Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Du Lịch Làng Nghề Tại Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội


thôn, quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp... đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 - 12%/năm.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đã cơ bản ổn định việc sử dụng đất cho nông hộ. Sản xuất nông nghiệp đang dần đi vào chiều sâu thông qua các giải pháp tích cực để tăng vụ sản xuất, tăng lượng nông sản hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Cải tạo triệt để đất chưa sử dụng để làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp bị chu chuyển trong kỳ.

Trong lĩnh vực phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp chiếm chỉ 8,26% diện tích tự nhiên nhưng giá trị sản xuất chiếm đến gần 80% trong cơ cấu kinh tế cho thấy tỉnh đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy quỹ đất phi nông nghiệp tăng chậm nhưng trong lĩnh vực công nghiệp đã hình thành các khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ (tổng cộng gần 200 ha), phát triển quỹ đất để đầu tư các mô hình và phát triển du lịch, do vậy tốc độ tăng trưởng các khu vực công nghiệp luôn ở mức trên 30% và thương mại dịch vụ luôn đạt trên 45% trong suốt giai đoạn qua; Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông từng bước được sửa chữa, nâng cấp và mở mới qua các năm.

2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội

2.4.1. Quản lý và quy hoạch

Hệ thống lưu trú - Có 3 hình thức lưu trú chính tại địa phương:

Các nhà vườn, xây dựng kiến trúc nhà lá, nhà cổ của người Việt để du khách có thể cảm nhận, trải nghiệm những nét kiến trúc cổ xưa.

Homestay: Giai đoạn từ 2014 - 2019 cơ bản cơ sở vật chất của nhà dân tại địa phương đạt tiêu chuẩn làm cơ sở lưu trú cho khách du lịch.

Nhà nghỉ, khách sạn: Giai đoạn từ 2014 - 2019 triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, nhà hàng…. Năng lực phục vụ được xác định trên cơ sở phân loại số sao tại 3 khu vực chính: đường 427, ngã tư Xâm Xuyên và khu trung tâm xã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


Hệ thống các cơ sở thương mại - dịch vụ: Giai đoạn từ 2014 - 2019 Hồng Vân cần tập trung đầu tư nâng cấp và từng bước xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ mục đích du lịch và thương mại như: Chợ các loại; Công trình phục vụ hội chợ triển lãm v.v...

Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 6

Xây dựng hệ thống chuẩn cung cấp các dịch vụ thương mại đồng bộ phục vụ cho khách du lịch và người dân bản địa như: Dịch vụ bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ quy đổi tiền tệ, dịch vụ giao nhận vận tải v.v...

Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch tại Hồng Vân

Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trong huyện tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch. Duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể.

Đầu tư chỉnh trang một số bản văn hoá dân tộc điển hình thu hút khách du lịch bằng các sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù.

Giai đoạn từ 2014 - 2019 cần quan tâm đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm triển lãm hội chợ có quy mô lớn và hiện đại mang tầm cỡ đủ khả năng tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội trọng đại.

Đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe tĩnh tại khu vực trung tâm du lịch chính và các trung tâm du lịch phụ trợ. Đầu tư hệ thống bến bãi đỗ xe tại các điểm du lịch, đáp ứng công suất phục vụ từ 200 - 500 khách/ ngày, đêm.

Xây dựng quy chế quản lý và phân loại chất thải trong các vùng du lịch, xây dựng hệ thống thu gom rác thải, đặt các hệ thống thùng rác công cộng trên các trục đường của xã.

2.4.2. Nguồn nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ

Để phát triển du lịch tại một địa phương thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Họ bao gồm điều hành viên, hướng dẫn viên, tài xế, nhân viên phục vụ và người dân địa phương. Ngoài số lượng đảm bảo đủ phục vụ thì năng lực chuyên môn lại vô cùng quan trọng. Sự chuyên nghiệp không phải thể hiện qua tài nguyên mà nó được thể hiện qua chính nhân sự hoạt động phục vụ du lịch. Đây chính là khó khăn lớn thứ hai sau khó khăn về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.


Hiện nay xã Hồng Vân, chưa có hướng dẫn viên điểm được đào tạo chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu sâu và kĩ lưỡng của du khách. Đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chính quy. Phần lớn đội ngũ nhân viên hiện nay là con em của các chủ mô hình, nhà vườn. Họ chưa được đào tạo bài bản, chỉ được tập huấn sơ sài, nên độ chuyên nghiệp trong phục vụ là chưa cao.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và thu hút khách du lịch thì yếu tố đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng.

2.4.3. Cơ sở vật chất hạ tầng

2.4.3.1. Hệ thống giao thông

Các tuyến đường giao thông tới xã Hồng Vân rất thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch. Nằm phía Đông huyện Thường Tín; Có tuyến TL 427 kết nối xã với TTr. Thường Tín và TP. Hà Nội; Có tuyến đường Đê (H.Lộ 6) kết nối huyện Thanh Trì phía Bắc và Ninh Bình phía Nam. Đầu mối vận tải hàng hóa quan trọng (cảng Hồng Vân; Bến xe tải chuyên chở hàng hóa 4ha).… Với vị trí địa lý và giao thông thuận tiện như vậy là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch Hồng Vân.

2.4.3.2. Thông tin liên lạc

Với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp địa bàn xã Hồng Vân là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Và cũng là điều kiện tốt cho người dân địa phương và khách du lịch tại đây.

2.4.3.3. Hệ thống nước sinh hoạt

Hiện nay 100% hộ gia đình trên địa bàn xã Hồng Vân. Sử dụng nguồn nước sạch cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó có 60% sử dụng nguồn nước máy. Hệ thống nước máy tại xã đã góp phần rất lớn đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước đã qua sử lý còn liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của khách trong thời gian lưu trú tại khu du lịch. Vì vậy đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

2.4.3.4. Các công trình khác


Hiện nay trên địa bàn có đã có đầy đủ các công trình nhà văn hóa, trạm y tế…. phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách.

2.4.5. Hiện trạng môi trường

Xã Hồng Vân là nơi có môi trường trong sạch, Môi trường không khí thoáng đãng do nằm trong khu vực có nhiều cây xanh, hơn thế nữa nơi đây có hồ Hồng Vân với diện tích mặt nước rộng tạo được không khí trong lành quanh năm rất phù hợp cho việc phát triển DLST.

Các cấp chính quyền xã Hồng Vân sẽ có một số biện pháp xử lý rác thải: Có các thùng rác tại các điểm du lịch để du khách để rác, ngoài ra ở khu du lịch còn treo các biển nhắc nhở về việc bảo vệ môi trường của du khách. Điều này rất có ích trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường ở khu du lịch sinh thái Hồng Vân nói riêng.

Và đã có các biện pháp hữu hiệu hơn trong việc bảo vệ môi trường như: tằng cường các hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường của khách du lịch, đầu tư thêm các thùng rác nhỏ tại các điểm du lịch của xã, xây thêm một số nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu của du khách...Ngoài ra cần phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với khách du lịch khi không thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch.

2.4.6. Chuỗi liên kết du lịch

Tuyến 1: Nông trại giáo dục – Khu sản xuất chuyên canh rau mầu tập trung – Khu trung tâm văn hóa thể thao của xã – Cụm điểm các Trường học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn (thời gian trải nghiệm trong ngày).

Tuyến 2: Làng nghề Sinh vật cảnh Cơ Giáo, Xâm Xuyên – Cơ sở sản xuất đồ đá mĩ nghệ - Điểm trưng bày đồ cổ - Thăm vườn cây ăn quả, Khu ẩm thực đồng quê

- Sân vận động trung tâm, bể bơi và trải nghiệm chụp ảnh ở đầm sen và một số vườn hoa (1 ngày 1 đêm).

Tuyến 3: Cơ sở sản xuất trà Chùm ngây Hồng Vân và các sản phẩm thảo mộc – Mô hình nhân giống và bảo tồn các giống hoa Hồng quý – Nơi trưng bày và


giới thiệu sản phẩm làng nghề - Bia Tiến sĩ Nguyễn Ý, Đình làng Vân La và chợ Mới ông già (trong ngày).

Tuyến 4: Hồng Vân và liên kết các điểm du lịch trong huyện:

Hồng Vân – Chùa Đậu Nguyễn Trãi - Làng thêu xã Quất Động, xã Thắng Lợi – Trung tâm chính trị, văn hoá huyện Thường Tín – Đền thờ Nguyễn Trãi và làng nghề tiện gỗ Nhị Khê – Tranh sơn mài Duyên Thái – Mây tre đan, Đền Lộ, Đền thờ Cha Thánh Tùy xã Ninh Sở - Đền mẫu thoải, mẫu địa Xâm Thị - Đền thờ Chử Đồng Tử (1 ngày 1 đêm).

2.5. Đánh giá về các hoạt động du lịch tại địa phương

2.5.1. Thuận lợi

a. Tài nguyên và điểm thu hút du lịch:

Tài nguyên du lịch của xã Hồng Vân bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, các loại cây cảnh, cây thuốc, hệ thống tâm linh, các mô hình nhà vườn…

Các điểm hút khách du lịch của xã bao gồm: Điểm tâm linh: Đền thờ Mẫu Thoải – Mẫu Địa

Điểm du lịch làng nghề: Làng nghề sinh vật cảnh Cơ Giáo, làng nghề sinh vật cảnh Xâm Xuyên.

Điểm du lịch trải nghiệm: Nông trại giáo dục, HTX

Điểm du lịch tham quan nông nghiệp: Các nhà vườn trồng rau, hoa….

b. Năng lực cộng đồng:

Phần lớn các hộ dân trong xã đều có quan hệ họ hàng với nhau. Tổ chức cộng đồng khá chặt chẽ. Người dân thân thiện và có kỹ năng giao tiếp tốt, có truyền thống ca hát, yêu văn nghệ, giỏi nấu ăn. Điều này rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

Các hạn chế cơ bản của người dân là chưa có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là làm du lịch nên thiếu kinh nghiệm về tổ chức và hạch toán kinh doanh. Ý thức về điều kiện vệ sinh chung trong thôn bản còn hạn chế.

c.Tiềm năng thị trường:


Hiện tại Hồng Vân cũng đã đón được những đợt khách nhất định (khoảng 50 nghìn lượt khách trên 1 năm).

2.5.2. Khó khăn

Mặc dù nguồn tài nguyên du lịch của nơi đây rất đa dạng, độc đáo và giữ một tiềm năng lớn so với các khu vực khác tuy nhiên ngành du lịch nơi đây vẫn gặp phải một số khó khăn sau:

Về cơ sở vật chất:

Các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của du khách còn ít, chưa phát triển. Hồ Hồng Vân cũng là một điểm hấp dẫn với hoạt động câu cá, thư giãn.

Nguồn nhân lực:

Chưa có hướng dẫn viên điểm được đào tạo chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu sâu và kĩ lưỡng của du khách. Đây chính là khó khăn lớn thứ hai sau khó khăn về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Hai vấn đề này cần được đẩy mạnh quan tâm để có những giải pháp kịp thời nhằm khai thác để phát triển du lịch có hiệu quả.

Về hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch:

Hoạt động này giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Bởi đây là một hoạt động Marketing rất hữu hiệu trong việc quảng bá, giới thiệu về một địa danh, một tài nguyên du lịch nào đó…Tuy nhiên tại khu du lịch Hồng Vân hoạt động này diễn ra quá ít dẫn đến việc rất ít du khách biết đến khu du lịch này.

Những khó khăn trên chính là những nguyên nhân khiến cho hoạt động du lịch chưa được khai thác tương ứng với tiềm năng du lịch của nó. Trước tình hình này, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền liên quan cần cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để khắc phục những vấn đề này.

2.5.3. Hướng phát triển

2.5.3.1. Các chiến lược marketing

Thị trường mục tiêu được coi như là một sản phẩm du lịch của quốc gia và được xác định thị trường như sau:

Khách quốc tế chủ yếu là châu Á và thị trường khách nội địa.


Thị trường các nhà đầu tư: các nhà đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, thể thao.

Chiến lược phát triển sản phẩm: Với thị trường xác định và có mục tiêu thì sản phẩm cần hướng tới là:

Phát triển du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên, cộng đồng dân cư, nghỉ dưỡng hướng tới thị trường khách du lịch thông thường;

Du lịch văn hoá - tín ngưỡng, hướng đến nhu cầu giao lưu và tìm hiểu văn hoá địa phương.

Phát triển du lịch gắn với thương mại và nông nghiệp.

Du lịch tham quan nông nghiệp, mục tiêu hướng tới thị trương khách có nhu cầu giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp.

Du lịch thương mại, hướng tới khách du lịch có nhu cầu trao đổi và hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

“Du lịch MICE, gắn với các sự kiện như hội nghị hội thảo, tập huấn, các hội chợ triển lãm và các sự kiện văn hoá xã hội khác.

(MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event)”.

Du lịch gắn với sự kiện: văn hoá, xã hội và thể dục thể thao...

2.5.3.2. Về tô chức không gian:

a. Phát triển cụm du lịch

* Cụm du lịch tại xã Hồng Vân

Đây là điểm du lịch trung tâm của huyện Thường Tín. Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái - làng nghề; Du lịch trải nghiệm; Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, tổ chức các sự kiện; Du lịch hợp tác thương mại; Du lịch tham quan nông nghiệp; Du lịch văn hoá - tín ngưỡng.

* Cụm du lịch phía đông huyện Thường Tín


Bao gồm các xã: Tự Nhiên, Ninh Sở, Nguyễn Trãi, Quất Động, Duyên Thái, Nhị Khê, Thắng Lợi, Quán Gánh. Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch thương mại.

b. Phát triển tuyến du lịch

Tuyến 1: Nông trại giáo dục – Khu sản xuất chuyên canh rau mầu tập trung

– Khu trung tâm văn hóa thể thao của xã – Cụm điểm các Trường học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn (thời gian trải nghiệm trong ngày).

Tuyến 2: Làng nghề Sinh vật cảnh Cơ Giáo, Xâm Xuyên – Cơ sở sản xuất đồ đá mĩ nghệ - Điểm trưng bày đồ cổ - Thăm vườn cây ăn quả, Khu ẩm thực đồng quê - Sân vận động trung tâm, bể bơi và trải nghiệm chụp ảnh ở đầm sen và một số vườn hoa (1 ngày 1 đêm).

Tuyến 3: Cơ sở sản xuất trà Chùm ngây Hồng Vân và các sản phẩm thảo mộc – Mô hình nhân giống và bảo tồn các giống hoa Hồng quý – Nơi trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề - Bia Tiến sĩ Nguyễn Ý, Đình làng Vân La và chợ Mới ông già (trong ngày).

+ Tuyến 4: Hồng Vân và liên kết các điểm du lịch trong huyện:

Hồng Vân – Chùa Đậu Nguyễn Trãi - Làng thêu xã Quất Động, xã Thắng Lợi – Trung tâm chính trị, văn hoá huyện Thường Tín – Đền thờ Nguyễn Trãi và làng nghề tiện gỗ Nhị Khê – Tranh sơn mài Duyên Thái – Mây tre đan, Đền Lộ, Đền thờ Cha Thánh Tùy xã Ninh Sở - Đền mẫu thoải, mẫu địa Xâm Thị - Đền thờ Chử Đồng Tử (1 ngày 1 đêm).

c. Phát triển điểm du lịch:

Nông trại giáo dục – HTX sản xuất Hoa cây cảnh và dịch vụ Tùng Anh

Điểm “Trồng, trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm hoa, cây cảnh nghệ thuật”- Mô hình của ông Nguyễn Văn Chí, Mai Văn Tám, Đỗ Đình Tuy.

Điểm “Trồng, bảo quản, tiêu thụ rau an toàn” - Mô hình của ông Ngô Đình Giang, Đỗ Bá Tuấn và vùng phụ cận.

Mô hình liên kết sản xuất trà trùm ngây và các loại sản phẩm thảo mộc khác từ nông nghiệp của HTX Hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023