Đánh Giá Những Đóng Góp Và Hạn Chế Của Luận Văn:

77

bên bờ sông; Nhà hàng nổi có thể di chuyển trên sông để du khách vừa ăn vừa ngắm cảnh (tiêu chuẩn 3 đến 4 sao);

- Phát triển loại hình du lịch làng nghề kết hợp du lịch sinh thái và du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử là trở thành những điểm đến lý tưởng.

- Tổ chức nhiều chương trình văn hóa đa dạng như: Chương trình sân khấu hóa giới thiệu các di tích, thắng cảnh, thế mạnh, tiềm năng về dịch vụ, du lịch và thương mại, chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

- Cần tích cực chủ động liên kết các tỉnh trong khu vực nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương một cách đồng bộ, tránh trùng lắp. Tổ chức các tour liên kết giữa các tỉnh bạn, hợp tác quảng cáo. Cùng nhau lập ra một trung tâm điều hành du lịch chung cho toàn vùng, tạo sức mạnh tổng hợp cạnh tranh với khu vực khác và xa hơn nữa là thị trường du lịch thế giới.

- Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, Bến Tre cần tập trung kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Tiến hành huy hoạch làng nghề đặc trưng sớm nhất ngay khi có thể. Tránh tình trạng tự phát không hiệu quả ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành.

- Bến Tre với thế mạnh là du lịch với sông nước cần cải tiến hệ thống tàu đò du lịch, trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết như áo phao, thành lập đội cứu hộ khẩn cấp tại các điểm... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Các công ty du lịch cần được cổ phần hóa để tăng lượng vốn đầu tư, nâng cao khả năng hoạt động và góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.

- Dịch vụ lữ hành phục vụ các chương trình du lịch với mục đích tham quan làng nghề kết hợp các mục đích khác; dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm lưu niệm; yoga; dịch vụ vận chuyển bằng xe ngựa, lái đò, thuyền; dịch vụ thuyết minh; dịch vụ chụp ảnh; thưởng thức nghệ thuật dân gian, văn nghệ truyền thống, âm nhạc, múa, trò chơi dân gian…

- Các khu du lịch làng nghề thường xuyên tổ chức các buổi tiệc và các chương trình văn nghệ đặc sắc như: Đờn ca tài tử, nghệ thuật múa hát của các dân tộc …

4.5. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của luận văn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

4.5.1. Những đóng góp của luận văn cho sự phát triển du lịch Bến Tre:

- Tác giả đã khảo sát và tìm ra những nguyên nhân chưa đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu du lịch của du khách như: tình hình giao thông, an ninh trật tự, các địa

Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 12

78

điểm vui chơi giái trí, các hình thức hỗ trợ du khách, ... Từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề tại địa phương.

- Vấn đề về phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, sự liên kết và phát triển của các thành phần kinh tế đã được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cũng như vai trò của chính quyền địa phương trong sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

- Đề tài cũng đã chứng minh tác động của ngành du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng đối với việc phát triển kinh tế của Bến Tre là rất quan trọng.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các ban ngành – đoàn thể thấy được những phản ứng đáp lại của khách du lịch đối với cách quảng bá hình ảnh các điểm tham quan ở Bến Tre đến với mọi người; đối với các hoạt động trong và xung quanh như anh ninh trật tự, …Từ đó, sẽ có những điều chỉnh tình hình hoạt động sao cho phù hợp với thị hiếu của khách nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch hơn.

4.5.2 Những đóng góp của luận văn cho phát triển du lịch làng nghề

- Kết quả nghiên cứu cũng là những thông tin về mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến du lịch làng nghề tại Bến Tre. Đây cũng là cơ sở giúp cho chính quyền địa phương có những chính sách, chiến lược phù hợp cho tất cả hoạt động nhằm thu hút khách du lịch.

- Từ đó, tận dụng các thế mạnh ở các điểm tham quan để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch nhằm giữ chân khách ở lại các điểm tham quan lâu hơn cũng như thu hút thêm nhiều khách hơn nữa, tăng doanh thu từ du lịch cho tỉnh Bến Tre.

- Qua khảo sát tác giả ẩm thực trong làng nghề được khách du lịch rất quan tâm, cần đầu tư sáng tạo hơn cho văn hóa ẩm thực miệt vườn thêm đặc sắc và hấp dẫn.

4.5.3 Những hạn chế của luận văn:

Theo tác giả có hai hạn chế sau:

Thứ nhất, về phía đáp viên đa số là người sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên vẫn còn rụt rè, e ngại khi được phỏng vấn. Ngoài ra, thời gian khách du lịch tham quan ở các địa điểm du lịch làng nghề rất nhanh nên khi được phỏng vấn thì họ cũng muốn trả lời qua loa cho xong. Từ đó làm cho mẫu thu thập còn nhiều hạn chế về thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến chất lượng dịch vụ hay bản thân khách du lịch.

Thứ hai, về phía tác giả còn nhiều hạn chế về thời gian và kinh phí nên không thể phỏng vấn vào nhiều thời gian và không gian khác nhau. Từ đó làm cho mẫu thu thập mang tính khái quát chưa cao. Do phỏng vấn viên cũng chính là tác giả nên trong lúc thiết kế bảng câu hỏi cũng như phỏng vấn chính thức còn mang tính chủ quan.

Kết luận chương 4

Chương này, tác giả đã nói về quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển chung của du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre. Trình bày các kết quả có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được.

Dựa trên bảng câu hỏi khảo sát thực tế ở địa phương, tác giả trình bày thực trạng loại hình du lịch làng nghề Bến Tre từ đó định hướng, đưa ra những giải pháp phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Bến Tre.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

- Du lịch làng nghề đang trở thành xu hướng phổ biến, gắn kết các nền văn hóa trong thế giới. Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với rất nhiều làng nghề tồn tại từ vài trăm năm cho đến hơn nghìn năm.

- Những giá trị văn hóa trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm du lịch làng nghề hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch làng nghề; hoạt động du lịch làng nghề ở Việt Nam không chỉ gắn với văn hóa vùng miền mà còn gắn với thiên nhiên.

- Du lịch làng nghề đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế địa phương, nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa cho nhân dân và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

- Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm chăm lo tới đời sống tinh thần cho nhân dân thông qua các chính sách tạo điều kiện cho du lịch làng nghề phát triển theo đúng hướng mang lại những giá trị tinh thần thiết thực, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong thời gian tới, theo quan điểm chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề phù hợp với xu hướng chung và vì sự phát triển bền vững.

- Qua kết quả nghiên cứu về “Đánh giá sự hài lòng của du khách khi đến với du lịch làng nghề tại Bến Tre” có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

+ Qua đánh giá phân tích và thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng ngành du lịch Bến Tre, cho thấy ngành du lịch Bến Tre hiện nay đang trong quá trình phát triển. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, thể hiện qua số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở vật chất của ngành... Ngoài ra, những hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch trên địa bàn trong những năm qua đã góp phần tích cực vào tốc độ phát triển GDP của địa phương, đồng thời nâng cao đời sống của người lao động ngày càng được tốt hơn.

+ Bên cạnh, việc phát triển du lịch đã tác động đến việc hoàn thiện về tính nhân văn của người dân địa phương, thông qua sự giao lưu giữa người dân địa

phương với khách các tỉnh và khách quốc tế, giúp du khách hiểu rõ hơn về đất nước và con người Bến Tre nói riêng.

+ Phát triển du lịch trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả nước nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng, xứng đáng với vai trò là nơi thu hút lượng khách du lịch lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hoạt động trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế như khai thác chưa tương xứng với tài nguyên địa phương, sản phẩn du lịch chưa đa dạng, phong phú, khách du lịch mang tính thời vụ quá cao... Các vấn đề này cần phải thực hiện một cách nghiêm túc thông qua các giải pháp đồng bộ.

+ Để du lịch của Bến Tre có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, ngoài khai thác tiềm năng ra vấn đề hàng đầu cần tập trung phải đào tạo được đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên du lịch, vấn đề văn hóa ẩm thực cũng không kém phần quan trọng, kể cả các thành phần kinh tế tham gia cũng phải được đào tạo căn bản, có như thế mới có thể quản lý và phát triển du lịch của tỉnh một cách bền vững.

+ Vấn đề an ninh và môi trường là cực kỳ quan trọng cho hội nhập về du lịch nói riêng và hội nhập kinh tế thế giới nói chung. Cần phải đảm bảo an ninh - quốc phòng và giải quyết tốt vấn đề môi trường.

+ Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006-2020, du lịch phải vươn lên để trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hòa cùng xu thế hội nhập quốc tế thông qua việc phát triển du lịch tỉnh Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh lân cận là Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh. Mối quan hệ này hết sức mật thiết, có tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau phát triển.

+ Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, đem lại nhiều lợi nhuận, góp phần vào việc phát triển của nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân, mở rộng giao lưu văn hóa trong và ngoài nước. Mục tiêu chủ yếu là thu hút du khách ngày càng nhiều, thời gian lưu trú khách càng lâu, chi tiêu của du khách du càng nhiều. Do đó, ngành du lịch Bến Tre cần phải đẩy mạnh việc xã hội hóa trong hoạt động du lịch tốt hơn nữa để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, tri thức và lao động trong và ngoài nước nhằm đưa ngành du lịch phát triển ngày càng tốt hơn.

5.2 Kiến nghị:

Nhằm ứng dụng kết quả của đề tài vào thực tế, đề tài đề xuất một số kiến nghị đối với các cấp quản lý như sau:

5.2.1 Đối với cấp quản lý vĩ mô:

- Nhà nước cần thực hiện định kỳ việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành du lịch từ thể chế, chính sách... để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế để tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh Bến Tre nói riêng và du lịch cả nước nói chung phát triển ngày càng tốt hơn.

- Tăng cường công tác quản lý trong việc xét duyệt, kiểm tra việc cấp và thực hiện giấy phép của các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các quy chế về du lịch, hạn chế những đối tượng kinh doanh kém hiệu quả, không trung thực, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm du lịch Bến Tre trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.

- Kiến nghị các Bộ ngành Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ văn hóa Thông tin và UBND tỉnh hàng năm đầu tư vốn để nâng cấp, bảo dưỡng các làng nghề đã được công nhận.

- Kiến nghị Chính Phủ và Tổng Cục Du Lịch thành lập quỹ phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre bằng một phần nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch, đóng góp của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài nước. Quỹ phát triển do Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch quản lý, sử dụng theo quy định của UBND tỉnh.

- Kiến nghị UBND tỉnh dành vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và các tuyến du lịch trọng điểm trong thời gian đầu để tác động tích cực đến việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào hoạt động du lịch của tỉnh Bến Tre.

- Tiến hành nhanh việc cổ phần hóa các khách sạn, nhà hàng thuộc doanh nghiệp nhà nước để tăng thêm nguồn vốn đầu tư và tăng hiệu quả kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết các quy hoạch chung và công bố rộng rãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư theo phương châm xã hội hóa sự phát triển của ngành du lịch. Bằng nhiều hình thức, chính sách thỏa đáng để huy động các thành phần kinh tế

tham gia đầu tư các điểm du lịch, theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.

5.2.2 Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh Bến Tre:

- Cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về du lịch thông qua việc triển khai khảo sát, điều tra để thực hiện có hiện quả việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và mang tính độc đáo, đột phá.

- Cần có sự liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học. Các chuyên gia về du lịch để tư vấn về phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất và mở những lớp đào tạo trong nước về du lịch hoặc liên kết một số trường đại học nước ngoài để gửi cán bộ có triển vọng đi đào tạo.

- Cần phải có sự quản lý thống nhất và xuyên suốt của ngành du lịch tỉnh với các địa phương để thực hiện mục tiêu chung của tỉnh về phát triển ngành du lịch.

- Đẩy mạnh triển khai xã hội hóa trong hoạt động du lịch một cách mạnh mẽ hơn để huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre một cách hiệu quả nhất.

- Khắc phục những hạn chế của ngành để chuẩn bị tốt cho những hoạt động phát triển tăng tốc của ngành du lịch tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. Nhằm đưa ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành mũi nhọn và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương ngày càng tốt hơn.

5.2.3 Đối với cấp quản lý và công ty lữ hành tại các làng nghề:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề góp phần định hướng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề; quy hoạch những làng nghề nào chỉ phục vụ sản xuất, những làng nghề nào phục vụ du lịch và những làng nghề nào vừa sản xuất vừa phát triển du lịch. Thiết kế các hình thức thu hút sự chú ý của khách du lịch, làm sao cho du khách vẫn còn lưu luyến khi rời khỏi làng nghề Bến Tre. Du lịch càng mới lạ, độc đáo càng có sức thu hút. Phát huy sức mạnh địa phương và sức mạnh tổng hợp toàn vùng. Tạo ấn tượng trong lòng du khách một vùng quê “xanh - sạch - đẹp - hiện đại – hấp dẫn”.

- Thành lập ban quản lý của từng địa phương và phân bố các cụm làng nghề hợp lý để quản lý hệ thống các làng nghề trên cả hai phương diện kinh tế và du lịch. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ vốn để giúp đỡ các hộ dân, đảm bảo quá trình hoạt động của họ được diễn ra một cách thuận lợi, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí