ảnh hưởng rất lớn đến các địa điểm du lịch, các dịch vụ du lịch và cả người dân sống trong vùng du lịch.
Đối với loại hình DLMNN cần thực hiện các giải pháp sau:
- Quy hoạch phải tính đến hiệu quả kinh tế hôm nay và cả mai sau. Tránh vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiệm trọng, khó giải quyết cho địa phương hoặc quốc gia.
- Quy hoạch phát triển DLMNN phải chú trọng đến bảo vệ môi trường môi trường, đảm bảo hoạt động sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân của địa phương.
3.2.2. Giải pháp về vốn
Để có nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển DLMNN thì cần thiết phải có những định hướng và chiến lược thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó, để có được nguồn vốn thực hiện các dự án thì nhà nước, địa phương cần tạo ra các điều kiện thuận lợi, an toàn để khuyến khích các nhà đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư để tập trung được tất cả các nguồn vốn:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của nhà nước.
- Vốn tự có của địa phương hoạt động du lịch trong mùa nước nổi.
- Vốn của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tuyến, Điểm Và Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Mùa Nước Nổi Tiêu Biểu
- Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 13
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mùa Nước Nổi (Phân Tích Swot)
- Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 16
- Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
hàng.
- Vốn vay từ các ngân hàng.
- Vốn đầu tư nước ngoài.
3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hoạt động DLMNN đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật mang đặc điểm riêng, có thể khai thác trong mùa nước nổi, trong các hệ sinh thái ngập nước. Hiện nay, nhìn chung ở các địa bàn có hoạt động DLMNN đều là các vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế. Vì thế, cần phải từng bước hoàn thiện về cở sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật một cách
hợp lý để tăng khả năng tiếp cận với tài nguyên và khai thác chúng có hiệu quả. Một số giải pháp cụ thể c ần thực hiện trong thời gian tới là:
- Đảm bảo hệ thống đường giao thông, nhất là đường bộ và đường sông đến các địa điểm du lịch mùa nước nổi.
- Nâng cấp, cải tạo bến tàu bến xe, đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ du lịch. Cơ sở dịch vụ thông tin tư vấn du lịch, hướng dẫn, đại lý, cơ sở dịch vụ vận chuyển khách du lịch phải được đảm bảo.
- Nâng cấp hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, đặc biệt đầu tư các cở sở y tế trong các điểm DLMNN. Điều quan trọng là phải đảm bảo chất lượng để thỏa mản nhu cầu của khách như: tiện nghi, phòng họp, hội thảo, phục vụ ăn nhanh,..
- Trang bị đầy đủ các phương tiện tham gia trong DLMNN như: áo phao, xuồng, tắc ráng, túi đựng dụng cụ cá nhân,...
- Mở rộng đầu tư cho hoạt động Homestay, đầy đủ tiện nghi nhưng mang đậm nét truyền thống Nam Bộ.
3.2.4. Giải pháp về sản phẩm
Du lịch ở An Giang nói riêng và nhiều tỉnh ở ĐBSCL có nhiều nét giống nhau vì cùng là vùng hạ lưu sông Mê Kong, cùng chịu tác động của mùa lũ hàng năm. Do đó, sản phẩm du lịch tương tự nhau và rất dễ trùng lắp.
Để đảm bảo phát triển du lịch lâu dài và tăng sức hút đối với du khách, sản phẩm du lịch An Giang cần được đa dạng hóa và tổ chức khai thác hợp lý theo hướng phát triển các sản phẩm du lịch mang rỏ nét đặc trưng của địa phương. Trên cơ sở đó cần tập trung ưu tiên đầu tư, phát triển chúng thành hệ thống để tạo khả năng cạnh tranh cao trong vùng:
- Tập trung theo thứ tự ưu tiên phát triển các sản phẩm DLMNN, các sản phẩm đặc trưng phải được đầu tư xây dựng thương hiệu.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, để các sản phẩm du lịch không trùng lập tranh gây sự nhàm chán đối với khách du lịch.
- Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch thế mạnh của An Giang trong mùa nước nổi là khai thác các hệ sinh thái vùng đất ngập nước còn mang vẻ đẹp
hoang sơ, bao gồm các đặc sản trong mùa nước nổi như: Cá linh là đặc sản rỏ nét nhất cần được quan tâm và xây dựng thương hiệu để tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm khác khi khách đến với An Giang. Ngoài ra, hệ thống rừng tràm phong phú đa dạng các chủng loại động vật cư trú, tìm hiểu đời sống bình dị hàng ngày như giăng câu, thả lưới, đặt vó,...của người dân trong mùa nước nổi.
- Tạo ra sự liên kết giữa các dòng sản phẩm du lịch bên trong và bên ngoài của các điểm du lịch mùa nước nổi. Góp phần tăng thêm thu nhập của cộng đồng dân cư sống ven các điểm du lịch, tạo động lực thúc đẩy họ bảo vệ và phát huy những giá trị của mùa nước nổi. Kết hợp khai thác các sản phẩm du lịch du lịch sinh thái và du lịch văn hóa trên các tuyến và điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh và liên kết với các địa phương khác. Luôn chú trọng đặt hoạt động DLMNN trong bối cảnh chung của phát triển du lịch địa phương và trong mối quan hệ tương tác với các loại hình du lịch khác.
3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng trong hoạt động du lịch, do đó việc nâng cao năng lực, trình độ, của các cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch là rất cần thiết. Nguồn nhân lực cho DLMNN ở An Giang còn khá nhiều hạn chế về trình độ và số lượng, do đó cần chú trọng công tác đào tạo thông qua một số giải pháp cụ thể sau:
- Nâng cao trình độ của cán bộ hoạt động trong DLMNN, nhất là hướng dẫn viên du lịch. Đầu tư cho việc bồi dưỡng và đào tạo lại về cán bộ quản lý, về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành.
- Đổi mới công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn chung của quốc gia.
- Bồi dưỡng cơ bản cho các ngư dân tham gia vào hoạt động du lịch trong mùa nước nổi như: Các ngư dân theo tour giăng câu, thả lưới, bơi thuyền,các đầu bếp phục vụ các món đặc sản,... về kỹ năng cơ bản trong hoạt động du lịch đồng thời giải thích cho du khách hiểu biết về các phương tiện đánh bắt cũng như các món ăn, cách thức đánh bắt và cách chế biến,...
- Đào tạo cho các nhân viên du lịch phải am hiểu về tập tính và đặc điểm hoạt động của các loài động vật hoang dã, hệ sinh thái, các loài thực vật hiên có trong mùa nước nổi như: từng mùa có chim gì, cá gì ? thuộc sách đỏ không ? thời gian sinh sản trong năm, mỗi lần sinh sản thế nào,....?
- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động DLMNN với các tỉnh bạn như: Đồng Tháp, Cần Thơ,...thông qua các chuyến công tác, hội thảo khoa học.
3.2.6. Giải pháp về liên kết vùng
Chỉ phát triển du lịch trong phạm vi một tỉnh thì sức hấp dẫn và sự lan tỏa trong du lịch là không cao. Liên kết vùng là vấn đề quan trọng và rất cần thiết cho hoạt động các tất cả các loại hình du lịch. Đối với DLMNN, vấn đề liên kết vùng là rất cần thiết và cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường và hợp tác nhiều hơn nửa những vùng đã có trước đây như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên giang.
- Tổ chức các sự kiện khoa học giữa các tỉnh có mùa nước nổi và các hệ sinh thái mùa nước nổi góp phần tạo ra sự đa dạng cho các loại hình trong mùa nước nổi và nâng cao hiệu quả hoạt động trong du lịch.
- Tiến hành hợp tác với các tỉnh bạn có mùa nước nổi khác như: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, để tạo nên sự liên kết đa dạng. Bên cạnh đó, liên kết hợp tác với vương quốc Campuchia tạo ra sự hấp dẫn trong các tour mùa nước nổi.
3.2.7. Giải pháp về quảng bá du lịch
Vấn đề xúc tiến và quảng bá du lịch là chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới. Với An Giang, vai trò của việc quảng bá du lịch là rất lớn, nhằm giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trường khách du lịch, thu hút ngày càng nhiều lượng khách đến với địa phương trong mùa nước nổi. Trong hoạt động quảng bá cần chú ý các điểm sau:
- Quảng bá du lich phải được thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch và chiến lược cụ thể và phải thông qua nghiên cứu thị trường.
- Việc quảng bá cho loại hình DLMNN phải được thực hiện dưới quy mô lớn, và đặt trọng tâm vào việc xây dựng thương hiệu du lịch. Lấy chiến lược sản phẩm làm nội dung chính cho việc xây dựng chiến lược quảng bá. Nhằm giới thiệu về các đặc trưng trong mùa nước nổi ở An Giang đến với khách du lịch. Tạo dựng được hình ảnh chân thực, cung cấp thông tin đầy đủ làm nổi bật lên các giá trị trọng tâm trong hoạt động DLMNN.
- Phối hợp hiệu quả trong và ngoài ngành để tiến hành quảng bá DLMNN mang lại hiệu quả cao nhất.
- Phải mở rộng công nhận các sản phẩm du lịch trong mùa nước nổi.
- Quảng bá hình ảnh mùa nước nổi dưới nhiều hình thức như: Internet, truyền thông, Tổ chức sự kiện, báo chí, tranh ảnh,...nhằm thu hút sự quan tâm của khách du lịch.
- Quảng bá hình ảnh mùa nước nổi phải gắn liền với các tour, tuyến nội địa và liên vùng để du khách trở thành một người quảng bá kế tiếp cho DLMNN.
3.2.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên
Bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên du lịch là vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động du lịch. Đối với DLMNN thì vấn đề về môi trường và sử dụng tài nguyên càng được quan tâm nhiều hơn, để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại sinh vật và của con người. Các biện pháp sau có thể áp dụng cho loại hình du lịch này:
- Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư nhất là các dân cư sống ven vùng nước nổi nhận thức tác hại của môi trường và ảnh hưởng của nó. Góp phần tạo ra môi trường du lịch văn minh, hiện đại, bảo vệ các cảnh quan trong mùa nước nổi, phòng chống các tệ nạn khai thác trái phép trong các điểm du lịch.
- Khai thác tài nguyên phục vụ cho hoạt động DLMNN cần phải cẩn thận và tính toán cụ thể trong tất cả các lĩnh vực có liên quan như ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
- Tổ chức các khóa đào tạo môi trường cho các cán bộ trong DLMNN
- Giáo dục cho người dân địa phương và khách tham quan về ý thức trách nhiệm về việc bảo vệ các loại động thực vật. Ý thức về cuộc sống hoang dã tự nhiên tạo ra sự đa dạng sinh học, mỗi cá thể đều là một mắc xích liên kết quan trọng cho tổng thể.
3.2.9. Giải pháp về tổ chức và quản lý
Cần tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của địa phương đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cho hiện tại và tương lại. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch.
Giải pháp về tổ chức và quản lý cần tập trung vào các nội dung sau:
- Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch. Theo dõi chặt chẽ số lượng khách du lịch tham quan ở những điểm DLMNN, phân loại khách quốc tế, khách nội địa, khách trong vùng nước nổi và ngoài vùng nước nổi, khách tham quan nghiên cứu.
- Tiến hành theo dõi, quản lý số chi tiêu của khách du lịch khi tham gia DLMNN. Số lượng khách lưu trú và số ngày tham quan du lịch của du khách ở từng điểm hoạt động DLMNN.
- Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí mới trong các chương trình du lịch mùa nước nổi nhằm thu hút và giữ chân khách được lâu.
- Tiến hành nghiên cứu sự phát triển của các loại động thực vật sống trong các điểm hoạt động mùa nước nổi để có biện pháp quản lý và bảo vệ chúng một cách đúng lúc và phù hợp tạo sự lâu dài.
- Phân định rỏ giữa chức năng quản lý và chức năng tổ chức. Thực hiện quản lý theo quy hoạch của địa phương, của tỉnh.
- Tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động của DLMNN, để nhằm phát triển du lịch lâu dài và có chính sách phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLMNN ở tỉnh An Giang có thể đưa ra các kết luận sau:
An Giang là tỉnh có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên như: địa hình, hệ thống sông ngòi kênh gạch, khí hậu, hệ thống động thực vật đa dạng phong phú, hệ thống các loại sinh vật sống trong vùng ngập nước mang vẻ hoang sơ rất thuận lợi cho các loại hình du lịch sinh thái, nhất là DLMNN. Và cả về tài nguyên du lịch nhân văn như: các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, chùa miếu, lễ hội, có các cửa khẩu quốc gia thuận lợi cho việc hoạt động kinh tế giữa tỉnh nhà với các nước tiểu vùng sông Me Kong và các nước Đông Nam Á khác. Điều đó sẽ thuận lợi cho việc hình thành các tour, tuyến hoạt động du lịch trong tỉnh và với các tỉnh khác tạo nên sự đa dạng cho loại hình du lịch trong tỉnh thu hút lượng khách đến với An Giang ngày một tăng trong đó có DLMNN.
Cở sở hạ tầng vất chất kỹ thuật đang ngày được hoàn thiện với những chính sách ưu đãi góp phần thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, các hệ thống vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn đạt chuẩn còn quá ít không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan, nhất là đối với các điểm hoạt động du lịch và DLMNN.
Hoạt động du lịch nói chung và DLMNN nói riêng, thu hút ngày càng đông số lượng khách tham quan trong đó lượng khách quốc tế cũng tăng, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư góp phần khá quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của địa phương hoạt động vào mùa nước nổi. Tuy nhiên, DLMNN chưa được quan tâm đúng mức và khai thác xứng với tiềm năng.
Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch mùa nước nổi còn rất hạn chế, nhiều khu vực tiềm năng chưa được nghiên cứu, việc thống kê về lượng du khách, về doanh thu và ý kiến đóng góp của khách tham quan còn hạn chế.
Đầu tư cho việc quảng bá, tuyên truyền về loại hình DLMNN còn ít, chưa thu hút được sự quan tâm của du khách, lực lượng lao động trong ngành còn yếu và chưa được đào tạo chuyên nghiệp.
Các sản phẩm du lịch còn trùng lắp ở các điểm du lịch mùa nước nổi, chưa tạo nên sự đặc trưng cho từng điểm và sự mới lạ trong hoạt động mùa nước.
2. Kiến nghị:
Với Tổng cục Du lịch
Phối hợp với các ngành địa phương kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch để có thể tổ chức các loại hình du lịch hợp lý và đạt hiệu quả cho hiện tại và tương lai.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái, DLMNN, về hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc trưng đến với mọi người trong nước và quốc tế.
Nâng cao năng lực quản lý trong các loại hình du lịch nói chung và đối với DLMNN nói riêng.
Với các bộ, ngành liên quan
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên xem xét các dự án quy hoạch đầu tư phá triển DLMNN ở tỉnh.
Đề ghị Bộ Giao thông Vận tải và các doanh nghiệp vận chuyển xây dựng nhiều tuyến vận tải chất cao phục vụ nhu cầu khách du lịch, DLMNN và người dân địa phương.
Đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin tuyền truyền quảng bá về loại hình du lịch sinh thái, DLMNN, góp phần phát triển loại hình du lịch mới.
Đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường nghiên cứu, xây dựng các phương án giải quyết sự cố môi trường trong các hệ sinh thái đất ngập nước.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức về DLMNN, về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững du lịch.