Hiệu Quả Kinh Tế Đạt Được Từ Các Hoạt Động Du Lịch


Nhà Đại Bái thờ Mẫu Thoải gồm tiền cung, trung cung và hậu cung. Chính giữa tiền cung là Ban Công Đồng, bên phải là Ban Trần Triều, bên trái là Cung Sơn Trang. Trung cung gồm có: Chính giữa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tứ Phủ Chầu Bà, bên phải là Ban Chầu Đệ Tam, bên trái là Ban Chầu Đệ Nhị. Hậu cung thờ tượng Mẫu Thoải. Đây chính là ngôi tượng cổ từ xa xưa. Nghe nói, có nhiều lần nhà đền xin tô sửa lại nhưng đều không được.

Trong không gian khuôn viên đền có các ban thờ: Lầu Chúa Thác Bờ, Lầu Cô Chín, Lầu Cô Bơ Thoải và Cô Bé, Lầu Cậu Bơ Thoải và Cậu Bé.

* Thần tích về Mẫu Thoải tại Đền Xâm Thị

Căn cứ theo tài liệu của nhà đền đã được các cơ quan văn hóa nghiên cứu và ghi chép thì tóm tắt thần tích về Đền Xâm Thị và cũng chính là thần tích về Mẫu Thoải ở Đền Dầm cách đó hơn 2 km.

Vào thời kỳ sơ khai mở nước Văn Lang ta, trên thiên đình có nàng tiên nữ

thứ 3 đến chầu thượng đế, chẳng may làm vỡ chén ngọc, trăm quan nghị tội, giáng xuống thủy cung làm con gái Thủy Quốc Động Đình Long Vương, sau gả cho Đô Đốc Côn Bằng đại tướng quân Kinh Xuyên. Vợ lẽ của Kinh Xuyên là Thảo Mai,

thấy nàng tài sắc bèn đem lòng ghen ghét, giả làm một bức thư, tố cáo Kinh Xuyên vu nàng tư thông phản bội chồng. Kinh Xuyên giận dữ đầy nàng xuống trần thế, 10 năm sống ở núi Ngọc Hồ Kim Quy, làm bạn với chim muông cầm thú, sinh sống bằng hoa trái qua ngày. Một hôm thấy gió lướt mặt hồ, mây đùn lưng núi, tưởng nhớ quê nhà, thương cha nhớ mẹ, lòng buồn bã rối bời, nhân đó nàng ngâm một bài thơ rằng:

"Từ biệt Kinh Xuyên trải mấy thu Trời xanh mây lượn nhớ quê nhà Tiêu dao trần thế bao ngày tháng Cố hương thủy quốc biết nao về."

Tiếng ngâm chưa dứt mà dòng lệ chứa chan, tựa vào gốc cây, tinh thần mê man lúc say lúc tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


Lại nói thời ấy có 1 người ở xã Ngọc Lạp, huyện Thanh Miện, phủ Hồng Châu, đạo Hải Dương, họ Liễu, tên Nghị, là danh sĩ thời bấy giờ. Một hôm Nghị cùng 1 vài tên ra đồng chèo thuyền đến Ngọc hồ ngắm cảnh, để hưởng thú vị ngư ông. Thuyền đến hồ Kim Quy, bỗng nghe tiếng ngâm thơ văng vẳng, lời lẽ thảm thê, trong lòng lấy làm lạ, bèn nói với bọn ra đồng đi theo rằng: "Không biết thần tiên hay ma quỷ mà lại có lời lẽ thê thảm đến như vậy." Ông bèn cho người dừng thuyền bên bờ quan sát thấy người con gái tuổi độ 18, mi xanh như liễu rủ, má thắm tựa hoa đào, dẫu tiên nữ ở cung trăng, hay phi tần nơi thượng giới, cũng không thể hơn được. Ông cười và bảo rằng:

Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 5

Cốt cách trần thế mà dáng vẻ thần tiên, may mắn nay gặp gỡ, nếu không phải là trăng rằm thì cũng là băng tuyết quy hòa nhập lại.

Nhân đó ông mới hỏi về nguồn gốc nguyên do, người con gái ứa lệ thưa

rằng:"

Thiếp vốn là con gái Động Đìng Quân là vợ của Kinh Xuyên, chẳng ngờ

thiên xứ dáng họa vô cớ, nay may gặp ngưởi tốt ở đây, dám xin người có kế sách gì cứu giải oan khiên, thiếp nguyện thề có sông núi không quên ơn nghĩa.

Liễu Nghị lại hỏi:

Dương gian thủy quốc cách biệt lấy gì mà nghe thấu được? Nàng nói :

Thiếp có một cây kim thoa trao cho ngài, cảm phiền đi đến bờ biển Đông Hải, hễ thấy cây Ngô Đồng thì cầm cây Trâm gõ vào ba tiếng tất thảy thủy cung sẽ đều nghe biết.

Nói xong nàng đứa một phong thư nói rõ sự việc rồi đưa thứ và cây Trâm cho Liễu Nghị. Sau khi từ biệt người đẹp Liễu Nghị gắng sức lên đường, qua bẩy

ngày đêm đến cửa biển Đông Hải (nay là cửa Diêm Hộ huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình) bỗng thấy cây ngô đồng cổ thụ, ông làm đúng lời người con gái dặn, tay cầm kim thoa gõ vào gốc cây ngô đồng, bỗng thấy một con rắn trắng nổi lên khỏi mặt nước, Liễu Nghị đem sự việc trên nói với rắn, rắn trắng rẽ nước đưa ông về thủy phủ. Đến nơi ông vào bái yết Long Vương trình rõ sự việc và đem thư cùng trâm


vàng dâng lên. Long Vương xem xong thư bèn truyền rắn trắng đưa Liễu Nghị về lầu Nam dọn tiệc khoản đãi. Ngay hôm đó truyền sai con trai là Xích Lân và quân thủy tiến thắng đến xứ Ngọc Hồ Kim Quy đón công chú về thủy quốc.

Ngày mùng 9 tháng Giêng vua Long Vương gả công chúa cho Liễu Nghị và phong làm Phò Mã Quốc Tể quận công đồng thời cho cùng ở thủy phủ với công

chúa. Sai lục bộ thủy tề đầy Kinh Xuyên và Thảo Mai về Ngọc Hồ Kim Quy.

Lại nói từ khi công chúa về thủy quốc tất cả dân hai bên bờ sông Cái từ

thượng nguồn nơi Ngọc Hồ Kim Quy đến hạ lưu Ba Lạt - Thái Bình đều mắc bệnh dịch. Dân chúng cùng quan lại bèn lập đàn cầu nguyện và dâng biểu lên Thượng đế. Tại vùng đền Xâm Thị ngày nay, vào nửa đêm dân làng đều nghe thấy tiếng chó sủa liên hồi và mơ thấy một người con gái mình mặc áo trắng mang đai ngọc lưu ly ngự trên rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng :

Ta là con gái động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Công Chúa, Thượng đế sắc phong cho ta giúp nước cứu dân cõi Nam Giao, nay dân chúng gặp tai họa ta phụng lênh thượng đế đến cứu giúp.

Sau được bình yên lên dựng miếu thờ viết thần vị thì ắt được nhân khang vật

thịnh.

Trời sáng các vị bô lão cùng dân làng ai cũng nói có cùng giấc mơ như vậy,

và bệnh tật dần tiêu tan hết. Dần làng bèn cùng nhau xây dựng ngôi miếu thờ hàng năm Quốc cầu, dân đảo đều linh ứng rõ rệt.

* Thánh tích Đền Xâm Thị

Thánh tích đền Xâm Thị về sự hiển linh của mẫu Thoải giúp vua Trần Nhân Tông cũng tương tự như đền Dầm:

Vào thời Trần Nhân Tông giặc Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta, đức Vua mới ban búa Việt Cờ Mao cho Hưng Đạo Đại Vương tiết chết thủy lục chư binh chống giặc. Một lần, Hưng Đạo Đại Vương kéo quân qua Xâm Thị trời đà xẩm tối bèn cho quân sỹ thuyền bè neo đậu lại bên sông nghỉ lại.


Đương đêm bỗng thấy sóng nổi cát bay mây trời vần vũ, một chốc bống thấy mặt nước long lanh ánh bạc một người tiên nữ mặc áo trắng, đai lưu ly cưỡi rồng vàng bay lên mặt nước. Vương cả kinh nhưng tiên nữ bèn nói:

Ta phụng mệnh thượng đế hộ quốc an dân, nay Quốc Công Tiết Chế hành quân qua đây xin âm phù giết giặc.

Quả nhiên ít lâu sau thuyền giặc kéo qua Xâm Dương thì bỗng dưng nổi sóng to gió lớn thuyền bè quân lương đều chìm cả, giặc chết vô số.

Các trận chiến trên Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương Đô, Đông Bộ

Đầu....Đều có Thánh Mẫu linh phù làm sóng to gió lớn chìm tàu bè giặc chết đuối nhiều giúp quân ta thừa thắng.

Vận nước thái bình, triều đình luận tội phong công. Quốc Công bèn làm biểu tâu lên rõ sự việc linh phù ở Xâm Thị. Triều đình luận công Thánh Mẫu ban

thưởng cho dân Xâm Thị tiền bạc xây dựng ngôi đền to lớn và ruộng đất để lo việc cúng tế hàng năm đồng thời sắc phong cho Thánh Mẫu.

* Vị trí Đền Xâm Thị trong việc thờ Mẫu Thoải

Tại vùng Xâm Dương và Xâm Thị, hai địa danh chỉ cách nhau 2 km có chung một thần tích về Mẫu Thoải và thánh tích của Mẫu Thoải giúp vua Trần đánh giặc. Ngôi đền cũng được các triều đình ban nhiều mỹ tự và sắc phong. Sắc phong sớm nhất là từ 1633 và muộn nhất là 1924.

Như vậy, có thể coi Đền Xâm Dương và Xâm Thị là hai ngôi đền gắn liền với thánh tích Mẫu Thoải tại vùng Thường Tín. Chính thế, khó có thể nói đền nào là thờ chính và đền nào là thờ vọng ở nơi này.

Mẫu Thoải được phát tích tại vùng Tuyên Quang còn vùng Xâm Dương, Xâm Thị là nơi Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Trần đánh giặc. Vì vậy, có thể coi Đền Xâm Thị là một trong hai đền chính thờ Mẫu Thoải tại vùng đất linh thiêng này.

Khắp cả nước cùng còn một số đền thờ vọng khác. Nổi bật là đền Mẫu Thoải Hàn Sơn gắn liền với tích Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Lê Lợi đánh giặc. Tại Hà Nội cũng có một ngôi đền nổi tiếng thờ Mẫu Thoải đó là Đền Ghềnh. Tuy nhiên,


Mẫu Thoải tại đền Ghềnh được coi là sự ẩn mình của Công Chúa Lê Ngọc Hân - vợ vua Chiêm Thành. Tại Lạng Sơn có ngôi đền thờ Mẫu Thoải ngay trong thành phố... Ngoài ra, Mẫu Thoải luôn được thờ trong Cung Tam Tòa Thánh Mẫu tại các đền phủ thờ Tứ Phủ.


3500

3000

2500

Lượng Khách

2000

1500

1000

500

0

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4


Biều 2.3. Lượng khách đến đền Mẫu - Xâm Thị năm 2019

2.3.7.2. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ

Giáo xứ Cẩm Cơ về địa dư hành chính thuộc thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín – Hà Nội. Trong Giáo phận, xứ Cẩm Cơ thuộc hạt Phú Xuyên, Tổng Giáo Phận Hà Nội. Xứ Cẩm Cơ đã thành lập từ lâu gồm họ nhà xứ Cẩm Cơ và bốn họ lẻ : Tự Nhiên, Vĩnh Lộc, Phú Mỹ và Nội Thôn, với số giáo dân 1.326 người. Người dân nơi đây sống tập trung chủ yếu bằng nghề nông. Từ xa xưa, cộng đoàn tín hữu đã dựng một ngôi nhà thờ bằng tre, lợp bằng lá để làm nơi thờ phượng và sinh hoạt.

Năm 1927, ngôi nhà thờ được xây bằng gạch, lợp ngói có tổng diện tích : 192m2, trong đó chiều dài 24m, chiều rộng 8m, và ngọn tháp cao 17m. Trải qua thời gian, nhà thờ đã bị xuống cấp trầm trọng, đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh Mỹ và Pháp; như bom đánh gần của Mỹ và đạn Móc Trê của Pháp làm rạn nứt và hư hỏng nhiều phần ngôi thánh đường. Cũng trải qua dòng thời gian, Giáo phận, giáo xứ và cộng đoàn giáo dân trong xứ cũng đã trùng tu sửa chữa, nhưng vẫn không bảo đảm an toàn cho các buổi cử hành phụng vụ.


Xét thấy tình hình thực tế là cần thiết, cũng như đáp ứng lại nguyện vọng của giáo dân về xây dựng ngôi thánh đường mới, cùng với sự đồng ý của bề trên giáo phận cũng như thủ tục cấp phép giấy tờ xã hội đã đầy đủ.

Vào ngày 17 tháng 04 năm 2012, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm Cha An-tôn Trần Quang Tiến Giám Đốc Trung Tâm Hành Hương Đền Thánh Lê Tùy quản nhiệm thêm Giáo xứ Cẩm cơ. Sau một tháng tiếp xúc và lắng nghe những nguyện vọng của bà con giáo dân, Cha An-tôn đã bàn bạc với Ban Hành Giáo, và Ban Kiến Thiết xúc tiến việc xây dựng nhà thờ mới.

Ngày 13 tháng 05 năm 2012, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Fa-ti-ma, Cha An-tôn đã chủ sự Thánh lễ cầu Bình An cho việc Khởi công Đào móng xây dựng nhà thờ mới. Ngôi nhà thờ mới có diện tích 458,4m2; trong đó hai tháp cao 28,3m, chiều dài 38,2m, chiều rộng 12m.

Việc xây dựng nhà Chúa là một quá trình dài, tốn rất nhiều công sức tiền của. Vì vậy, xin anh chị em Cẩm Cơ đang sống tại quê hương cũng như anh chị em xa quê, và cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo phận hãy không ngừng cầu nguyện và giúp đỡ vật chất, để ngôi thánh đường xứ Cẩm Cơ sớm được hoàn thành.

2.3.7.3. Khu tâm linh khác

* Thanh Vân Tự

Từ xa xưa tên chùa có tên là chùa Làng Thượng được đặt theo tên làng là Vân La Thượng. Làng là một dòng chảy từ đệ Tam xưa phía Bắc chùa chạy dọc đê cho đến Chương Dương, chùa được xây dựng từ đầu làng nên tên làng có chữ Thượng tức là đầu nguồn.

Chữ Vân La có ý nghĩa nhân văn (một đám mây che hoặc gọi là vân mây). Vân La còn có từ xa xưa còn có tổng Vân La gồm có nhiều làng như Vân La Thượng, Vân La Thị, Vân La Nội.

Theo Đại Nam nhất thống trí, đất này cũng như phủ Thường Tín nói chung, từ đời giáp nguyên thuộc quận Giao Chỉ, từ thời Trần thuộc châu Thượng Phúc. Thời thuộc Minh là châu Phúc Yên cho đến đời Lê Quang Thuận mới đổi tên thành đất Thường Tín nam sơn thượng Hà Nội.


Chúng tôi lưu ý đến ngôi chùa Vân La Thượng là pho tượng A di đà, không phải ở phong cách mà ở quy mô. Phật A di đà là một vị Phật ngự trị ở cõi tây phương cực lạc, đi theo Đức Phật còn có Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát tiếp dẫn chúng sinh. Còn ý nghĩa thực tiễn của Phật Giáo Việt Nam trong lịch sử, ý kến của nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Lâm Điền, khi khảo sát cách bài trí tượng Phật thờ trong các ngôi chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam dưới triều nhà Lý phật điện chính là một tòa nhà nằm trong tổng thể kiến trúc trong đó bằng những di vật để lại cho chúng ta biết rằng ý kiến của cố giáo sư Trần Lâm Điền.

Cách bài trí tượng trong các ngôi chùa của miền Bắc Việt Nam, phật điện chính là ngôi tháp hay tòa nhà nằm ở trung tâm của quần thể kiến trúc, tượng thờ không nhiều, thông thường chỉ có một pho tượng chính được làm to hơn cả đặt trên một bệ. Bệ tượng lớn nằm riêng một không gian với bộ ba tượng A di đà, Quan thế âm bồ tát, Đại thế trí bồ tát là được xây dựng từ thời nhà Lý.

Tượng thờ trong Phật điện không nhiều, thông thường một pho tượng chính làm to hơn cả đặt trên một bệ tượng riêng như chùa một cột – chùa Long Đọi, chỉ thờ Quan thế âm Bồ tát, chính xuất phát từ lịch sử Phật giáo Việt Nam, và khi xem xết cụ thể tượng phát ở chùa La Thượng, mà chúng tôi cho rằng, chùa La Thượng với dấu tích bệ tượng lớn và bộ ba tượng A di đà, Quan thế âm Bồ tát, Đại thế chí Bồ tát là được xây dựng dựng thì thời nhà Lý.

Đất này tổng Vân La nói riêng và phủ Thường Tín nói chung

Theo Đại Nam nhất thống trí, từ đời Hán Nguyên là quận giao chỉ từ thời về trước thuộc châu Thượng Phúc, thời thuộc Minh Châu Phúc Yên, đến thòi Lê Quang Thuận mới đổi tên thành đất Thường Tín, thuộc trấn Sơn Nam Thượng, năm Cảnh Hưng thứ 2 thuộc lộ Sơn Nam. Đời Tây Sơn thuộc Nam Thượng, đến chiều Gia Long vẫn giữ như thế, năm Minh Trị 3 thuộc trấn Nam Sơn, năm Minh Trị 10 đổi là tỉnh Hà Nội.


Từ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 tổng Vân La là một đơn vị hành chính của nước đương thời, cho đến năm 1947 tổng Vân La không còn nữa , 2 tổng Vân La và tổng Xâm hợp lại thành xã Hồng Vân - huyện Thường Tín (như ngày nay).

Tên gọi địa danh di tích đều gắn bó với nhau từ dấu tích, văn bia, sắc phong, truyền thuyết và huyền thoại đến nay được gọi là làng Vân La Thượng.

Chùa làng là chùa làng Thượng

Nói về chữ Vân La trong tổng Vân La: chữ Vân La theo Hán tự là Võng Mây, đây chắc chắn là một vị cao minh Nho Giáo. Lúc đầu theo truyền thuyết kể lại trên đền ảnh lúc đầu thờ Thành Hoàng chỉ có một bát phù hương ngoài trời. Võng mây còn là huyền thoại, một truyền thuyết văn hóa và lịch sử.

Nói về hai chữ làng Thượng. Còn dấu tích khu Đệ Tam là một giếng nước, khi có lũ về chẩy qua chùa làng Thượng và cũng qua nền ảnh thờ Thành Hoàng và chảy dọc đến Chương Dương rồi lại chảy ra Cổng Cái. Chứng tỏ ngôi chùa làng Thượng và Đình làng thượng nằm trên đầu con sông nên gọi đó là làng Thượng. Nên các vị cao minh nho giáo đặt tên làng theo dấu tích này.

2.3.8. Hiệu quả kinh tế đạt được từ các hoạt động du lịch

Sản xuất nông cơ bản từ bỏ quảng canh, đi vào thâm canh, coi trọng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích. Đã có những chính sách hợp lý để khuyến khích việc khai hoang cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất sản xuất công nghiệp – dịch vụ; bảo vệ và phát triển việc trồng cây xanh tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái.

Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển nhiều vườn cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng đáng kể, đưa sản lượng lương thực có hạt bình quân mỗi năm tăng 6.000 - 7.000 tấn, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân.

Việc bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023