Hoạt Động Du Lịch Tại Địa Phương


rất chú trọng đầu tư phát triển cây cảnh, tập trung phát triển những cây cảnh có giá trị kinh tế lớn. Hơn 80% hộ dân hai làng Cơ Giáo và Xâm Xuyên đã tham gia phát triển làng nghề. Những hộ sản xuất ít cũng khoảng 50-100 cây cảnh, những hộ sản xuất lớn như hộ anh Chí, hộ anh Úy, hộ anh Quỳnh, hộ anh Tám... có những thời điểm mỗi hộ sở hữu hàng nghìn cây cảnh giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng và công việc khác. Hồng Vân có tiếng là đất sở hữu nhiều bàn tay vàng trong lĩnh vực cây cảnh, và được biết đến ở những sự kiện trưng bày cây cảnh và cây nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia.

Theo thống kê đến thời điểm hiện tại làng Cơ Giáo có khoảng hơn 30 hộ, làng Xâm Xuyên khoảng hơn 20 hộ vẫn duy trì các mô hình cây cảnh. Các mô hình cây cảnh đã kết hợp vừa sản xuất, vừa khai thác du lịch như: mô hình sinh thái của hộ anh Chí thôn Cơ Giáo; mô hình nông trại giáo dục của hộ anh Quỳnh thôn Xâm Xuyên; mô hình sản xuất đồ đá mỹ nghệ và đồ cổ của anh Tuấn thôn Cơ Giáo; mô hình nhân giống và bảo tồn các giống hoa hồng quý của anh Mợi, anh Tráng.... Các mô hình vưà áp dụng sản xuất vừa khai thác du lịch đã tạo ra rất nhiều điểm mới và để lại ấn tượng cho khách du lịch trải nghiệm khi đến Hồng Vân.

Do bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên hiện nay số hộ tham gia sản xuất, giá trị cây cảnh đã giảm đi rất nhiều. Hiện nay nhiều hộ gia đình không còn mặn mà về nghề cây cảnh mà đã đổi sang những công việc khác để kiếm sống như ở thôn Cơ Giáo còn 14% hộ, Xâm Xuyên là 5% hộ dân theo nghề sinh vật cảnh. Hai làng hiện nay đều chưa đảm bảo số hộ tham gia làng nghề tối thiểu là 30%.

Những hộ theo nghề thì chưa quan tâm chú trọng vào việc đưa du lịch vào kết hợp với phát triển làng nghề nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế.

2.2.3. Công nghiệp – Dịch vụ

* Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

Giá trị sản xuất CN – TTCN – XD giảm nhưng không đáng kể. Tỷ trọng ngành CN – TTCN – XD năm 2011 đóng góp 30,63% thu nhập trên địa bàn. Các ngành nghề chủ yếu: Nghề trồng cây cảnh, xây dựng, gò hàn, xay xát, chế biến thực phẩm....


* Thương mại, dịch vụ, du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2011 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47,5%. Thu nhập ngành thương mại dịch vụ đạt 38 tỷ đồng.

Năm 2014, Hồng Vân đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM, được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 4

2.3. Hoạt động Du lịch tại địa phương

2.3.1. Mô hình Nông trại giáo dục

Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, kinh doanh hoa cây cảnh và dịch vụ Anh Tùng, cho biết, HTX thành lập năm 2015, chuyên nghề sản xuất hoa cây cảnh, du lịch học đường và liên kết chuỗi du lịch với các địa phương trong vùng. Hiện, trang trại của ông có hàng ngàn cây cảnh, cây uốn thế nghệ thuật; các mặt hàng hoa tươi nhiều chủng loại như: hồng, lan, huệ, quỳnh; cây cảnh thế cũng đủ loại: tùng, cúc, trúc, mai…và hàng ngàn giò phong lan rừng.

Ngoài ra, còn có nhiều cây trồng, vật nuôi: bò, lợn, dê, thỏ; gà vịt, ngan ngỗng… để phục vụ học sinh các lứa tuổi từ mẫu giáo đến đại học. Nhất là học sinh, sinh viên các trường đại học; đặc biệt là sinh viên ngành du lịch năm thứ 2, 3 đến để trải nghiệm thực tế.

Mục tiêu của nông trại là đón tiếp tất cả các loại đối tượng đến tham quan, học tập. Sau gần 4 năm hoạt động đã có rất nhiều đoàn khách đến với nông trại. Thời gian hoạt động hầu như diễn ra quanh năm, từ tháng 9 dương lịch đến Tết Nguyên đán, sau Tết lại bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, và vòng quay lặp lại từ đầu.

Được biết, khách đến với trang trại nhiều nhất là lứa tuổi mẫu giáo, mỗi ngày có tới 5 - 10 lớp, mỗi lớp 20 - 30 học sinh. Tại đây các cháu được tìm hiểu về công việc của nhà nông, tận mắt nhìn thấy những loài vật quen thuộc như bò, lợn, dê, thỏ; gà, vịt, ngan ngỗng; các loài hoa, cây cảnh. Tham quan cánh đồng lúa, khu sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn trái; sản xuất nông nghiệp sạch; trải nghiệm kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn; kỷ luật quân đội; kỹ năng phòng cháy; kỹ năng thuyết trình trước đám đông.


Ngoài ra, các con còn được tập bơi, học nấu ăn…, các tiết dạy kỹ năng thường diễn ra từ 15 – 20 phút; 1 buổi tham quan như vậy học sinh phải trải qua 20 mô hình. Đặc biệt, nông trại còn phục vụ ăn, uống và nghỉ trưa, thức ăn là các sản phẩm sạch của nông trại: gà, cá, vịt, trứng, thịt lợn sạch. Theo đó, các suất ăn có giá từ 50.000 - 60.000, hoặc 100.000 - 150.000 đồng/suất (hiện mỗi ngày có 30 - 50 suất ăn trưa).

Ngoài các đoàn khách lứa tuổi thần tiên, còn có nhiều học sinh phổ thông, sinh viên năm thứ 2, 3 các trường đại học; cao đẳng sư phạm; mầm non, thường xuyên ghé thăm nông trại. Khách nước ngoài 5-7 tốp/tuần, mỗi đoàn thường có 5 - 15 người (có phiên dịch đi theo). Vé vào cửa 30.000 - 40.000 đồng/người; khách nước ngoài đang trong quá trình quảng bá nên chưa thu phí (dự kiến sẽ thu 5 – 10USD/người, năm 2018 sẽ tiến hành thu phí).

Theo đó, khách được ở trong nông trại cả ngày, có chỗ nghỉ trưa thoáng đãng, sạch đẹp. Sinh viên ngành du lịch được hỗ trợ vé vào cửa và phí tham quan học tập. Mùa hè, có dạy bơi cho học sinh các lứa tuổi, học theo khóa (15 – 20 ngày/khóa), hiện đã dạy được 2 khóa.

Ngoài sự nỗ lực của nông trại, toàn xã Hồng Vân đang phát triển theo hướng, lấy kinh tế du lịch làm mũi nhọn. Tất cả các ngành từ sản xuất nông nghiệp đến văn hóa xã hội; an ninh trật tự, giáo dục, y tế đều có mục tiêu hoạt động nhằm đến đích phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Hiện, tất cả tuyến đường, ngõ xóm, cổng thôn, cổng gia đình trên địa bàn xã đều đã tiến hành trồng hoa, cây cảnh và di tu cảnh quan du lịch ở các khu vực công cộng. Đặc biệt, Hồng Vân đã duy trì ngày chủ nhật xanh, mỗi gia đình dành 1 buổi/ngày, dọn vệ sinh, chăm sóc hoa, cây cảnh.



30

25

20

Lượng khách(nghìn người)

15

10

5

0

2015 2016 2017 2018


Biểu 2.1. Lượng khách đến Nông trại giáo dục từ năm 2015-2018.

2.3.2. Mô hình HTX hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân

Với mô hình HTX kiểu mới ở Hồng Vân là phát huy thế mạnh của từng hộ để tạo thành một chuỗi mắt xích. Trong HTX, mỗi hộ chịu trách nhiệm một khâu, hộ thì làm giống, hộ trồng nguyên liệu, hộ thu gom để sơ chế, hộ đâu tư công nghệ, máy móc đóng gói sản phẩm để bán ra thị trường.

Mô hình của HTX là các hộ xã viên vẫn sản xuất trên thế mạnh của gia đình nhưng được HTX hỗ trợ về kỹ thuật làm giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật sơ chế. Trong hợp tác xã không có yếu tố cạnh tranh nhau mà thúc đẩy nhau sản xuất vì mỗi hộ tham gia được giao thực hiện một khâu trong một chuỗi dây chuyền.

Một điểm mới khác của mô hình HTX hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân là các thành viên hỗ trợ nhau rất hiệu quả, khi người này có khách hàng thì sẽ giới thiệu cho người kia, vì mỗi người đã được giao ở một khâu nhất định. Các hộ nông dân khi tham gia vào hợp tác xã phải sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật. Các hộ phải làm theo quy trình. Nếu hộ làm khâu trước không đạt tiêu chuẩn, thì hộ ở khâu sau sẽ không nhập hàng. Như vậy các hộ đã tự kiểm soát để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Đặc biệt là đối với hộ chịu trách nhiệm sản phẩm đầu ra cho HTX, khi nghiên cứu thị trường, thấy sản phẩm kinh doanh tốt sẽ thông tin lại cho hộ trong HTX để tăng diện tích trồng nguyên liệu. Với chuỗi mô hình như vậy, hiện nay HTX hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân đang áp dụng cho sản phẩm Trà Chùm


ngây - Đây là một sản phẩm trà được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng, thực sự tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong HTX còn có các mô hình: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap, hoa cây cảnh, rau an toàn. Các mô hình hoạt động hiệu quả dưới sự hỗ trợ của HTX trong xây dựng thương hiệu, lo các hành lang pháp lý về xây dựng chất lượng sản phẩm hợp quy với cơ quan chức năng, hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, lên kế hoạch sản xuất hoa, cây cảnh cho các thành viên để mỗi hộ sản xuất một loại theo năng lực sở trường.

Cùng với quy hoạch sản xuất hoa cây cảnh gắn với du lịch cộng đồng đã tạo một diện mạo xanh, sạch đẹp cho miền quê này. Sự hoạt động hiệu quả của HTX hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân đã cho thấy, nếu người nông dân biết cùng nhau liên kết, tập hợp nhau lại cùng tổ chức sản xuất, phân công lao động…thì ở đó sẽ có một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh bền vững, nông dân có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của mình./.


60

50

40

Thu nhập (triệu đồng)

30

20

10

0

2014 2015 2016 2017 2018


Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu người/ năm của các hộ dân trong HTX

2.3.3. Mô hình rau sạch

Hiện nay, mô hình trồng rau hữu cơ đã và đang phát triển với tổng diện tích trên 1.5ha. Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch của HTX. Diện tích trồng chùm ngây là 7ha, mỗi ngày HTX chế biến từ 1 - 1,5 tấn nguyên liệu tươi, đảm bảo cho 18 lao động làm việc thường xuyên với mức lương từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. HTX đã xây dựng được mô hình khép kín, từ việc tự trồng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến và tìm đầu ra cho sản phẩm cây chùm


ngây. Trà chùm ngây và các sản phẩm từ cây chùm ngây của HTX Hồng Vân đã có mặt ở hầu khắp thị trường các tỉnh, thành cả nước.

Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thanh Loan, thành viên HTX Hồng Vân, chị chia sẻ: hơn 2 năm nay gia đình chị đã tham gia mô hình HTX kiểu mới, sau khi tham gia vào HTX gia đình chị đã trồng cây chùm ngây rộng hơn 2ha (làm nguyên liệu cho trà chùm ngây, là một sản phẩm nông nghiệp sạch đặc trưng của xã). Trồng cây chùm ngây đem lại hiệu quả cao, trừ chi phí chăm sóc, cây giống mỗi năm gia đình chị thu lãi 15-20 triệu đồng, gấp 3-4 lần so với trồng lúa và ngô trước đây, cây chùm ngây đặc tính là dễ trồng và dễ chăm sóc, ngoài công việc chăm sóc cây chùm ngây thì chị vẫn có thể cấy lúa, trồng ngô, làm thêm nhiều việc khác để có thêm thu nhập.

2.3.4. Mô hình ẩm thực đồng quê

Mô hình ẩm thực đồng quê với diện tích gần 1ha, được chia làm 4 khu: khu nhà ăn trong phòng, khu nhà ăn lá cọ, khu đón tiếp khách và khu nhà bếp.

Mô hình ẩm thực đồng quê với sức chứa trên 100 người, phục vụ khách du lịch các món ăn từ những sản vật có sẵn tại địa phương, chế biến đậm đà hương vị quê hương.

2.3.5. Làng nghề sinh vật cảnh Xâm Xuyên, Cơ Giáo

Hiện nay xã có 2 thôn là Xâm Xuyên và Cơ Giáo đã được Thành phố công nhận làng nghề sinh vật cảnh truyền thống. Với 130 hộ tham gia, diện tích trồng hoa cây cảnh của xã chiếm 50% diện tích đất nông nghiệp, thu nhập từ hoa, cây cảnh cao gấp hàng chục lần cấy lúa, với mức bình quân từ 300 – 400 triệu đồng/hộ/năm. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa khang trang, 7 tuyến đường lớn trong xã được trồng các loại hoa ban, phượng, hoa sữa, hoàng yến… tạo cảnh quan sinh thái thu hút khách du lịch. Với mô hình nông trại giáo dục của anh Phạm Văn Quỳnh (thôn Xâm Xuyên), hiện nay, những ngày cao điểm, xã đón hàng chục lượt xe chở khách đến tham quan và trải nghiệm thực tế tại địa phương.

Các mô hình vừa áp dụng sản xuất vừa khai thác du lịch đã tạo ra rất nhiều điểm mới và để lại ấn tượng cho khách du lịch trải nghiệm khi đến Hồng Vân.


Chia sẻ với anh Nguyễn Văn Chí, chủ nhà vườn Đức Chí cho hay: với phương thức hoạt động mới của các mô hình trong xã, nhà nhà thi đua làm đẹp vườn, đẹp

khuôn viên gia đình, cho ra đời nhiều loại hoa, cây cảnh mới, giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp. Nhờ đó du lịch làng nghề ở xã Hồng Vân đã có bước chuyển mới về chất lượng và dịch vụ, khách đến đây được tham quan, mua sắm nhiều sản phẩm làng nghề thú vị. Từ chỗ chỉ vài trăm khách về thăm làng nghề mỗi tháng, thì giờ vào tháng cao điểm, xã đã đón vài ngàn du khách. Trước khi có du lịch, chủ yếu anh phải đi khắp cả nước để tìm hiểu, học hỏi giúp phát triển cho những nghệ nhân cây cảnh, nhưng sau khi được UBND xã cho tập huấn về cách làm du lịch, anh đã

về cải tạo lại chính khu vườn của mình, trang trí, sắp xếp lại khu vườn để có những dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch trải nghiệm. Hiện nay nhà vườn của anh Chí là một trong những nhà vườn đẹp nhất tại xã Hồng Vân.

2.3.6. Mô hình cây xanh, đá mỹ nghệ Đức Giang

Hiện nay với trên dưới 40 công nhân lành nghề, chuyên khai thác đá thô nguyên khối – tiền đề để chế tác thành những sản phẩm tinh túy. Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Mô hình cây xanh, đá mỹ nghệ cao cấp Đức Giang đã cho ra đời những sản phẩm đá mỹ nghệ không chỉ phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã mà còn chứa đựng cả tâm đức, tâm hồn và tâm linh sâu sắc. Những sản phẩm gây được tiếng vang lớn trên thị trường phải kể đến: Từ các con giống bé đến lăng mộ, tượng đài, bể cảnh, chậu cảnh… Ngoài ra, còn nhận tư vấn và thiết kế các công trình về đá tự nhiên cho những khách hàng có nhu cầu. Dấu ấn của đá mỹ nghệ Đức Giang có mặt ở các công trình, hạng mục cấp quốc gia…, vươn xa ra thế giới, chiếm trọn lòng tin, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Khách du lịch đến với đồ đá mỹ nghệ Đức Giang sẽ được ngắm nhìn các nghệ nhân chế tác đá chuyên nghiệp chế tác những tác phẩm tinh xảo từ những phiến đá nguyên khối, ngoài ra khách du lịch sẽ được chụp ảnh và mua những sản phẩm lưu niệm tại đây với giá thành rất phải chăng.

2.3.7. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn

2.3.7.1. Đền thờ Mẫu thoải – Mẫu địa


Đền Xâm Thị nằm ở thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Xâm Thị thờ Mẫu Thoải và Mẫu Địa.

* Lịch sử và kiến trúc Đền Xâm Thị

Đền Xâm Thị đã có từ lâu đời, theo tương truyền có từ thời Vua Trần Nhân

Tông.

Ngôi đền trước đây chỉ là một ngôi đền nhỏ có một gian tường gạch lợp lá.

Đền chỉ có một ban thờ Mẫu Thoải. Hiện pho tượng Mẫu Thoải đặt tại cung cấm ngày nay chính là pho tượng cổ này. Ngoài ra, đền chỉ có một ban thờ 5 ngai của Ngũ Vị Tôn Quan. Như vậy, trước đây ngôi đền chỉ thờ riêng có Mẫu Thoải. Sau này, do một cơ duyên mà đền đã thờ thêm Mẫu Địa. Cung thờ Mẫu Địa mới được xây dựng cách đây khoảng gần ba chục năm. Ban đầu Mẫu Địa được xây dựng chỉ là một am nhỏ, gần đây được trùng tu thành một gian thờ lớn.

Đền đã có nhiều lần trung tu, tu bổ và đợt trùng tu lớn nhất vào năm 2013 bằng kinh phí của các con nhang, đệ tử, khách thập phương cung tiến. So với trước đây, ngôi đền đã khang trang, tố hảo lên rất nhiều. Đền ngày nay đã được phối thờ thêm các vị thánh khác trong Tứ Phủ.

Không gian kiến trúc tâm linh Đền Xâm Thị

Đền Xâm Thị nằm sát bờ sông Hồng và nằm sát chân đê. Từ trên đường đê chúng ta có thể nhìn thấy Tam Quan và mặt lưng của ngôi đền. Phía trước ngôi đền là dòng sông hồng nặng trĩu phù sa.

Nằm sát Tam Quan, phía trong đền là một cây đa có hàng trăm tuổi rủ bóng mát cho ngôi đền tạo nên một khung cảnh tâm linh huyền bí. Qua cửa Tam Quan chúng ta sẽ nhìn thấy dòng sông Hồng thơ mộng, hiền hòa. Kế bên tay phải là Ban Cô Chín, Ban Chúa Thác Bờ và gian đại bái thờ Mẫu Địa, rồi đến gian đền chính thờ Mẫu Thoải. Phía trước đền chính là Lầu Đại Bái nằm dưới gốc cây si cổ thụ xanh rì. Dưới tán si là Ban thờ Cô Bơ, Cậu Bơ. Tất cả tạo nên một không gian thơ mộng, sơn thủy hữu tình.

Đền Xâm Thị có hai nhà Đại Bái. Nhà Đại Bái lớn thờ Mẫu Thoải, nhà đại bái nhỏ nằm ở bên cạnh là nơi thờ Mẫu Địa.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023