Hầu như mọi quan hệ của các làng nghề chè với các công ty du lịch và khách chỉ nhằm vào mục tiêu duy nhất là bán được nhiều hàng hóa, chưa ý thức được cần phải phối hợp, cộng tác với các công ty du lịch, tìm cách đưa khách đến với làng nghề nhiều hơn, cung cấp cho khách nhiều dịch vụ kèm theo (ăn, nghỉ, thăm quan, lễ hội) tăng doanh thu cho doanh nghiệp và làng nghề.
Chính các công ty du lịch cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, dẫn đến một thực tế là doanh thu của làng nghề chỉ thể hiện trên doanh số bán hàng (doanh thu thương mại), điều đó làm ảnh hưởng xấu đến nhịp độ phát triển của làng nghề du lịch
Vì vậy, việc phối kết hợp giữa các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm tìm các giải pháp thích hợp khai thác được tối đa các nguồn khách du lịch làng nghề và khả năng chi trả của họ là việc làm quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững du lịch làng nghề.
Như vậy việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề với công ty du lịch là một yêu cầu cần thiết để gắn kết các bên tham gia đem lại hiệu quả cao trong hoạt động du lịch làng nghề đem lại lợi ích cho các bên
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên
a- Đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên có quy hoạch phát triển du lịch làng nghề chè, từ đó có kế hoạch cân đối đất đai để phát triển du lịch. Các hoạt động nhằm Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ tại làng nghề: Cần phối kết hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; Rà soát các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống cho khách du lịch; Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách khi tham gia du lịch. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm tình trạng chặt chém, lừa đảo khách du lịch. Giáo dục ý thức người dân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường điểm đến, vận động người dân tham gia vào các lớp tập huấn về du lịch làm tăng chất lượng mô hình du lịch làng nghề tại các vùng chè
b- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có mối liên hệ ngành. Vì vậy cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, trực tiếp của Tỉnh ủy, Sở Văn húa - Thể thao
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng, Giải Pháp Nhằm Triển Khai Thực Hiện Tốt Các Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 – 2015:
- Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên Đến 2020 A- Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Trong Việc Bảo Tồn Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Làng Nghề Chè
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 15
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
– Du lịch Thái Nguyên về các vấn đề cần thiết cho phát triển du lịch làng nghề một cách đồng bộ (như cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, môi trường pháp lý, khai thác lợi thế từng vùng chè đặc sản, tõng làng nghề chè, từng xã trong làng nghề). Do năng lực hoạt động du lịch làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên còn yếu, khoảng cách còn xa so với các làng nghề khác trong cả nước, bản thân làng nghề chè có sự phấn đấu tích cực để vươn lên, tuy vậy tự nó không thể vận động tốt được, do tính tổng hợp của du lịch, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
c- Đầu tư cho du lịch làng nghề chố là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và lợi ích nhiều mặt, do đú làng nghề chố cần đợc sự quan tâm hơn nữa của tỉnh và toàn xã hội. Có cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển du lịch làng nghề chố trong những năm tới
Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch trà Thái Nguyên thời gian qua còn yếu. Cần đầu tư hơn nữa việc quảng bá hình ảnh Trà Thái Nguyên trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt hiện nay đồ án quy hoạch xây dựng sản phẩm du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt, cần xúc tiến quảng bá, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ để tuyên truyền mạnh mẽ về tài nguyên, sản phẩm và môi trường du lịch để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, của khách du lịch trong và ngoài nước
3.5.2. Kiến nghị với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Bộ Văn húa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tõm xỳc tiến Thương mại và Du lịch Thỏi Nguyờn tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh về du lịch làng nghề chố và những tuor du lịch truyền thống ra nước ngoài tại các kỳ hội chợ Du lịch Quốc tế mà Tổng cục Du lịch tổ chức.
Ưu tiên kinh phí cho các công trình mục tiêu văn hoá xây dựng cơ sở hạ tầng Du lịch phục vụ du lịch làng nghề chố tại cỏc vựng chố đặc sản.
3.5.3. Phương hướng giải pháp nhằm thu hút khách đến thăm làng nghề chè
- Giữ vững nguồn khách hàng truyền thống, nguồn khách từ Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa thể thao du lịch Thái Nguyên giới
thiệu; khai thác và mở rộng thêm thị trường khách mới (khách của công ty khách sạn du lịch Dạ Hương, doanh nghiệp Khánh Thịnh, doanh nghiệp Toàn Thắng…, tạo những tour đặc trưng của làng nghề như trên
- Tăng cường các dịch vụ ăn uống, bổ sung các hoạt động níu kéo du khách lưu trú qua đêm (biểu diễn cho đoàn khách các loại hình âm nhạc, diễn xướng, hát then, hát tắc xình… vào các ngày cuối tuần thứ bảy, chủ nhật hoặc vào các ngày đặc biệt khác khi khách có yêu cầu), nâng cao nghiệp vụ trong công tác phục vụ, phục vụ chuyên nghiệp vừa nhanh vừa an toàn khi khách có nhu cầu và để từng bước tạo thêm chất lượng, nâng cao uy tín cho làng nghề
- Đẩy mạnh khai thác các tour du lịch làng nghề chè với định mức dịch vụ nhất định, ví dụ tour trải nghiệm hái chè, vò chè, sao chè với giá 1.200.000/ đoàn khách, giá ăn theo thực đơn: 200.000 đồng/ xuất; giữ vững uy tín với khách hàng bằng chất lượng tương xứng với giả thành mà họ đã mua tour.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ thực trạng phát triển và những hạn chế trong hoạt động du lịch làng nghề cần thiết phải có một số giải pháp góp phần đưa hoạt động du lịch gắn với làng nghề chè tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên, phát triển và đem lại hiệu quả cho kinh tế địa phương. Để du lịch làng nghề chè phát triển cần phải có sự kết hợp giữa doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương với những người nông dân trong việc đón tiếp, phục vụ du khách đến thăm quan. Làng nghề chè ở Thái Nguyên hiện nay chưa có Ban quản lý chỉ đạo thực hiện các hoạt động du lịch. Định hướng mô hình phát triển du lịch làng nghề chè ở Thái Nguyên nhằm mục tiêu nhấn mạnh vai trò và chức năng của Ban Quản lý trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch.
Bên cạnh định hướng và các giải pháp thì giải pháp phát triển du lịch làng nghề thì giải pháp về bảo tồn và giải pháp hệ thống sản phẩm làng nghề được coi là quan trọng và có ý nghĩa nhất trong thời điểm hiện nay để nâng cao tính cạnh tranh, tạo thương hiệu cho sản phẩm du lịch làng nghề chè Thái Nguyên. Làng nghề chè cần đưa các nghệ nhân, những người có tâm huyết muốn phát triển du lịch làng nghề ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm bảo tồn. Công tác bảo tồn ở làng nghề chè cần khôi phục lại ngôi đình làng Tân Cương đã bị hủy hoại trong chiến tranh năm xưa. Mặt khác, làng nghề chè còn cần bảo lưu vườn chè cổ gần 90 tuổi, là một trong những cây di sản có giá trị. Sản phẩm du lịch làng nghề chè cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng các gói tour du lịch làng nghề bao gồm trải nghiệm hái chè, vò chè, sao chè, đạp xe đạp quanh làng nghề, trải nghiệm món ăn mang hương vị đồng quê và trải nghiệm lưu trú tại các hộ gia đình trong làng nghề chè.
Để đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp này cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh, hoạch định các phương án cụ thể cho phù hợp với thực trạng của làng nghề chè. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và nhất là cộng đồng dân cư của làng nghề chè để các giải pháp thực hiện có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực phía Đông Bắc, có rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch tới thăm quan, thưởng ngoạn và thẩm nhận các giá trị văn hóa đặc thù của địa phương. Các làng nghề chè tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên có giá trị thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm, học tập và mua chè về kinh doạnh. Việc phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên sẽ tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề chè. Du lịch làng nghề chè tạo nhu cầu thực tế của du khách là khám phá làng chè, tìm hiểu ông tổ nghề chè, nói chuyện với nghệ nhân đất chè và thưởng thức sản phẩm trên vùng đất phát tích cây chè.
Với tiềm năng du lịch làng nghề khá dồi dào, đó sẽ là sản phẩm du lịch quan trọng, một điểm nhấn đáng kể thu hút du khách nếu được đầu tư khai thác bài bản. Tuy nhiên, du lịch làng nghề chè của Thái Nguyên chưa phát huy hiệu quả như mong đợi, nhiều làng nghề chè gần như bị bỏ quên hoặc không thể đón du khách dù đã có tên trong sản phẩm tour của các công ty lữ hành. Nếu được đầu tư, tổ chức chuyên nghiệp du lịch làng nghề chè ở Thái Nguyên sẽ không chỉ mang lại những tác động về kinh tế, xã hội mà còn góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc, tinh hoa văn hóa của địa phương.
Qua việc nghiên cứu, khái quát một cách cơ bản hệ thống cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề; phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề chè tại vùng chè đặc sản Thái Nguyên. Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề chè, trong đó giải pháp về bảo tồn và giải pháp về sản phẩm là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do giới hạn của phạm vi nghiên cứu và không gian nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên, luận văn còn có nhiều chỗ chưa thực sự hoàn chỉnh, tác giả kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn thực sự hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Ngọc Bảo “Du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây phát triển cả về chất lượng”. Tạp chí Du lịch số 49.tr27
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, môi trường làng nghề Việt Nam”, chinh phu.vn.
3. Nguyễn Văn Chiến,2006, “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên”
4. Địa chí Thái Nguyên, xuất bản năm 2009
5. Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên, Việt Nam 2011, “Chè Việt Nam - Tiềm năng và giải pháp”, Nxb Văn hóa Thông tin, tháng 1 năm 2012
6. Ths Phạm Thái Hanh, “Một số giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015”, Sở VHTT và Du lịch Thái Nguyên
7. Hiệp hội làng nghề Việt Nam “Hội thảo bảo tồn và phát triển làng nghề ngày 01/ 01/ 2006”
8. Nguyễn Thị Huệ - “Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Hải Dương”, luận văn Th.s 12/02/2012, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
9. Phạm Khánh ( Báo Thái Nguyên) : “Liên kết để duy trì và phát triển làng nghề”
, 10/08/2010
10. Kỷ yếu hội thảo du lịch Thái Nguyên năm 2010
11. Kỷ yếu Hội thảo “Hợp tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, tháng 12/2014
12. Trịnh Trúc Lâm, “Cơ hội phát triển du lịch làng chè”, 23/10/2013
13. Phạm Trung Lương, Tham luận tại Hội thảo “ Giải pháp phát triển kinh tế làng nghề gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam” tổ chức tại Quảng Nam 10/2013)
14. Bùi Văn Lượng, “ Làng nghề truyền thống Việt Nam”, Nxb VHDT, 2005.
15. Dương Bá Nhượng (2001), “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá”, Nxb Khoa học xã hội
16. Nguyễn Hữu Niên (2001), “Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Bắc Giang thực trạng và giải pháp”, luận văn Th.s
17. Dương Trung Quốc, “Trà Việt và trà Thái Nguyên”, Tham luận tại Hội thảo Quốc tế Trà Thái Nguyên 2011
18. Trần Quyền, “Nét mới ở vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên”,
baothainguyen.ogr.vn, 6/10/2013
19. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên, Điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn chiến lược đến 2020” .
20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, “Tài nguyên du lịch Thái Nguyên” (2007)
21. “Sổ tay Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội-2006
22. Phạm Quốc Sử, “Làng nghề truyền thống Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Tạp chí lý luận chính trị, số 2 – 2002
23. Phạm Quốc Sử, “Nghiên cứu và phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây”. Đề tài nghiên cứu Đại học Quốc gia, 2006
24. Trần Đức Thanh, “Nhập môn khoa học du lịch”, Nxb Đại học Quốc gia 2003
25. UBND thành phố Hà Nội, Sở kế hoạch đầu tư (2005), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2010”, Hà Nội.
26. UBND thành phố Thái Nguyên, Tài liệu Hội thảo: “ Nâng cao nhận thức tài nguyên – tài sản du lịch - Vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố Thái Nguyên” năm 2013
27. UBND tỉnh Thái Nguyên Hội nghị đánh giá công tác triển khai “Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015” , tháng 7 năm 2012
28. UBND tỉnh Thái Nguyên , Đề án bổ xung, điều chỉnh “ Quy hoạch phát triển tổng thể Du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020”-
29. Bùi Văn Vượng (1998), “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
30. Trần Quốc Vượng, “ Một số vấn đề các ngành nghề – Làng nghề truyền thống Việt Nam”, Bộ Công nghiệp - Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội, tháng 8 – 1996.
31. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, “Làng nghề và phố nghề Thăng Long, Hà Nội”,
Nxb Khoa học xã hội (2009)
32. Trần Quốc Vượng, Một số vấn đề về các ngành nghề - làng nghề truyền thống Việt Nam”. Bộ Công nghiệp, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam. Hà Nội tháng 8/1996
2. Tài liệu tiếng Anh
Japan International Cooperation agency (Jyca) – Ministry of agriculture and rural development (2/ 2004), “The study on artisan craft development plan for rural industrialization in the socialist Republic of Viet Nam”