Các Tuyến, Điểm Và Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Mùa Nước Nổi Tiêu Biểu


nghiên mình nhớ đất quê, chồng xa em khó mà về...nghe buồn thê thảm. Du khách sẽ được tận tay hái hai loại bông này về để chế biến chúng thành một bửa ăn dân dã tuyệt vời.

Tắm đồng:

Dòng sông Mê Kông mang một hương vị phù sa ngọt ngào, mát dịu không mặn mà và có vị chát như nước biển trong xanh. Tắm biển đã là một hình thức khá phổ biến đối với du khách ở các thành phố, nhưng một khi đã đến với những cánh đồng nước An Giang du khách sẽ có thêm một trãi nghiệm mới nửa đó là tắm đồng. Tắm đồng hay gọi vui là “ tắm phù sađược tắm dưới dòng nước hiền hòa của con sông Cửu Long để hòa huyện vào sông nước nơi đây tìm về với thiên nhiên hoang dã.

Một số đặc sản mùa nước nổi

- Cá Linh:

Vào mùa nước nổi, các tỉnh đầu nguồn nơi nào cũng tràn đồng, nhất là vùng trũng thấp như Đồng Tháp Mười, tứ giác long Xuyên, khắp nơi lênh láng một biển nước. Đây chính là lúc ĐBSCL đón nhận biết bao là tôm, cá, rùa, rắn, cá đen, cá trắng từ Biển Hồ ở Campuchia đua nhau đổ về. Nhiều nhất là các loại cá trắng, nhưng chiếm tỷ lệ áp đảo vẫn là cá linh.

Theo Nguyễn Hữu Hiệp, An Giang sông nước hữu tình. Thì tuy không có số liệu về trữ lượng nhưng có thể ước độ bằng cảm nhận dân số cá linh chiếm khoảng 6-70% tổng dân số cá trong mùa nước nổi ở An Giang. Cá linh thuộc loại dangila, họ cá chép (ciprinidae), tên chữ là linh ngư, người Khơ Me gọi Trêy Lênh hoặc Trêy rial. Vì cá trắng nên chỉ thích hợp môi trường nước chảy. Mùa nước chúng lăng xăng đồng ruộng, sông dài, kinh to, rạch nhỏ (nhưng lại rất hiếm đối với các tỉnh vùng hạ lưu).

Cá linh có các loại sau: cá linh non đầu mùa, cá linh ống, cá linh rìa (cá linh bản, cá linh banh) loại nào cũng có thể chế biến thành món ăn ngon tiêu biểu như:

Cá linh nhúng giấm Cá linh chiên với trứng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Cá linh nướng cặp gắp tre chấm mắm me Cá linh kho mía

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 12

Cá linh kho lạt giằm me Đặc biệt là làm nước mắn

Hiện nay, cá linh đã được vô hộp dưới dạng “cá linh kho mía”, sản xuất và đóng gói bởi nhà máy rau quả đông lạnh Bình Khánh, công ty dịch vụ nông ngiệp An Giang, trở thành đặc sản của An Giang.

- Cá lóc nướng chui

- Cá rô khô tộ

- Lẫu mắm

- Bánh xèo nhân tép và bông điên điển

2.3.2.4. Các tuyến, điểm và địa bàn hoạt động du lịch mùa nước nổi tiêu biểu

Các tuyến du lịch mùa nước nổi:

Thấy được tiềm năng và nguồn lợi rất lớn từ mùa nước nổi, bên cạnh được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các công ty du lịch ở An Giang như: công ty du lịch Việt Xanh, công ty cổ phần dịch vụ lữ hành An Giang, An Giang tourimex,...đã khảo sát và tổ chức thành công các tour, tuyến du lịch mùa nước nổi trên địa bàn tỉnh. Điển hình là các tuyến du lịch chủ yếu sau:

Tuyến nội địa:

- Long xuyên – Châu Đốc – Rừng Tràm Trà Sư

- Mỹ Hòa Hưng – Búng Bình Thiên – Rừng tràm Trà Sư

- Châu Đốc - Rừng tràm Trà Sư – Cù lao ông Hổ

- Châu Đốc - Rừng tràm Trà Sư – làng chăm Phũm soài

- Búng Bình Thiên - Rừng tràm Trà Sư – Đồng Láng Linh

Tuyến liên tỉnh:

- TP.HCM - Long Xuyên - Đồng Láng Linh - Rừng tràm Trà Sư - Châu Đốc

- Cần Thơ/ Sài gòn - Đồng Tháp Mười - Cao Lãnh - Châu Đốc - Rừng tràm Trà Sư.

Ngoài ra còn có các tuyến liên kết với vương quốc Campuchia.


Các điểm du lịch mùa nước nổi tiêu biểu:

Rừng tràm Trà Sư:

Theo chi cục kiểm lâm An Giang, Tịnh Biên là một trong bốn huyện, thị của tỉnh An Giang, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, với không ít những danh lam thắng cảnh chinh phục lòng người từ khắp nơi đến tận hưởng vẽ đẹp kỳ thú của thiên nhiên. Bức tranh sơn thủy hữu tình. Khu rừng Tràm Sư là một trong những kỳ thú đó.

Rừng tràm Trà Sư có diện tích 844,4 ha, trong đó diện tích có rừng chiếm 735, 8 ha. Khu rừng này nằm giữa đất trời mênh mông, vắng lặng, bốn bề là nước. Khu rừng này nằm cách biên giới Việt nam – Campuchia khoảng 10 km về phía Tây Bắc, và cách sông Mê kông khoảng 15 km về phía Đông bắc. thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.


Bản đồ 2.4 Các điểm DLMNN ở An Giang


Ngày 27/5/2005 rừng tràm Trà sư được công nhận là khu rừng đặc dụng- bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc giá theo quyết định số 1530/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang.


Rừng tràm Trà Sư có 140 loài thực vật đã được xác định và thể hiện theo 5 dạng sống khác nhau. Trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh. Về động vật, có 11 loài thú, trong 6 họ và 4 bộ. Khu hệ chim cũng ghi nhận có 70 loài chim thuộc 13 bộ và 3 họ. Trong đó có 2 loài chim quý hiếm là Cò lạo Ấn Độ (Giang sen) và Cổ Rắn (Điêng Điểng); 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong rừng còn có cả những loài chim không phụ thuộc nhiều vào đất ngập nước như: Chim Ngói và Sáo đá đuôi hung.

Hình 2.1. Hệ thống thực vật ở RTTS


(Nguồn: Tác giả, 2012)

Ngoài ra, nguồn thuỷ sản khá phong phú, với 23 loài cá được ghi nhận, trong đó 2 loài cá có giá trị khoa học và có nguy cơ bị đe dọa diệt chủng là cá Còm và cá Trê trắng.

Hình 2.2.Các phân khu chức năng RTTS


Nguồn: Chi cục kiểm lâm An Giang


Hình 2.3. Các khoảnh trong các phân khu chức năng RTTS



Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: có diện tích là 441 ha. Khu gồm các khoảnh 2a, 2b, 5a và 5b, 6a, 6b.

- Hiện trạng đất đai trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm:

+ Đất có rừng: 373 ha (gồm 32 ha rừng tràm gần thành thục, 295 rừng tràm trung niên và 46 ha rừng tràm non).

+ Đất trống có bãi cỏ là bãi ăn của chim: 36 ha.

+ Mặt nước: 25 ha.

+ Đất khác: 3 ha.

- Chức năng của phân khu:

+ Khu có tác dụng bảo vệ và tái tạo những cảnh quan tiêu biểu của vùng đồng bằng ngập lũ.

+ Khu có tác dụng bảo tồn các quần xã thực vật, bảo vệ khu làm tổ, cư trú và nơi kiếm ăn của các loài động vật hoang dại, đặc biệt là các loài chim nước và các loài dơi.

+ Ngoài ra khu còn tạo nơi cư trú thích hợp cho các loài thuỷ sinh vật và cung cấp nguồn giống thuỷ sản tự nhiên cho những vùng lân cận.

+ Một vai trò đặc biệt quan trọng là khu còn cung cấp địa bàn du lịch sinh thái, giáo dục và bảo vệ môi trường.


Phân khu phục hồi sinh thái: có tổng diện tích là 245 ha. Khu gồm các khoảnh 1a, 1b, 4a, 4b. Trong đó gồm:

+ Đất có rừng là 186 ha (gồm 56 ha rừng tràm thành thục, 103 ha rừng tràm trung niên, 3 ha rừng tràm non).

+ Lung - đìa và đồng cỏ: 55 ha.

+ Đất khác: 4 ha.

+ Chức năng phân khu:

+ Đây là những vùng phụ cận của khu bảo vệ nghiêm ngặt có tác dụng cung cấp những bãi ăn và khu cư trú cho các loài động vật ở vùng lõi.

+ Khu còn là nơi nghiên cứu khôi phục cảnh quan thiên nhiên của hệ sinh thái đất ngập nước.

Phân khu dịch vụ - hành chính: tổng diện tích là 159 ha.

- Phân khu này là các khoảnh 3a, 3b gồm có:

+ Đất có rừng: 135 ha (rừng tràm gần thành thục 7 ha, rừng tràm trung niên 127 ha, rừng tràm non 1 ha).

+ Đồng cỏ và mặt nước: 15 ha.

+ Đất khác: 9 ha.

- Chức năng phân khu:

+ Khu cung cấp địa bàn cho các hoạt động dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ cho nhân dân và du khách.

+ Đây còn là nơi tổ chức các hoạt động quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước như tỉa thưa rừng, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản.

+ Ngoài ra tại đây còn có thể tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về sử dụng bền vững tài nguyên của đất ngập nước.

Vùng đệm:

Bao quanh khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư, có ranh giới là các kênh: Phía bắc là kênh đào số 2; Phía đông là kênh ranh số 12; Phía nam là kênh Bốn Mét từ ấp Trà Múc kéo dài sang ấp 1; Phía tây là kênh Trà Sư.


Vùng đệm có diện tích 643 ha, đây là vùng chuyển tiếp giữa khu bảo vệ cảnh quan trà sư với vùng sản xuất kinh tế nhằm giảm nhẹ những áp lực kinh tế - xã hội từ vùng kinh tế vào khu bảo bệ.

Hiện trạng sử dụng đất đai hiện nay ở vùng đệm là đất nông nghiệp, trồng lúa nước, rừng tràm và kênh rạch.

Vào mùa nước nổi, khoảng tháng chín, tháng mười âm lịch, toàn khu rừng ngập sâu từ 2 đến 3 mét, đi xuồng len lỏi vào các sân chim, xem dơi quạ rộng hàng chục héc-ta, thấy con lớn đến cả ký treo dày trên ngọn tràm.

Vừa ngắm cảnh đẹp, du khách vừa tự tay hái các loại rau muống, rau dừa, điên điển… trước khi đi qua các trảng cỏ xen lẫn trong rừng. Đặc biệt, vừa thưởng thức những món ăn đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ như cá linh nướng, món cá lóc hấp bầu, gà rừng nướng muối ớt, cua đồng chấm mắm me, cá lóc rừng cuốn với lá sen bẻ trong rừng nướng trui, ăn ngay tại chỗ thì không còn gì ngon bằng… du khách còn cùng nhau giao lưu bằng những câu chuyện xứ rừng, nghe du dương tiếng ca vọng cổ ngọt lịm của những cô thôn nữ.

Tất cả không gian ở đây, từ âm thanh, ánh nắng đến món ăn “miệt vườn” dân dã đều có những hương vị rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được. Nếu du khách muốn nghe bản hợp ca của các loài chim thì nên đi thuyền vào rừng tràm Trà Sư vào buổi chiều vì từ sau 17h chim mới bắt đầu về rừng. Còn cả ngày ở rừng Trà Sư thì hãy giải trí bằng thú đi câu.

Đến mới thấy, nếu một lúc nào đó có nhu cầu muốn phiêu lưu trong chốn rừng hoang với những cảm giác bềnh bồng lo lắng, muốn tạm thời quên hết lo âu của cuộc sống bộn bề, muốn “có đôi khi” một mình sống với thiên nhiên... có lẽ, rừng tràm Trà Sư sẽ là nơi mang đến cho những ai có nhu cầu tất cả những cảm giác thú vị.

Búng Bình Thiên:

Búng Bình thiên là một hồ nước tự nhiên, cách giồng Cây da 2km, thuộc xã An Khánh, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Búng gồm có hai hồ: Búng Bình Thiên lớn và Búng Bình Thiên nhỏ, nằm giữa sông Hậu và sông Bình Di, nguồn nước

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí