Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 13


cung cấp cho hai hồ cũng chính là sông Hậu và sông Bình Di. Nơi đây còn khá hoang sơ với nhiều loại thủy sản nước ngọt, khu rừng nguyên sinh bao quanh hồ có diện tích khoảng 800ha, có rất nhiều loại thực vật sinh sống và đây cũng chính là điểm du lịch nổi tiếng của huyện An Phú trong đó DLMNN là một tiềm năng đã và đang phát huy thế mạnh.

Búng Bình Thiên gắn liền với câu chuyện xưa. Kể rằng: có nhiều truyền thuyết khác nhau về vị tướng đưa binh sĩ của mình đến vùng này làm căn cứ trú quân phòng thủ vào thế kỷ 18: Có thể vị tướng của Chúa Nguyễn hoặc nhà Tây Sơn. Thời đó, khu này là vùng đất trũng đất khô nứt nẻ gây khó khăn trong sinh hoạt cho nghĩa quân, vị tướng này đã dâng lễ vật, khấn vái trời đất xin ban nguồn nước. Ông rút gướm cắm xuống lòng đất trũng, cầu thủy dâng lên. và lạ thay, khi lưỡi gươm vừa động thổ thì có một dòng nước trong xanh cứ trào tuôn mãi, ngập cả những bờ đất quanh vùng này, biến vùng trũng nứt nẻ thành một hồ rộng lớn, bao la và ông đã đặt tiên nơi đây là Búng Bình Thiên. Theo tác giả Vương hồng Sển viết trong quyển “ Tự vị tiếng nói miền Nam“ Búng có nguồn gốc từ chữ “bưng“ nói trại ra. Từ này gốc Khơ Me “trapeang“ lần hồi được việt hóa thành “bưng“ có nghĩa là vùng đất sình lầy xấp nước, cá tôm ở nhiều, cỏ lác mọc loạn xạ...

Vào tháng tám hàng năm, dòng sông Mê kông cuồn cuộn đổ từ Campuchia vào Việt Nam tạo thành những cơn lũ đầu nguồn trên sông Tiền và sông Hậu. khi lũ lên cao, nước lũ tràn bờ chảy vào lấp đầy hồ và làm chìm ngập hai hồ trong một biển nước mênh mông. Mặt hồ phủ kín sen và các loài hoa dại, có một điều khá lạ và thú vị là khi mùa nước nổi nước sông Hậu đục ngầu màu phù sa nhưng khi tràn vào hồ thì trong một thời gian lập tức trong vắt, đến nổi chúng ta nhìn thấy trong đục rất rõ giữa hai làn nước. Búng Bình Thiên đẹp nhất vào mùa lũ, ngồi trên du thuyền dạo quanh búng, nghe vu vương những bài ca cổ và thưởng thức đặc sản mùa nước nổi như cá Linh nấu canh chua bông điên điển, chả cá Linh, lẩu mắm, chuột nướng...du khách sẽ cảm nhận được một sự khác biệt thú vị. Mùa nước nổi ở Búng Bình Thiên còn gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa độc đáo của người Chăm như Roda (lễ mừng Quốc Khánh), tháng chay Ramada, đặc biệt vòng theo


con đường quanh búng là những tàn cây xanh rậm mát. Đây là con đường đẹp đi qua những xóm Chăm, mà người kinh gọi là “Xóm Chà“ hoặc “Chà Châu Giang“, đến đây ta như lạc bước vào xứ sở ngàn lẻ một đêm với những cô gái, chàng trai Chăm với y phục đặc trưng của dân tộc mình. Đến với Búng Bình Thiên không chỉ tham quan cảnh đẹp thiên nhiên mà còn được khám phá đời sống của đồng bào người Chăm An Giang.

Hàng năm cũng vào tháng tám một hoạt động văn hóa được diễn ra đó là “ liên hoan du lịch mùa nước nổi“ nhằm giới thiệu đến bạn bè phương xa những sản phẩm du lịch và chiêm ngưỡng cảnh sông nước hữu tình; thưởng thức những món ăn dân dã tuyệt vời, nghe những bài ca cổ mùi mẫn đến ngây ngất lòng người,...Mùa nước nổi, nhà sàn của một bộ phận dân cư sống ven hồ núp dưới những rặng cây xanh xung quanh ngập nước, tựa như bức tranh thủy mặc, với cỏ cây hoa lá được thêu trên nên trắng xanh thơ mộng của một bức tranh tự nhiên khổng lồ. Du khách sẽ trãi rộng lòng mình hòa nhập vào với thiên nhiên nơi đây để tận hưởng sự hoang sơ mộc mạc của một Hồ nước trời với sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước, bỏ lại tất cả những bộn bề của cuộc sống công nghiệp hiện đại, những vất vả và ồn ào của của đô thị xa hoa, nơi đây chỉ có thiên nhiên và cuộc sống của những cư dân bình dị. Búng Bình Thiên đã và đang vươn mình cùng phát triển với kinh tế xã hội của người dân huyện An Phú nói riêng, An Giang nói chung và là điểm du lịch hấp dẫn của vùng ĐBSCL.

Ngoài ra Búng Bình Thiên còn được ghi nhận là nơi sinh sản, tái tạo và lưu tồn thủy sản an toàn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, vì vậy năm 2009 các ngư dân tại đây đã chủ động thành lập Chi Hội nghề cá Búng Bình Thiên” với mục đích đồng quản lý để khai thác hợp lý, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thùy sản trong búng.

Bên cạnh đó tỉnh An Giang cũng tranh thủ xây dựng dự án “Bảo tồn các loài thủy sản khu vực Búng Bình Thiên” được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004, triển khai thực hiện từ năm 2010 - 2015 trên diện tích bảo tồn 143 ha và vùng đệm 100 ha, từ nguồn kinh phí Trung ương và địa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

phương trên 41 tỷ đồng. Đây là loại dự án ưu tiên thuộc Chương trình bảo vệ và phát triển thủy sản của Việt Nam, góp phần tái tạo, phục hồi, bảo vệ an toàn cho đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt trong đó là loài thủy sản quí hiếm, có giá trị khoa học, giá trị kinh tế cao, bảo vệ nguồn gien thiên nhiên của sông Tiền, sông hậu và sông Mêkong đang bị đe dọa, có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Đồng Láng Linh:

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 13

Vào mùa nước nổi cả vùng châu thổ sông Mê Kông chìm trong biển nước đến tháng 10 âm lịch, con nước từ từ đổ về không vội vàng như những nơi khác gây ra nhiều tổn thất. Ngược lại, đây lại là cơ hội cho mọi hoạt động bình dị nhất của người dân vùng Láng Linh chính thức bắt đầu, báo hiệu cho một mùa bội thu đã đến, một mùa với đầy cá tôm. Nói đến Láng Linh là nói đến cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Trần Văn Thành chỉ huy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong những năm 1867-1873.

Láng Linh ngày xưa: là tên vùng đất thấp, nhiều phèn, không có kênh, rạch lớn ra vào, suốt năm chỉ gieo gặt một mùa lúa sạ. Phía Bắc giáp vùng biên giới núi Sam, phía Tây giáp với dãy Thất Sơn hùng vĩ, phía Đông cặp sông Hậu, phía Nam giáp núi Ba Thê và thành phố Long Xuyên. Hằng năm, vào mùa nước nổi cả vùng một biển nước mênh mông (vì thế người dân gọi Lánh Linh); còn vào mùa khô, nước không cạn hẳn mà biến thành những ao đìa, mương rạch, những đầm lầy vô số đĩa vắt cùng với lau sậy, cỏ dại thi nhau chen chúc, bao trùm khắp nơi... Bảy Thưa là tên một cánh rừng, nằm tiếp giáp với Láng Linh, nơi đây mọc khá nhiều cây bảy thưa - một loại cây hiện nay không còn nhiều, tại dinh Sơn Trung chỉ còn 3 bụi cây non nhỏ nhoi - cũng là một vùng trũng thấp, đầm đìa ứ đọng.

Láng Linh ngày nay: tuy vẫn còn là một vùng quê nghèo khó nhưng cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, không còn là một vùng trũng hoang vu như ngày xưa nửa. Nhà cửa mọc lên rất nhiều dọc theo những con đường thẳng khang trang, cây cầu tre ngày nào đã được thay bằng cây cầu dây vững chắc, nào là trường học nào là trạm y tế được xây dựng, sản xuất lúa ngày một đạt cả về năng suất và giá thành. Bây giờ, người ta không còn xem Bình Chánh, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây, Ô


Long Vỹ của khu vực Láng Linh - Bảy Thưa là 5 xã vùng sâu, vùng xa nghèo đói nữa, mà gọi đó là 5 xã “vùng trong” để phân biệt với các xã ven trục quốc lộ 91. Nay Láng linh thuộc 3 huyện: Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên.

Đến với Láng Linh vào mùa nước nổi là đến với cuộc sống của người dân vùng nông thôn nghèo, thật thà chất phát, dọc theo các con kênh bằng thuyền du khách sẽ tận mắt chứng kiến được những cây cầu khỉ bắt qua bờ kênh, xa xa lại thấy được một cây, hoặc là những trẻ em đang bơi lội trong dòng nước đục ngầu phù sa. Dọc hai bên cờ kênh là những rặng bạch đằng xanh thẳm, cuộc sống của người dân ven hai bên bờ kênh thật bình thường. Thấp thoáng lại thấy những chiếc ghe cào, xa xa lại thấy những đứa bé đang gở lưới trên chiếc xuồng ba lá, những cây lục bình trôi nổi mênh mang, đàn vịt đang trắng tinh đang đắm mình dưới nước, nó như đang hợp thành một bản tình ca đồng quê êm ái, dịu dàng. Trên cánh đồng thì lại càng thú vị hơn những chiếc thuyền câu đang miệt mài gở lưới, lâu lâu lại bắt gặp một ngư dân đang quăng chài bắt cá, chiếc chài bung tròn lên sau đó úp xuống mặt nước, một dụng cụ bắt cá khá phổ biến nửa đó là “ dớn“- một loại bẫy khá lớn làm bằng tre. Điểm tô thêm cho chút màu cho cuộc sống nơi đây chính là những cây điên điển mọc khắp nơi, nở ra một màu vàng chói làm sáng bừng lên cả một vùng trời, không kém bông điên điển hoa súng cũng là biết tự mình khoe sắc thắm làm đỏ ửng. Màu xanh của mây, màu vàng của bông điên điển, màu đỏ ửng của hoa súng, kết hợp với con người nơi đây tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.

Hình 2.4. Mùa nước nổi ở Láng Linh


Nguồn: www.metinfo.vn


Điều sẽ làm du khách càng nhớ nhung nơi đây hơn là khi được cùng người dân nơi đây bắt cá, gở lưới và đặt lọp, hái bông điên điển, bông súng, trên những chiếc thuyền câu bé xíu...rồi sau đó hợp chung thành một bửa ăn đồng quê thơm ngon do chính tay mình bắt được. Cá linh cũng là một đề tài cho du khách ngạc nhiên vì cá linh đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa nước là khác nhau. Chỉ đến đây vào đầu mùa lũ du khách mới được thưởng thức cá linh đầu mùa, Lúc ấy con cá chỉ bằng đầu đũa, rất mềm và thơm ngon. Vào giữa mùa, cá bắt đầu lớn cỡ ngón tay và có xương. Lúc này người ta nướng chấm với muối ớt dầm me tươi hoặc kho với mía cho rục là ngon nhất. Cuối mùa, cá đã to cỡ hai ngón tay thì được làm mắm hoặc nước mắm. Nước mắm cá linh mang hương vị của đồng nội khác hẳn vị biển của cá cơm.

Còn gì thú vị hơn khi được ăn một bửa thật đồng nội với những chú cá do mình tự tay bắt được, những trùm bông súng, bông điên điển ngon lành, lồng vào những cơn gió giữa đồng nội.

Địa bàn tổ chức hoạt động du lịch mùa nước nổi

Du lịch mùa nước nổi ở An Giang hoạt động hiện nay ở ba địa bàn tiêu biểu sau: Huyện Tịnh Biên, huyện An Phú và huyện Châu Phú.

Huyện Tịnh Biên

Tịnh Biên là huyện biên giới của tỉnh An Giang; Bắc giáp Campuchia; Tây và Nam giáp huyện Tri Tôn; Đông giáp thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú. Huyện có nhiều dân tộc, tôn giáo, di tích lịch sử và phong cảnh núi non hùng vĩ. Đến Tịnh Biên, du khách có dịp tham quan nhiều di tích lịch sử và cảnh đẹp thiên nhiên như: núi Cấm, chùa Vạn Linh, rừng Trà Sư....Đặc sản nổi tiếng của huyện là bò cạp núi, rất được du khách phương xa quan tâm. Ngoài việc chế biến món ăn, bò cạp còn là một vị thuốc dùng ngâm rượu chữa bệnh nhức khớp xương.

Về địa hình, huyện phân thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồi núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi bao gồm cụm núi Phú Cường và núi Cấm, là hai cụm núi lớn của vùng Thất Sơn.


Rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới với nhiều loại cây quý hiếm. Động vật trên núi ngày càng phong phú về số lượng và chủng loại. Rừng không chỉ có giá trị lâm sản mà còn có giá trị du lịch. Rừng tràm Trà Sư và núi Cấm là những điểm du lịch nổi tiếng của huyện.

Tịnh Biên là huyện biên giới, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên là trung tâm giao thương quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia. Chợ cửa khẩu Tịnh Biên cũng là điểm giao thương mua bán trọng yếu của huyện Tịnh Biên. Mặt hàng chủ yếu là vải vóc, đồ điện tử, mỹ phẩm có nguồn gốc từ Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, chợ còn bán nhiều loại đặc sản của khu vực Bảy Núi như thốt nốt, xoài, bọ cạp, mối chúa...


Bản đồ 2.5 Địa bàn tổ chức hoạt động DLMNN


Huyện An Phú

Bắc và Tây giáp Camphuchia với đường biên giới quốc gia dài 40,5 km; Đông và Đông Nam giáp huyện Tân Châu; Tây Nam giáp thị xã Châu Đốc. An Phú nằm án ngữ nơi đầu nguồn của sông Cửu Long - là tuyến giao thông thủy nối liền các tỉnh miền Tây Nam Việt Nam với Campuchia.


Hầu hết diện tích huyện An Phú đều là đồng bằng châu thổ, do phù sa sông Hậu bồi đắp. Một vài nơi bị ngập úng thường xuyên. Hằng năm vào khoảng tháng 5

- 6 là bắt đầu vào mùa nước lũ, độ ngập trung bình từ 2 - 3 m. Thời gian ngập lụt thường kéo dài đến cuối năm, có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Người Chăm ở An Phú chiếm khoảng một nửa cộng đồng người Chăm tại tỉnh An Giang, ước tính năm 2007 có khoảng 6.000. Họ có những nét văn hoá riêng, nhiều lễ hội truyền thống độc đáo.

Khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên cùng với các công trình kiến trúc văn hoá Chăm ở Đa Phước, Vĩnh Trường, Nhơn Hội là những địa điểm du lịch hấp dẫn của huyện.

Huyện Châu Phú

Huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, Bắc giáp thị xã Châu Đốc, đường ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáphuyện Châu Thành, đường ranh giới dài 29,176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km.

Huyện nằm trên tuyến đường du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lượt khách du lịch và khách hành hương đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và Vương quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.

Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều mang sắc thái dân tộc độc đáo như: lễ rước thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An....

Do Châu Phú là huyện đầu nguồn sông Cửu Long nên vào khoảng tháng 6 dương lịch hàng năm huyện Châu Phú đều phải đối mặt với mùa lũ. Tình hình lũ ở An Giang nói chung và ở Châu Phú nói riêng diễn biến phức tạp, đỉnh lũ biến động bất thường qua các năm khác nhau. Lũ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã - hội và đời sống nhân dân.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí