Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mùa Nước Nổi (Phân Tích Swot)


Thế nhưng để hạn chế tác hại cũng như tạo ra nguồn thu nhập cho người dân vùng lũ nơi đây thì DLMNN ở khu vực Láng Linh là một giải pháp hiệu quả và mang lại nhiều thành công. Cánh đồng lênh láng nước cùng với những hoạt động sinh hoạt bình dị của người dân trong mùa nước nổi là dấu ấn không thể phai cho những du khách đến với nơi đây.

2.3.2.5. Tác động của du lịch mùa nước nổi đến môi trường

Tác động tích cực:

- DLMNN góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái ngập nước của vùng ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng.

- DLMNN không chỉ mang lại giá trị kinh tế, góp phần khá lớn vào tỷ trọng GDP của tỉnh nhà mà còn làm tôn vinh vẽ đẹp tự nhiên hoang dã của hệ sinh thái vùng ngập nước ở An Giang. Hệ thống rừng tràm, các loại động thực vật sống dưới, trong và trên mặt nước được phát huy và được biết đến nhiều hơn.

Nếu như trước đây hệ sinh thái đất ngập nước bị bỏ quên ở dạng tiềm năng thì giờ đây đã được vựt dậy vì nó phù hợp với xu hướng du lịch chung trên thế giới, du lịch sinh thái tự nhiên và dựa vào thiên nhiên, bảo tồn chúng góp phần cho cuộc sống bền vững. Ngoài ra DLMNN còn bảo vệ các loài động vật quý hiếm sinh sống trong mùa nước nổi hoặc ở các điểm du lịch mùa nước nổi như rừng tràm Trà Sư.

- Nâng cao ý thức của người dân trong vùng nước nổi và người hoạt động DLMNN về giá trị của môi trường sinh thái. Hoạt động DLMNN mang lại khá nhiều mặt lợi. Điều quan trọng là giúp nâng cao ý thức của những người dân địa phương, của những người đi du lịch và làm du lịch về tầm quan trọng của tự nhiên đối với môi trường sống của con người. Hình thành ý thức đối với thiên nhiên, góp phần bảo tồn những giá trị của cuộc sống trong lành

Tác động tiêu cực:

- Góp phần làm cho môi trường bị ô nhiễm: DLMNN phần nào tác động đến môi trường trong vùng chẳng hạn như việc rác thải từ khách du lịch, từ người dân địa phương sống ven vùng, từ xác chết của các loại động vật, từ các loại chay nhựa,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


bao bì của mùa vụ trước còn tồn đọng lại điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 14

- Làm giảm thiểu số lượng thủy sản trong mùa nước nổi: ngoài việc đánh bắt các loại thủy sản cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày của người dân địa phương, hoạt động DLMNN cũng tác động khá lớn đến số lượng thủy sản trong vùng. Để phục đầy đủ cho sự hiếu kỳ của khách du lịch thì việc đánh bắt cá là điều thiết yếu nhưng với số lượng lớn thì sẽ ảnh hưởng đến sau này.

- Ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động vật: DLMNN tác động khá nhiều đến đời sống hàng ngày của các loại động vật trong các hệ sinh thái ngập nước. Ví dụ điển hình ở rừng tràm Trà Sư, đời sống hàng ngày của các loại chim, dơi, cò,...bị ảnh hưởng khi số lượng khách du lịch ngày càng đông, tiếng động là tác nhân phần nào đến quá trình sinh sống của chúng, nào là tiếng nói, cười, máy chụp ảnh, tiếng nổ của phương tiện tham quan,...

2.3.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch mùa nước nổi (phân tích SWOT)

Những thuận lợi và khó khăn ở hiện tại, cơ hội và thách thức trong tương lai của hoạt động DLMNN được tổng hợp và phân tích như sau:

Thuận lợi:

- Có nhiều loại thủy sản nước ngọt hàng năm theo con nước từ thượng nguồn sông Me Kông đổ về, đặc biệt là cá linh. Giúp cung cấp nguồn thủy sản phục vụ cho các món ăn dân dã và các món đặc sản.

- Có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú về chủng loại các loại động thực vật như: hệ thống rừng tràm, các loại chim, dơi, cá, cò, nhang sen,...

- Có những điểm du lịch hấp dẫn như: rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, Đồng Láng Linh, mang những vẽ đẹp hoang dã.

Khó khăn:

- Thiếu sự đầu tư vào các điểm du lịch mùa nước nổi (như đầu tư đường giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí,...) và nhất là phải lệ thuộc vào mùa nước nổi.


- Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý cho hoạt động của DLMNN.

- Công tác quảng bá, tạo dựng hình ảnh cho DLMNN còn quá ít, chưa thu hút được sự chú ý của khách du lịch.

- Nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động DLMNN còn thấp về trình độ chuyên môn.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng trong mùa nước nổi chưa đa dạng và chưa có hình ảnh cụ thể.

Cơ hội:

- DLMNN là loại hình du lịch mới phù hợp với xu hướng chung của thể giới. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với những người dân địa phương sống trong mùa nước nổi.

- Các công ty du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh đang đầu tư vào khai thác du lịch trong mùa nước nổi ở An Giang. Điển hình là Công ty cổ phần-dịch vụ lữ hành An Giang, công ty du lịch Việt Xanh, công ty du lịch khám phá Mê Kông, đang mở các tour du lịch trong mùa nước nổi.

- Nhu cầu của khách du lịch hướng về thiên nhiên, cây cỏ hoang sơ, cuộc sống bình ngày càng nhiều.

Thách thức:

- Biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi, lũ hàng năm lên xuống thất thường. Có năm nước lên cao làm ngập cả hệ thống giao thông đường bộ, có năm mực nước thấp làm ảnh hưởng đến tổ chức cho DLMNN.

- Đây là loại hình du lịch mới, sức cạnh tranh chưa cao đối với các địa điểm du lịch khác của tỉnh nhà như: Các chùa miếu, du lịch văn hóa, leo núi,...

- Thiếu sự liên kết giữa nhà du lịch và người dân địa phương sống trong mùa nước nổi.

- Sản lượng các loại động thực vật sống trong mùa nước nổi có thể giảm do quá trình khai thác, đánh bắt nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ sinh thái vùng đất ngập nước và các món ăn dân dã góp phần tạo nên đặc sản trong mùa nước nổi


Chương 3‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG


3.1. Định hướng phát triển du lịch mùa nước nổi‌

3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng

3.1.1.1. Chính sách phát triển du lịch của quốc gia

Nhằm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 một cách đồng bộ, thống nhất và đạt kết quả cao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Theo đó, trong Quý II/2012, các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, TP trực thuộc TW tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung của “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; đặc biệt chú trọng quan điểm phát triển; bám sát mục tiêu và nắm vững nội dung các giải pháp và chương trình hành động như sau:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.


- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

3.1.1.2 Định hướng phát triển du lịch chung của Tỉnh

Theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của An Giang đến năm 2020, tỉnh đã xác định: "Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành mở rộng tour tuyến để tăng nguồn thu cho ngành du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững". Một số nội dung cụ thể là:

- Tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm cũng như các dự án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đầu tư hệ thống giao thông đến các các khu, điểm du lịch.

- Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác với ngành du lịch thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng hợp tác, liên kết với ngành du lịch tỉnh Kandal, tỉnh Takeo (vương quốc Campuchia).Triển khai cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh lữ hành trong tỉnh mở tour, tuyến sang Campuchia và ngược lại.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cho cán bộ quản lý du lịch; hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ - du lịch bao gồm: quản trị nhà hàng - khách sạn, nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bếp, an ninh khách sạn, dẫn chương trình hội nghị-đám tiệc, thuyết minh viên, chăm sóc khách hàng, kỷ năng thu thập thông tin - tuyên truyền và bảo vệ môi trường,…

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các phóng sự, phim tư liệu, website, bản tin, bản đồ, ấn phẩm, tham dự hội chợ, biển quảng cáo, tổ chức các đoàn Famtrip về An Giang cũng cần được ngành duy trì và xúc tiến mạnh hơn.


- Không ngừng tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng trong công tác quản lý bảo vệ duy tu và tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh; khu, điểm du lịch về: vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng - khách sạn, trung tâm thương mại, cửa khẩu,…

- Quan tâm và tập trung đầu tư cho việc tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của các dân tộc Kinh – Hoa – Chăm - Khơmer; du lịch mùa nước nổi; phát triển và duy trì mô hình du lịch cộng đồng; nghiên cứu và phát triển thêm một số mô hình du lịch mới.

- Xây dựng kế hoạch cùng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở An Giang và ĐBSCL, Tp. Hồ Chí Minh về chương trình giảm giá các dịch vụ du lịch như: giá phòng nghỉ, giá tour, ăn uống, đi lại, giá các sản phẩm ẩm thực, các dịch vụ phụ trợ, quà lưu niệm, ....

- Về tổ chức không gian lãnh thổ:

Điểm du lịch:

Các điểm du lịch quốc gia: miếu bà chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu

- núi Sam, Châu Đốc, khu lưu niệm Bác Tôn – Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên.

Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: khu di tích Óc Eo, đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc, chùa Tây An, đền thờ Quản Cơ Thành, chùa Giồng Thành,...

Cụm du lịch:

Cụm du lịch hạt nhân: cụm du lịch Long Xuyên, cụm du lịch Núi Sam, cụm du lịch huyện Tri Tôn – Tịnh Biên.

Cụm du lịch phụ trợ như: cụm du lịch núi Cô Tô

Tuyến du lịch:

Hình thành các tuyến du lịch theo loại hình du lịch như: du lịch tìm hiểu di tích lịch sử, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, lễ hội, làng nghề, thể thao,...bao gồm các tuyến nội vùng như: Long xuyên – Châu Đốc – Huyện An Phú, Long Xuyên – Chợ Mới, Long Xuyên – Châu Phú – Châu Đốc – Tịnh Biên, các tuyến liên tỉnh như: An


Giang – Kiên Giang – Cần Thơ, Châu Đốc – Long Xuyên – Cao Lãnh – Sa Đéc, Long Xuyên – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau. Các tuyến quốc tế như: An Giang – TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội – Trung Quốc, Long Xuyên – TP. Hồ Chí Minh – Lào – Thái Lan.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch mùa nước nổi tại An Giang

DLMNN là một loại hình du lịch khá mới và chưa được sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền địa phương. Vì thế, để phát triển DLMNN xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó cần phải có định hướng phát triển với những bước đi đúng đắn và hợp lý.

Căn cứ vào các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch của nhà nước cũng như của tỉnh An Giang; căn cứ vào tiềm năng và thực trạng phát triển DLMNN ở địa phương, xin đề xuất một số định hướng thiết thực để phát triển DLMNN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như sau:

- Phát triển DLMNN phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Để DLMNN mang về nguồn lợi lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung đầu tư và phát triển các điểm DLMNN điển hình như: Búng Bình Thiên, rừng tràm Trà Sư, đồng Láng Linh.

- Tổ chức liên kết, duy trì hợp tác giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, TP HCM và cả vương quốc Campuchia rong phát triển du lịch.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho DLMNN nhất là giao thông và cơ sở lưu trú.

- Đa dạng hóa các sản phẩm của loại hình DLMNN, đặc biệt là sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là hướng dẫn viên cho hoạt động DLMNN.

- Về định hướng tổ chức không gian lãnh thổ:

Rừng Tràm Trà Sư huyện Tịnh Biên


Sản phẩm du lịch: du lịch tham quan các hệ sinh thái ngập nước, các món ăn dẫn dã.

Đinh hướng:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.

+ Khai thác du lịch ở những điểm du lịch tiềm năng trong khu vực rừng tràm.

+ Mở rộng và nâng cấp các tuyến đường đê bao chạy quanh rừng tram

+ Tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.

Búng Bình Thiên huyện An Phú

Sản phẩm du lịch: du lịch tham quan hệ sinh thái ngập nước, cuộc sống của đồng bào Chăm.

Định hướng:

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, trồng cây xanh, tập trung khai thác du lịch.

+ Mở rộng và nâng cấp tỉnh lộ 956 đi qua và nối liền cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (An Giang) - Chray Thum (Kandal - Campuchia).

+ Tiếp tục đầu tư và phát triển làng văn hóa Chăm đã sinh sống và định cư lâu đời ở hai xã Nhơn Hội và Khánh Bình.

Đồng Láng Linh huyện Châu Phú

Sản phẩm du lịch: du lịch tham quan hệ sinh thái đất ngập nước và cuộc sống bình dị cùng các món ăn dẫn dã của người dân vùng sông nước.

Định hướng:

+ Tiến hành nghiên cứu các khu vực có tiềm năng hoạt động DLMNN.

+ Nâng cấp hệ thống giao thông hướng vào khu vực hoạt động du lịch.

+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong mùa nước nổi, nhất là các món ăn dân dã và sản phẩm du lịch đặc trưng như: đánh bắt cá, giăng câu, bắt chuột, đua xuồng, hái bông điên điển,…

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch mùa nước nổi‌

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Để cho hoạt động du lịch đạt hiểu quả cao về kinh tế thì vấn đề quy hoạch là rất quan trọng, vì quy hoạch không thích hợp, không xứng tầm hoặc có sai sót sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023