Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


ĐỖ THỊ HỒNG HẢI


PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ XÃ HỒNG VÂN,

HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 1

ĐỖ THỊ HỒNG HẢI


PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ XÃ HỒNG VÂN,

HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


Ngành: Việt Nam Học Mã ngành: 60220113


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC HỮU


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học" Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện naylà công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Đỗ Thị Hồng Hải


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ HỒNG VÂN 10

1.1. Các khái niệm cơ bản 10

1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch tại địa phương 13

Chương 2 17

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XÃ HỒNG VÂN, 17

HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI 17

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 18

2.2. Đặc điểm cơ cấu ngành nghề tại địa phương 20

2.3. Hoạt động Du lịch tại địa phương 31

2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội 37

2.5. Đánh giá về các hoạt động du lịch tại địa phương 41

Chương 3 51

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH 51

LÀNG NGHỀ TẠI XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI 51

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn xã 51

3.2. Định hướng xây dựng phát triển xã du lịch 54

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái 57

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 66

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTX: Hợp tác xã

OVOP: One Village One Product Movement (Mỗi làng một sản phẩm) OTOP: One Town One Product (Mỗi địa phương một sản phẩm)

MICE: M – Meeting (Hội nghị); I – Incentives (Khen thưởng); C – Conventions (Hội thảo); E – Exhibitions/ Event (Triển lãm/ Sự kiện)

(Là loại hình du lịch đặc biệt kết hợp với các hoạt động cụ thể) DLLN: Du lịch làng nghề

DLST: Du lịch sinh thái UBND: Ủy ban nhân dân NQ: Nghị quyết

TW: Trung ương CP: Chính phủ


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Biểu 2.1. Lượng khách đến Nông trại giáo dục từ năm 2015-2018. 24

Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu người/ năm của các hộ dân trong HTX 25

Biều 2.3. Lượng khách đến đền Mẫu - Xâm Thị năm 2019 33

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 3 năm 2019 52

Bảng 3.2. Kết quả tình hình đón khách du lịch 52

Bảng 3.3. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn xã Hồng Vân 53

Bảng 3.4. Thống kê số lượng phương tiện phục vụ du lịch 54

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ khách quay trở lại cho thấy tính cạnh tranh của du lịch. Tuy nhiên, do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên tính cạnh tranh của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới góc độ kinh tế du lịch, tỷ lệ khách quay trở lại không phải là chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách phát triển ngành.

Nhìn từ kinh nghiệm bên ngoài, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các chỉ số cơ bản đo lường tính cạnh tranh của ngành du lịch một quốc gia gồm có: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch inbound theo từng thị trường, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, thủ tục thị thực nhập cảnh, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách, và chương trình hành động của ngành Du lịch. Ngoài ra còn có một số chỉ số phụ như: mức độ đa dạng hóa thị trường, nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sách chính phủ dành cho ngành Du lịch, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch... Tham khảo những chỉ số này có thể thấy tỷ lệ khách quay trở lại không nằm trong các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của ngành du lịch.

Mặt khác, về bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm. Nhìn chung, khách du lịch luôn muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền


văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau. Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống bên cạnh quá trình lao động, làm việc. Họ có điều kiện dành thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Việc lựa chọn một điểm đến cũ có thể sẽ không phải là ưu tiên của họ nếu không có một nhu cầu đặc biệt nào đó hoặc sự cảm mến, gắn kết đặc biệt.

Huyện Thường Tín với truyền thống “Đất danh hương”, đất trăm nghề với 450 di tích lịch sử cùng 126 làng nghề huyện Thường Tín là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tâm linh gắn với du lịch làng nghề và sinh thái.

Hồng Vân là xã nằm ở phía đông của Huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội 18 km về phía Nam. Với chiều dài hơn 4,5 km, chiều rộng khoảng 2 km. Dòng sông Hồng chảy qua ôm lấy sườn phía Đông của xã từ Bắc xuống Nam, kéo dài từ Xâm Thị đến Vân La, hàng ngàn năm nay bồi đắp phù sa tạo nên vùng đất màu mỡ nuôi sống người dân Hồng Vân. Bên cạnh đó xã có tuyến đường 427 liên tỉnh và hệ thống giao thông đường thuỷ Sông Hồng chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Xã Hồng Vân là xã thuần nông, nhân dân trong xã chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp với nghề: Trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, trồng rau màu…. Đặc biệt xã có 02 làng nghề Sinh vật cảnh được UBND tỉnh Hà Tây công nhận năm 2008 là: Làng nghề Sinh vật cảnh Xâm Xuyên và làng nghề Sinh vật cảnh Cơ Giáo. Hiện nay trên xã có 30 nghệ nhân, thợ giỏi, có khả năng chế tác nhưng tác phẩm cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai, đồ đá mỹ nghệ… nổi tiếng xứ Bắc.

Tại Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân lần thứ XXVI đã đưa ra các mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội của xã như sau:

Tốc dộ tăng trưởng kinh tế bình quân các ngành từ 14,5% trở lên. Cơ cấu: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 35%; thương mại, dịch vụ đạt 50%; nông nghiệp còn 15%.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí