàn bộ diện tích tự nhiên nằm trong vùng ngập lũ.

Tính chất lũ của sông Cửu Long phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của một lưu vực rất rộng và dài, vì vậy khi lũ về đồng bằng thì cường độ giảm đi rất nhiều, lũ lên và xuống một cách chậm rãi, thời gian lũ kéo dài và cường suất lũ không lớn lắm. Điều đó được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản sau :

- Cường suất lũ ở hạ lưu sông MeKong thuộc loại nhỏ, đầu mùa lũ nước sông lên nhanh và có cường suất tương đối lớn sau đó giảm dần khi tràn vào các vùng trũng và sau đó giữ ở mức ổn định khoảng 3-5 cm/ngày. Khi lũ xuống thời gian đầu có cường suất nhỏ 2-4 cm/ngày, sau đó tăng dần, điều đó trái ngược với thờ kỳ đầu mùa lũ. Do cường suất và biên độ lũ nhỏ nên sự tàn phá của nó là không lớn.

- Thời gian lũ lên và xuống ở hạ lưu sông Mê Kông khá dài. Những năm lũ lớn thời gian lũ từ 3-4 tháng và lũ xuống gần tới 3 tháng, còn năm lũ nhỏ thời gian lũ lên và xuống cũng gần 4 tháng. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng ngập lụt.

- Lũ ở hạ lưu sông Mê Kông là hiện tượng tự nhiên, có chu kỳ thường xuyên hàng năm, không xuất hiện bất thình lình, đột ngột. Thường từ tháng 6 đến tháng 12


hàng năm, lũ lên ở hạ lưu sông Mê Kông khá thú vị khi trùng hợp với mùa mưa ở ĐBSCl.

- Lũ ở hạ lưu sông Mê Kông không những chảy theo các sông chính mà còn tràn qua và lấp đầy các khu trũng nhất là hai túi nước khổng lồ vào mùa lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Chính vì những đặc trưng cơ bản và riêng biệt của mùa lũ ở hạ lưu sông Mê Kông, mà người dân An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung có một cách gọi khác về màu lũ, đó là “mùa nước lên” hay “mùa nước nổi”. Mùa nước nổi là cách gọi phổ biến nhất và tương đối hợp lý nhất cho mùa lũ ở ĐBSCL vì nó thể hiện những đặc trưng của lũ, thể hiện được mong ước của người dân vùng lũ, với khả năng sống chung với lũ. Thay vì gọi là lũ, lụt hay lũ lụt thì không hợp lý vì không thể hiện được đặc trưng cơ bản của lũ ở hạ lưu sông MeKong, mà chỉ thể hiện ở khía cạnh thiệt hại, tính chất chung nhất của lũ lụt là khả năng gây tổn thất và thiệt hại to lớn mà chúng mang lại.

1.2.1.2. Quan niệm về du lịch mùa nước nổi

Du lịch mùa nước nổi (DLMNN) là một trong những loại hình du lịch sinh thái khá độc đáo. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái.

Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế: “DLST là chuyến du hành có trách nhiệm, đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương”. Còn Ủy ban chiến lược du lịch sinh thái quốc gia Australia cho rằng: “Du lịch sinh thái là chuyến du lịch tự nhiên bao gồm việc giáo dục, giải thích về môi trường tự nhiên và quản lý bền vững về phương diện sinh thái”.

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn : “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa


vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.

Từ những vấn đề trên có thể thấy được rằng DLMNN là một loại hình du lịch sinh thái, dựa vào hệ sinh thái đặc thù của vùng đất ngập nước, góp phần bảo tồn, phát huy và thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên cùng với người dân trong vùng.

Từ những cơ sở ấy có thể đưa ra khái niệm về du lịch mùa nước nổi như sau:

“DLMNN là hình thức du lịch dựa vào hệ sinh thái đặc thù của những vùng đất ngập nước ở khu vực ĐBSCL, gắn với những hoạt động trong đời sống sinh hoạt - văn hóa đặc trưng của người dân vùng ngập nước với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.”

Khái niệm DLMNN theo nghĩa rộng còn được hiểu là các hoạt động du lịch trong mùa nước nổi. Vì vậy, hoạt động này mang tính thời vụ. Do đó phát triển DL trong mùa nước nổi cũng được coi là giải pháp để khắc phục tính thời vụ du lịch của tỉnh An Giang nói riêng và một số tỉnh vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.

1.2.2. Đặc trưng của du lịch mùa nước nổi‌

DLMNN chỉ hoạt động khi con nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về khoảng tháng 7 âm lịch, đúng vào lúc mùa mưa bắt đầu diễn ra ở ĐBSCL.

DLMNN mang một nét đặc trưng rất riêng vì chỉ hoạt động chủ yếu dựa vào thiên nhiên vùng ngập nước do đó chỉ sử dụng phương tiện ghe, xuồng, tắc ráng, thuyền,... là phương tiện vận tải chính.

Đối tượng khai thác của loại hình DLMNN là những hoạt động đời thường của người dân cùng với hệ thống sinh vật, sống trong vùng ngập nước:

- Về động vật như : Các loại cá, chim, cò, dơi, chuột đồng,...

- Về thực vật như : rừng tràm, bông điên điển, sen, súng,...

- Khám phá cuộc sống bình dị với những dãy nhà dọc theo kênh rạch, cùng hoạt động chày lười, giăng câu, đặt vó, ...


1.2.3. Các điều kiện phát triển du lịch mùa nước nổi‌

1.2.3.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Địa hình:

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình.

Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại hình, ít gây cảm hứng cho khách tham quan du lịch, nhưng trong mùa nước nổi, vùng đồng bằng tạo nên bề mặt nước rộng lớn, tạo điều kiện thực hiện các họat động du lịch gắn với đối tượng nước như tham quan, “tắm đồng”, và các loại hình du lịch sinh thái khác.

Địa hình đồi, núi tạo tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại. Trong mùa nước nổi, các dạng địa hình đồi, núi thay đổi bởi chúng có thể biến thành các đảo giữa vùng nước mênh mông, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình, rất hấp dẫn du khách.

Địa hình Karst nước mang lại nhiều vẻ đẹp huyền bí và thu hút du khách tham quan thám hiểm hang động, tham quan nghiên cứu,...

- Khí hậu:

Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch.

Các điều kiện của tài nguyên khí hậu khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển du lịch khá đa dạng như : Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người ; tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng ; tài nguyên khí hậu phục vụ cho các hoạt động thể thao mùa đông ; tài nguyên khí hậu thích hợp cho du lịch tắm, lặn biển và thể thao biển,...

Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được du khách ưa thích.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí