Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Xã


Điểm “Nuôi trồng và giới thiệu các giống thuỷ sản, cá cảnh” - của Tổ hợp tác chăn nuôi thuỷ sản Hồng Vân.

Điểm “Trưng bày đồ đá, mỹ nghệ, các món đồ cổ” của ông Ngô Xuân Giang, Nguyễn Ngọc Tuấn.

Mô hình “Ẩm thực đồng quê” của bà Mai Thị Quý và vùng phụ cận.

Khuôn viên trạm ý tế cũ của xã (Giao HTX nông nghiệp tiếp quản, cải tạo, nâng cấp khi trạm y tế chuyển về vị trí mới làm nơi khai thác dịch vụ nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

2.5.3.3. Tổ chức quản lý

Thành lập Ban quản lý điểm du lịch làng nghề xã Hồng Vân.

Ngoài yếu tố tài nguyên, giá trị nổi trội của điểm thu hút du lịch, và thị trường, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của du lịch là cơ chế tổ chức, quản lý để thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ lợi ích, trách nhiệm minh bạch và công bằng trong cộng đồng.

Du lịch sinh thái làng nghề đòi hỏi sự năng động và tích cực của cộng đồng, và sự tham gia tích cực của các bên có liên quan. Trong giai đoạn đầu, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý đơn giản để tiết kiệm chi phí và có thể ra quyết định nhanh mà vẫn đảm bảo sự chính xác. Điều này rất quan trọng bởi vì cộng đồng phải hợp tác với doanh nghiệp để đón khách vì thế cộng đồng phải có tổ chức và năng lực để phối hợp có hiệu quả.

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, mô hình kinh doanh du lịch có thể áp dụng các hình thức như sau:

a. Doanh nghiệp Kinh doanh theo hộ gia đình: Mô hình này được phát triển dựa trên luật doanh nghiệp 2005 ; Nghị quyết 88/2006/ND-CP ngày 28/8/2006 của chính phủ về việc đăng ký kinh doanh; Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư về nội dung đăng ký kinh doanh và các bước thủ tục. Mô hình này áp dụng cho tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đăng ký theo hộ gia đình hoặc nhóm người làm chung.


b. Tổ hợp tác/tổ dịch vụ: Nghị định số 151/2007/ND-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của nhóm dịch vụ. Trong đó tổ hợp tác có 3 người trở lên được UBND xã/phương chứng nhận. Các thành viên trong nhóm đóng góp tài sản vốn để cùng sản xuất kinh doanh và có cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm

c. Ban Quản Lý: Là mô hình hợp tác đơn giản của tổ chức cộng đồng, hoặc đồng trên cơ sở có sự tham gia, tự nguyện, minh bạch. BQL được thành lập dựa trên sự bầu chọn của cộng đồng và có quyết định của chính quyền địa phương. Ban có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được cộng đồng xây dựng, thống nhất và được thông qua bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên quyền hạn của BQL thường không có giá trị pháp lý cao. BQL thường hay bị ảnh hưởng bởi quyết định của chính quyền, nếu BQL không thực sự mạnh.

d. Hợp tác xã: “Là mô hình tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật Hợp Tác Xã số 18/2003/QH11; Quyết định số 177/2004/ND-CP chi tiết luật và nghị định số 87/2005/ND-CP và thông tư 05/2005/TT-BKH về đăng ký thành lập hợp tác xã. Là một tổ chức kinh tế, hợp tác xã có nguồn tài chính, tài sản riêng được đóng góp bởi các thành viên. Hợp tác xã thường có điều lệ, quy định làm việc, tên, logo và tự hạch toán tài chính giống như 1 doanh nghiệp”.

e. Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Dựa trên luật doanh nghiệp 2005, Nghị quyết 88/2006/ND-CP ngày 29/9/2006 về đăng ký kinh doanh; thông tu 03 / 2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của bộ KHĐT.

Đặc biệt cần phải quan tâm các yếu tố sau:

Trình độ văn hóa của địa phương, phần lớn là thấp, rất ít người có trình độ văn bậc phổ thông trung học và cơ sở;

Người dân phần lớn làm nông nghiệp, không có kinh nghiệm kinh doanh và tổ chức dịch vụ. Phần lớn chưa hề biết về du lịch và kinh doanh du lịch

Tính cộng đồng, bình đẳng khá cao, người dân thường tin tưởng và những người có uy tín và có khả năng vận động, thuyết phục.

2.5.3.4. Phát triển nguồn nhân lực:


Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đáp ứng được yêu cầu cầu các hoạt động du lịch, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch hiện có, tạo lực lượng nòng cốt cho ngành du lịch.

2.5.3.5. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch:

a. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú:

Có 3 hình thức lưu trú chính tại địa phương:

Các nhà vườn, xây dựng kiến trúc nhà lá, nhà cổ của người Việt để du khách có thể cảm nhận, trải nghiệm những nét kiến trúc cổ xưa.

Homestay: Giai đoạn từ nay - 2020 cơ bản cơ sở vật chất của nhà dân tại địa phương đạt tiêu chuẩn làm cơ sở lưu trú cho khách du lịch.

Nhà nghỉ, khách sạn: Giai đoạn từ nay - 2020 triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, nhà hàng…. Năng lực phục vụ được xác định trên cơ sở phân loại số sao tại 3 khu vực chính: đường 427, ngã tư Xâm Xuyên và khu trung tâm xã.

b. Phát triển cơ sở vui chơi giải trí, thể thao:

Giai đoạn từ nay - 2020 chú trọng phát triển các điểm công viên vui chơi giải trí hiện đại và có chất lượng tốt, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

c. Phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống :

Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật của địa phương, thoả mãn nhu cầu ẩm thực của du khách. Đầu tư để nâng cao chất lượng các món ăn Âu, Á phục vụ nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế và khách du lịch công vụ tham dự các hội nghị, hội thảo lớn. Phối hợp ký kết hợp tác đầu tư với các tập đoàn hoặc hệ thống kinh doanh ăn uống đã khẳng định được thương hiệu đầu tư xây dựng hệ thống kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn cao.

d. Phát triển hệ thống các cơ sở thương mại - dịch vụ:

- Giai đoạn từ nay - 2020 khi du lịch đạt mức tăng trưởng ổn định, Hồng Vân cần tập trung đầu tư nâng cấp và từng bước xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất


phục vụ mục đích du lịch và thương mại như: Chợ các loại; Công trình phục vụ hội chợ triển lãm v.v...

- Xây dựng hệ thống chuẩn cung cấp các dịch vụ thương mại đồng bộ phục vụ cho khách du lịch và người dân bản địa như: Dịch vụ bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ quy đổi tiền tệ, dịch vụ giao nhận vận tải v.v...

e. Phát triển hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị hội thảo, các cơ sở dịch vụ bổ trợ du lịch:

Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch tại Hồng Vân

Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trong huyện tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch. Duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể.

Đầu tư chỉnh trang một số bản văn hoá dân tộc điển hình thu hút khách du lịch bằng các sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù.

Giai đoạn từ nay - 2020 cần quan tâm đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm triển lãm hội chợ có quy mô lớn và hiện đại mang tầm cỡ đủ khả năng tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội trọng đại.

2.5.3.6. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:

a. Phát triển giao thông:

* Về giao thông đường bộ:

Đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe tĩnh tại khu vực trung tâm du lịch chính và các trung tâm du lịch phụ trợ.

Giai đoạn từ nay - 2020 hoàn chỉnh mạng giao thông trong xã tạo thuận lợi cho du lịch phát triển rộng khắp các thôn xóm, đảm bảo tiêu chuẩn đường đạt cấp 5, ôtô đi lại thuận tiện. Đầu tư hệ thống bến bãi đỗ xe tại các điểm du lịch, đáp ứng công suất phục vụ từ 200 - 500 khách/ ngày, đêm.

b. Về cấp điện và cấp nước:

Đến năm 2020 tất cả các hộ dân trên địa bàn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ - lưu trú 100% sử dụng nước sạch.

c. Công tác vệ sinh môi trường và xử lý chất thải:


Xây dựng quy chế quản lý và phân loại chất thải trong các vùng du lịch, xây dựng hệ thống thu gom nước thải tại khu du lịch gắn liền với mạng thu gom và xử lý nước và chất thải rắn của đô thị trước khi được xử lý tại điểm xử lý tập trung.

Xây dựng nhà máy chế biến rác thải nhằm phân loại và chế biến, tái sử dụng các chất thải vô cơ và hữu cơ cho các mục địch sử dụng khác nhau, nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên tự nhiên.

Khuyến khích khách du lịch và người dân sử dụng các sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường, khả năng tái chế, tái sử dụng cao.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã giới thiệu về vị thế vai trò của du lịch làng nghề xã Hồng Vân đối với du lịch của huyện Thường Tín và thành phố Hà Nội cũng như tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân trong bản đồ quy hoạch du lịch huyện Thường Tín. Từ việc phân tích này sẽ dễ dàng đưa ra được những định hướng và giải pháp hợp lý. Từ những phân tích về tài nguyên du tự nhiên và tài nguyên nhân văn của xã Hồng vân, có thể thấy hệ thống các tài nguyên tại xã Hồng vân có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên thực trạng khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch mang lại lợi ích cho người dân địa phương chưa tương xứng với tiềm năng.

Chương 2 cũng phân tích về nguồn lực về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cũng như nhân sự hoạt động trong ngành du lịch, nhằm đưa ra những định hướng về việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đa dạng hoá các loại hình phục vụ, đa dạng hoá thị trường khách du lịch. Hướng tới khách hàng mục tiêu là những khách hàng có thời gian rỗi nhiều và khả năng chi trả cao.

Từ những việc phân tích các yếu tố nền tảng trên nhằm tạo ra những cơ sở vững chắc để đưa ra những định hướng mang tính thực tế hơn và đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế như chưa có sợi dây liên kết giữa những yếu tố tài nguyên, giải quyêt được những vấn đề chưa đồng bộ và thương mại hoá bản sắc địa phương.


Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LÀNG NGHỀ TẠI XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn xã

Để triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI về phát triển du lịch sinh thái làng nghề và tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 cơ bản xã Hồng Vân trở thành xã Du lịch sinh thái làng nghề đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua tại kỳ họp thứ 4 HĐND xã Hồng Vân khóa XXI đến nay công tác phát triển du lịch sinh thái làng nghề đã đạt được những bước phát triển đáng khích lệ cụ thể là:

3.1.1. Lượng khách đến tham quan trải nghiệm về du lịch sinh thái.

Hàng năm xã Hồng Vân đón khoảng hơn 20 nghìn lượt khách đến tham quan trải nghiệm. Đặc biệt tập trung chủ yếu ở 2 làng nghề là Xâm Xuyên và cơ giáo, bởi nơi đây tập trung các nhà vườn cây cảnh nghệ thuật, các cơ sở sản xuất nhân giống hoa và nông trại giáo dục.

Tuy nhiên, trên thực tế lượng khách đến tham quan trải nghiệm tập trung chủ yếu là các cháu học sinh sinh viên đến thăm quan học tập trải nghiệm tại mô hình nông trại giáo dục. Lượng khách đến thăm quan du lịch tự do vẫn còn rất hạn chế do các điểm khai thác du lịch chưa được đầu tư chuyên sâu và bài bản để thu hút khách thăm quan.


Chỉ tiêu


Mã số


Đơn vị tính

Số thực hiện tháng

trước

Số thực hiện 15 ngày đầu báo

cáo

Lũy kế kể từ đầu năm đến tháng trước tháng

báo cáo

Lũy kế so với cùng kì năm

trước

A

B

C

1

2

3

4=(%)

1. Số lượt khách

phục vụ

01

Lượt

5.320

3.653

9.913

136

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 7



- Khách du lịch quốc

tế

02

Lượt

11

02

23

102

- Khách du lịch nội

địa

03

Lượt

5.309

3.650

9.890

136

2. Doanh thu từ dịch

vụ du lịch

04

Triệu

đồng

532,0

365,0

989,0

136

- Trong đó phí và lệ

phí

05

Triệu

đồng

0

0

0

0

3. Thị trường khách đến tham quan du

lịch chủ yếu


06

Học sinh, sinh viên các trường, khách nội địa Hà Nội và các tỉnh lân cận

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 3 năm 2019



Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng khách du lịch

Lượt

khách

28799

39825

41818

- Quốc tế

Lượt

khách

121

154

133

- Nội địa

Lượt

khách

28678

39671

41685

Bảng 3.2. Kết quả tình hình đón khách du lịch

3.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch

Trong những năm qua xã đã chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng khác tạo động lực để phát triển các ngành kinh tế trong xã đặc biệt là du lịch sinh thái trải nghiệm. Hệ thống giao thông được kết nối từ khu trung tâm xã đến tất cả các thôn trong toàn xã với 19 tuyến đường đã được đặt tên và thực hiện trồng cây cảnh quan, gắn biển tên đường đảm

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí