Phương Hướng, Giải Pháp Nhằm Triển Khai Thực Hiện Tốt Các Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 – 2015:


Ngoài ra, xu thế của thế giới là gắn các sản phẩm truyền thống, quảng bá các sản phẩm truyền thống thông qua hình thức du lịch làng nghề hiện nay còn yếu vì vậy các nghệ nhân và người lao động trong các làng nghề cũng chưa thực sự nắm bắt được nhu cầu của thế giới để sản xuất đúng hướng. Mặc dù số lượng các làng nghề chè ở Thái Nguyên còn ít nhưng đã đem lại tổng giá trị sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn. Do vậy, việc xây dựng và phát triển các làng nghề là vấn đề hết sức quan trọng. Và để giúp các làng nghề thoát khỏi khó khăn, rất cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền địa phương và bản thân mỗi người dân trong làng nghề

2.6.3. Nguyên nhân

Cho đến nay hoạt động du lịch tại làng nghề chè vẫn chưa thực sự phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có. Nguyên nhân trực tiếp có thể thấy rõ là các làng nghề chè chưa thực sự chủ động trong việc giới thiệu, liên kết với các công ty lữ hành hoạt động du lịch để có thể nắm được nhu cầu của du khách, tìm ra cách thức tổ chức và cung cấp các dịch vụ phù hợp

Thứ hai là những trở ngại về điều kiện tiếp cận điểm du lịch làng nghề, làng nghề chè Tân Cương và La Bằng vẫn đang thiếu nhiều yếu tố để có thể thu hút được du khách như: Hạ tầng cơ sở còn yếu kém - “bộ mặt” làng nghề chưa cải thiện được, bãi đỗ xe, nơi giới thiệu và bán sản phẩm, hướng dẫn viên du lịch giỏi ngoại ngữ, cơ sở sản xuất cho khách tham quan và trải nghiệm … là những nguyên nhân kìm hãm phát triển du lịch. Đặc biệt làng nghề chè La Bằng chưa chú trọng về cơ sở vật chất, không có những showroom trưng bày sản phẩm, hoạt động còn nhỏ lẻ chủ yếu mang tính chất hộ gia đình, không tập trung nên rất khó khăn trong việc tổ chức cho các đoàn khách lớn đến tham quan và cũng chưa tao được dấu ấn riêng trong lòng du khách

Thứ ba, công tác quản lý Nhà nước cũng như vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức nghề nghiệp trong việc định hướng, quản lý và phát triển du lịch làng nghề. Các chính sách phục vụ cho du lịch cần phải đề cao hơn nữa tính hiệu quả, trên cơ sở đạt được các tiêu chí văn hóa gắn với du lịch, kinh tế làng nghề


Thứ tư, việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại làng nghề chè La Bằng chưa được quan tâm đúng mức gây ảnh hưởng không tốt tới việc tạo thương hiệu, điểm đến cho khách du lịch

Thứ năm, vấn đề thị trường, thông tin, xúc tiến và cùng với những hạn chế về năng lực đón tiếp phục vụ du lịch của cộng đồng dân cư tại làng nghề...dẫn tới sản phẩm du lịch làng nghề vẫn chưa thuyết phục đươc nhà đầu tư bằng giá trị tăng thêm. Sản phẩm du lịch làng nghề chè còn đơn điệu, chưa chú ý những mẫu sản xuất mang tính đặc sắc, sáng tạo gắn với những hoạt động sôi nổi ở làng nghề chè Tân Cương, La Bằng. Sản phẩm đặc trưng của làng nghề là những tinh hoa, đặc sắc nhất của các nghệ nhân chưa đưa vào trưng bày rộng rãi hơn trong bảo tàng và quảng bá.

Thứ sáu, làng nghề chè Tân Cương, La Bằng chưa tạo thêm nhiều cơ hội cho du khách trải nghiệm tại làng nghề để kéo dài thời gian lưu lại của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thứ bảy, các làng nghề chưa có sự đầu tư tập trung hiệu quả, cần phải xác định lại các tiêu chí để bổ sung thành lập tiêu chí làng nghề để có thể hoàn chỉnh thống nhất và hiện đại hóa làng nghề để nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm giá thành và tạo ra hàng hóa chất lượng cao

Thứ tám, làng nghề phải có chính sách tôn vinh nghệ nhân hơn nữa, cùng với đó đổi mới hoạt động của các tổ chức quỹ dành cho sự phát triển các làng nghề. Hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn (Homestay) cần được chú trọng đặc biệt hơn nữa

Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 11

Thứ chín, hiện nay đã có nhiều hiệp hội ngành chè nhưng cần có chính sách để các hội phát triển theo hướng gắn kết hơn

Là một tỉnh giàu tiềm năng, thế mạnh về du lịch như Thái Nguyên cần gắn làng nghề chè với phát triển du lịch nhằm phát huy được giá trị mang lại từ các làng nghề. Hiện nay, các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống còn xuất hiện khá khiêm tốn trong các tua, tuyến du lịch của tỉnh. Vì vậy việc gắn kết các làng nghề với phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, không chỉ góp phần quảng bá sản phẩm của làng nghề, mà còn thông qua làng nghề để làm đa dạng thêm dịch vụ du lịch


Tiểu kết chương 2

Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhiều lợi thế để phát triển du lịch thăm quan các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, du lịch trải nghiệm làng nghề. Song thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề của tỉnh lại chưa mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, văn hoá – xã hội. Không gian văn hóa trà Tân Cương, La Bằng mở cửa đón khách tham quan không thu vé, các dịch vụ phục vụ du lịch còn ít, hệ thống cơ sở ăn uống hạn chế về thực đơn và giá cả. Hoạt động Homestay chưa thực sự hấp dẫn khi cơ sở lưu trú tại làng nghề còn tương đối giản đơn. Thu nhập du lịch của làng nghề chè chiếm tỉ trọng còn khá thấp so với thu nhập chung của tỉnh trong nhiều năm nay, tỉnh lại xác định đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; số lượng khách đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan còn hạn chế. Làng chè Tân Cương chủ yếu thu hút lượng khách trong tỉnh và chỉ phát triển du lịch cuối tuần, khách du lịch quốc tế còn ít. Làng chè La Bằng cơ cấu khách chỉ dừng lại ở khách học sinh sinh viên, các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường di tích 27/7, các nhà nghiên cứu. Làng nghề chè Tân Cương có thuận lợi do xây dựng được Không gian văn hóa, là một bảo tàng sống động thu hút du khách tham quan, tìm hiểu. Còn làng chè La Bằng giao thông còn khá khó khăn, là yếu tố cản trở du lịch phát triển. Nhìn chung ở cả hai làng nghề chè Tân Cương và La Bằng cơ sở vật chất còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn chưa đủ sức hấp dẫn để níu chân khách lại quá hai, ba ngày. Tuy nhiên, để các làng nghề chè gắn kết với phát triển du lịch, cần khuyến khích người dân hợp tác làm ăn theo mô hình kinh tế tập thể. Khi các làng nghề làm ăn đồng bộ, có quy mô sản xuất tập trung, thì ngành du lịch cũng dễ dàng phối hợp nhằm hình thành các điểm du lịch làng nghề. Đồng thời tạo thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển làng nghề gắn với ưu tiên đầu tư vốn để phát huy các giá trị mang lại từ làng nghề truyền thống. Với sự quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của người dân, gắn với đề án phát triển du lịch làng nghề giai đoạn 2012 – 2015, hy vọng sẽ tạo nên “cú hích” mới cho làng nghề chè Thái Nguyên phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển du lịch tại làng nghề.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

DU LỊCH LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN

3.1. Phương hướng, giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015:

3.1.1. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch

Nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch và khuyến khích phát triển du lịch. Ngoài việc giao trách nhiệm cho các ngành, các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên, tỉnh cần dành quỹ đất thích hợp xây dựng các khu du lịch kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và quốc tế, các thương nhân, cộng đồng dân cư đầu tư phát triển du lịch

3.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Du lịch tỉnh Thái Nguyên mới chỉ phát triển trong mấy năm gần đây nên đội ngũ cán bộ nhân viên lao động vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc trong chất lượng phục vụ du lịch và cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, cần đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đào tạo lại với nhiều hình thức và nguồn kinh phí khác nhau; khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động của đơn vị mình. Phấn đấu đến cuối năm 2010, có từ 50 – 60% trên tổng số lao động các đơn vị kinh doanh du lịch được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, chế biến món ăn cho đội


ngũ nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng. Đồng thời, cần có cơ chế thu hút các chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ quản lý giỏi trong lĩnh vực du lịch đến công tác và làm việc tại tỉnh để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực phục vụ Festival Trà Quốc tế các năm

3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch

Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức thích hợp. Nâng cao hình ảnh du lịch Thái Nguyên, quảng bá các sản phẩm độc đáo hấp dẫn, giới thiệu các di tích lịch sử và văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương để thu hút khách du lịch quốc tế. Đối với trong nước và trong tỉnh, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của Du lịch – là ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Hướng dẫn các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chủ động làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá cho chính đơn vị mình, nhằm mở rộng thị trường và góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương.

Hình thức tuyên truyền, quảng bá chủ yếu tập trung vào các loại hình như website, hội chợ - triển lãm trong nước, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa – du lịch, các biển chỉ dẫn và các khu, tuyến, điểm du lịch… Tranh thủ sự hỗ trợ của Chương trình hành động quốc gia về du lịch để nâng cao hình ảnh của du lịch Thái Nguyên trên thị trường trong nước và nước ngoài.

3.1.4.Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

Tài nguyên, môi trường là yếu tố quyết định sống còn đối với các hoạt động du lịch; vì vậy, cần chú trọng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) du lịch, tại các tuyến, điểm, khu du lịch, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm : Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà (Võ Nhai), ATK (Định Hóa)…

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ văn


hóa truyền thống. Hưởng ứng tuần lễ môi trường du lịch hàng năm, động viên mọi người quan tâm bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững

3.1.5. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ du lịch

- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch: Để du lịch trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, ngoài việc xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, tỉnh cần đầu tư hơn nữa cho du lịch, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Đối với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà (Võ Nhai); ATK Định Hóa… bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển du lịch của Tổng cục du lịch, ngân sách tỉnh… Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức để phát triển đa dạng về du lịch

- Các dịch vụ hỗ trợ du lịch: Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển như: hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn để sản xuất tại chỗ các hàng lưu niệm mang bản sắc của từng vùng, từng miền trong tỉnh phục vụ khách du lịch, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư

3.1.6. Phát triển du lịch văn hóa với việc khai thác giá trị các di tich văn hóa – lịch sử - cách mạng của tỉnh

Quan tâm đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử quan trọng; phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như văn hóa trà, ca múa nhạc dân gian (hát Sli, hát lượn), lễ hội Lồng Tồng, Cầu Mùa… và những nét sinh hoạt, tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc địa phương cho phát triển du lịch.

3.1.7. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch

- Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả.


- Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ cấp tỉnh đến các địa phương, nhất là tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan quản lý về du lịch cấp tỉnh tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thanh tra du lịch

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong công tác QLNN về du lịch

- Cải cách hành chính trong cấp giấy phép đầu tư cũng như trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được triển khai đúng tiến độ

- Đưa khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử - sinh thái ATK (Định Hóa) thành khu du lịch quốc gia.

3.2. Quan điểm, mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Thái Nguyên đến năm 2010-Định hướng đến năm 2015- tầm nhìn chiến lược đến năm 2020

3.2.1. Quan điểm

Phát triển Du lịch là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, l¯m cho “ Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”

* Phát triển Du lịch Thái Nguyên đồng thời phải đạt hiệu quả trên nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

* Hoạt động Du lịch có tính xã hội hoá cao, do vậy phát triển Du lịch Thái Nguyên là sự nghiệp của toàn dân, là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội toàn tỉnh.

* Nhà nước có chính sách Ưu đãi, Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh phát huy mọi nguồn lực tiềm năng để đầu tư khai thác phất triển Du lịch Thái Nguyên.

* Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển Du lịch trong cả nước và quốc tế, đồng thời chú trọng phát triển Du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu Du lịch ngaỳ càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu quê hương đất


nước, tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

* Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển Du lịch văn hoá lịch sử, và du lịch sinh thái tạo sức hấp dẫn đặc thù của du lịch Thái Nguyên, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới.

Thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan Du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho toàn xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển Du lịch bền vững- góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai

đoạn mới.

3.2.2. Mục tiêu

a- Mục tiêu chung

Trên cơ sở tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch hình thành được các

điểm, tuyến và trung tâm du lịch nội vùng và liên vùng trong tỉnh cũng như với cả nước và quốc tế trong mối quan hệ hoà nhập để phát triển du lịch lâu dài. Tạo cho ngành du lịch Thái Nguyên điều kiện cần thiết để không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn theo định hướng du lịch văn hoá, cảnh quan môi trường.

Du lịch Thái Nguyên phải được phát triển tiến kịp và hoà nhập với sự phát triển du lịch cả nước, thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô và hiệu quả kinh tế cao tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, một ngành kinh tế quan trọng có tầm vóc chiến lược hỗ trợ được cho các ngành kinh tế khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về: kinh tế – xã hội, văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

b- Mục tiêu chiến lược

* VÒ kinh tÕ: Tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh và sự đóng góp của du lịch vào thu nhập (GDP) của tỉnh góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII.

* Mục tiêu môi trường: Quy hoạch phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, khai thác các di sản văn hoá, cảnh quan thiên nhiên và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023