Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Du Lịch, Chú Trọng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù

3.3.1.1. Quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch

Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững. Không thể đầu tư xây dựng bất cứ khu du lịch nào nếu thiếu quy hoạch. Nhà nước cần quản lý chặc chẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch và chỉ cho phép đầu tư khi đã có quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong quá trình quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch cần có sự hợp tác chặc chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan, chính quyền và cộng đồng địa phương.

Đối với du lịch huyện Củ Chi, mặc dù đã có những quy hoạch cụ thể của Thành phố giai đoạn 2011 – 2015 nhưng việc triển khai quy hoạch còn chậm. Mộ số khu du lịch chưa có quy hoạch chi tiết. Điều này làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển hoạt động du lịch huyện Củ Chi. Thêm vào đó do không có quy hoạch nên một số khu vực như Bình Mỹ, Hòa Phú đã xảy ra tình trạng chồng lấn, xen kẽ giữa du lịch và các ngành công nghiệp, khai thác,…dẫn đến mất dần tài nguyên du lịch. Các thành phần kinh tế nhỏ, lẻ đầu tư tự phát phá vỡ cảnh quan môi trường, mất dần bản sắc văn hóa.

Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và quy hoạch cần Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Củ Chi đến năm 2020 cả nội dung và chiến lược cho phù hợp, cụ thể như sau:

+ Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của huyện, xác định lại hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế.

+ Sớm quy hoạch chi tiết khu du lịch trọng điểm Địa đạo Củ Chi, khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số, khu du lịch một thoáng Việt Nam (giai đoạn 2011 – 2015)

+ Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, lấy di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống làm trọng tâm; tìm ra những nét riêng có ở mỗi lĩnh vực thiên nhiên, di tích lễ hội chủ động tạo sự khác biệt. Trong quy hoạch phát triển sản phẩm cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng.

+ Quy hoạch phát triển du lịch phải tính tới mối liên hệ vùng với các tỉnh thành lân cận: Bình Dương, Tây Ninh và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

+ Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các nhà hàng, các

khu vui chơi giải trí về số lượng đảm bảo về sức chứa theo tính toán dự báo số du khách đến Củ Chi vào năm 2020; về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế và nội địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

+ Khi các quy hoạch đã được phê duyệt thì đi vào thiết kế, xây dựng một khu du lịch cụ thể phải theo đúng quy hoạch và coi trọng yếu tố văn hóa, bản sắc riêng của mỗi cộng đồng địa phương. Việc trùng tu, nâng cấp, bảo tồn và phát huy di tích, di sản cần có dự tính hướng đến là thu hút khách du lịch.

3.3.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 15

Chất lượng sản phẩm du lịch đang là điểm yếu và là vấn đề quan trọng mà du lịch Củ Chi cần quan tâm. Nguyên nhân khách quan do tài nguyên du lịch Củ Chi có tiềm năng ngoài khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được xem là quần thể di tích danh thắng có giá trị tầm quốc gia, còn các tài nguyên khác đều có những nét tương đồng với nhau đòi hỏi khai thác cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm tạo ra sự khác biệt để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Về mặt chủ quan, Củ Chi chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên. Do đó cần có những giải pháp cụ thể nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang nét đặc thù riêng của huyện Củ Chi để tăng tính hấp dẫn và năng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết. Để du lịch huyện ngày càng phát triển cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sau:

+ Du lịch văn hóa lịch sử với trọng điểm là quần thể di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.

+ Du lịch tìm hiểu văn hóa đời sống người dân Việt Nam ( khu du lịch Một thoáng Việt Nam, Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số)

+ Du lịch sinh thái trọng điểm ( Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ, vườn cây ăn trái Trung

An)


+ Du lịch vui chơi giải trí Công viên nước Củ Chi

+ Du lịch làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, đan lát Thái Mỹ, làm bánh tráng Phú

Hòa Đông.

+ Quy hoạch và xây dựng khu phố ẩm thực, làng ẩm thực tại một số tuyến đường quan trọng hoặc tại các làng văn hóa, làng nghề truyền thống nơi thường xuyên có khách du lịch đến thăm. Sản phẩm được dùng trong “ Phố ẩm thực” có thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm, các món ăn mang bản sắc của địa phương như: bánh tráng, thịt bò tơ, gà thả vườn, dế, bò cạp,… là các sản phẩm được nuôi trồng tại địa phương.

Bên các sản phẩm mang tính đặc thù, du lịch huyện Củ Chi cũng cần đầu tư các sản

phẩm du lịch mang tính hiện đại. Đó chính là cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật để phát triển các loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,…

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ giúp cho du lịch của huyện tăng thêm sức cạnh tranh

, tạo sự hấp dẫn cho du khách. Đồng thời còn tạo được súc hút lớn với các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch, giải quyết việc làm, góp phần phát triển du lịch bền vững cả về kinh tế - xã hội.

3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp liên ngành trong lĩnh vực du lịch

Để đảm bảo du lịch huyện Củ Chi phát triển bền vững, trong thời gian tới lãnh đạo và các ban ngành có liên quan cần nghiên cứu xây dựng một số chính sách cơ bản như sau:

+ Chính sách đầu tư: Thành phố cần có chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý, xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến các khu du lịch trọng điểm. Có chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, các khu vui chơi giải trí.

+ Chính sách tài chính:Cần có quỹ phát triển du lịch, ưu tiên hoặc miễn giảm không thu thuế trong khoảng thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, bảo vệ môi trường du lịch. Kiểm tra, điều chỉnh các loại phí, lệ phí các hình thức vé liên quan đến du lịch trong phạm vi của huyện để khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch. Đồng thời từ đó tạo ra sự thống nhất giá cả trong kinh doanh du lịch, tạo sự yên tâm cho du khách.

+ Chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch. Đặc biệt là cộng đồng người dân địa phương tích cực tham gia vào hoạt động du lịch phát huy tối đa giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục, góp phần giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch, làm thế nào để cả du khách và cộng đồng dân cư địa phương đều được hưởng thụ thành quả do du lịch mang lại.

+ Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Đây là một chính sách quan trọng thu hút khách đến với du lịch Củ Chi. Cần có những chính sách quảng bá, hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài. Tạo điều kiện học tập kinh nghiệm, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho hoạt động kinh tế của huyện Củ Chi, trong bối cảnh chung của cả nước là “ mở cửa – hội nhập và hợp tác quốc tế”.

Tóm lại du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và xã hội hóa cao. Đòi hỏi các cấp, ban ngành cần có những chủ trương và chính sách phát triển phù hợp, bắt kịp với xu thế đổi mới của thị trường. nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đồng thời phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến du lịch, nhất là trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch cũng như bảo vệ tôn tạo môi trường tự nhiên và xã hội. Để đảm bảo du lịch không chỉ phát triển mà còn phát triển một cách bền vững.

3.3.1.4. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

Không riêng gì du lịch, mà đối với bất kỳ ngành kinh tế nào muốn có được hiệu quả cao thì đầu tư phải thỏa đáng. Mức đầu tư càng cao, càng ổn định, thì tính bền vững càng được đảm bảo. Củ Chi là huyện có nguồn thu rất ít từ du lịch. Do đó, khả năng tích lũy dành cho du lịch cũng hạn chế. Tuy nhiên trong thời gian qua huyện cũng đã có những chính sách phát triển ít nhiều tác động đến sự phát triển của du lịch như:

+ Chính sách hợp lý cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, hệ thống bưu chính viễn thông, điện chiếu sáng, bãi đỗ xe, các tuyến giao thông công cộng. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông của huyện được đầu tư đáng kể.

+ Chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đầu tư.

3.3.1.5. Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch và mở rộng thị trường

Tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch của huyện bằng các chính sách quảng cáo, khuyến mãi. Giới thiệu các điểm du lịch trọng điểm như Địa đạo Củ Chi bằng các tập in với các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nhật, Hoa để giới thiệu cho du khách

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet đưa thông tin hình ảnh các khu du lịch lên mạng, tham gia quảng cáo trên một số báo, tạp chí. Gởi thông tin các điểm du lịch cho các công ty tổ chức du lịch.

Lắp đặt một số bảng panô giới thiệu du lịch huyện Củ Chi tại các trục giao lộ lớn đi qua huyện.

Tăng cường quảng cáo vào các dịp Lễ, Tết,…kèm theo các chính sách khuyến mãi. Chẳng hạn giảm giá 30% cho khách nội địa đi theo đoàn từ 50 người trở lên hay hay tặng quà lưu niệm cho du khách,…

3.3.1.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Con người là một trong nhân tố quan trọng cấu thành một sản phẩm du lịch hoàn hảo.

Vì vậy, công tác sắp xếp nhân sự để đảm bảo công tác phục vụ khách hàng được chu đáo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển du lịch của huyện. Cụ thể cần phải có một kế hoạch để bổ sung lực lượng và nâng cao chất lượng lao động huyện Củ Chi.

Việc đầu tiên cần thống kê số lượng nhân viên và tiến hành phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ các nhân viên đang tham gia công tác về du lịch trên địa bàn huyện.

Có những chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, các lao động trình độ tay nghề kỹ thuật cao từ bên ngoài địa phương những nơi có ngành du lịch phát triển.

Kết hợp với các trường đào tạo du lịch, các trung tâm nghề để tiến hành đạo tạo nâng cao tay nghề của các nhân viên hiện đang làm việc tại các khu du lịch . Đồng thời tích cực học tập kinh nghiệm, năng lực hoạt động du lịch với khu vực trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Tích cực trao đổi, rút kinh nghiệm sau những đợt phục vụ du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến từ những thị trường mới. Khuyến khích người lao động tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cũng như nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động một cách hiệu quả. Đội ngũ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ cao thì đội ngũ nhân viên mới được chỉ đạo tốt. Ngoài ra cần có những chính sách ưu đãi đối với các nhân viên có trình độ, năng lực.

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng là một nguồn lao động lớn và đầy tiềm năng nếu được đào tạo và khai thác có hiệu quả. Đối tượng này sẽ đem lại lợi ích lớn trong việc chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

3.3.2. Nhóm phát triển du lịch bền vững về tài nguyên và môi trường‌


Bảo tồn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch: để đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, xã hội môi trường, thẩm mỹ nhưng vẫn duy trì được bản sắc cũng như văn hóa dân tộc, đảm bảo được sự đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản với các giải pháp như:

+ Thực hiện chiến lược bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên di tích lịch sử, văn hóa.

+ Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả.

+ Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch tự nhiên thân thiện với môi trường như: du lịch sinh thái; du lịch văn hóa – lịch sử; du lịch kết hợp bảo tồn, nghiên cứu khoa học; du lịch làng quê.

+ Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ

môi trường, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, những dự án sử dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu,…

+ Tổ chức hoạt động thu gom chất thải rắn từ hoạt động du lịch. Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Quy chế và quy định bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch trong huyện.

+ Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động của du lịch. Các điểm du lịch cần tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ an toàn và sức khỏe cho du khách trong các dịch vụ vui chơi.

Thành lập mô hình các đội nhóm để hướng dẫn du khách có ý thức hơn trong việc bảo tồn và giữ gìn tài nguyên môi trường, đặc biệt là tại các khu di tích vào những mùa cao điểm.

3.3.3. Nhóm phát triển du lịch bền vững về xã hội‌


- Xã hội hóa phát triển du lịch

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải ở đâu vai trò của du lịch cũng được đánh giá đầy đủ đúng đắn và tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Do đó trong thời gian tới cần phải xã hội hóa du lịch một cách toàn diện và đúng đắn, tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức về ngành du lịch trong các cấp, các ngành. Động viên mọi thành phần kinh tế và cộng đồng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về phát triển du lịch bền vững

Cần nâng cao nhận thức của cư dân và du khách trong việc giữ gìn và bảo tồn tài nguyên – môi trường du lịch. Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khuyến khích du khách đóng góp kinh phí trong quá trình tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển các giá trị văn hóa. Kêu gọi sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện đầu tư cho việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững.

- Đẩy mạnh giáo dục, hướng dẫn du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

riêng

Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân, các làng nghề.

Cần phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cụ thể cho người dân ở đây cách đón tiếp, phục

vụ sao cho chuyến du lịch của du khách hoàn hảo, nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo sức hấp dẫn riêng biệt và bền vững của từng làng quê. Cần bảo tồn và phát triển sự độc đáo riêng của từng làng quê về di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, các di tích gắn với các vị anh hùng dân tộc,..Khuyến khích các làng nghề sản xuất các vật phẩm lưu niệm, mỹ nghệ thể hiện bản sắc riêng của địa phương. Đồng thời nâng cao mức sống cho người dân để họ có khả năng duy trì các ngành nghề truyền thống.

KẾT LUẬN‌


Trên cơ sở lý luận, đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi , đế tài đưa ra một số kết luận sau:

1. “ Vùng đất sáng ở miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng bằng. Chống xâm lăng từ Trương Định, Trương Quyền, máu dũng sĩ chảy tràn sông suối” – Củ Chi được biết đến là một vùng đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Với khu di tích Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử đầy tự hào của quân và dân Củ Chi. Nơi đây được xem là tài nguyên du lịch nhân văn hiếm có ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với đặc điểm thiên nhiên mang dáng dấp của vùng đồng bằng Nam Bộ, huyện Củ Chi có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đây là những tiềm năng lớn để Củ Chi phát triển du lịch.

2. Hoạt động du lịch huyện Củ Chi trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Mặc dù trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với huyện Củ Chi ngày một tăng. Nhưng so với lượng du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ du khách đến với Củ Chi còn rất thấp. Doanh thu từ du lịch cũng chưa khẳng định được sự đóng góp của ngành đối với nền kinh tế của huyện.

3. Thực trạng trên có thể được lý giải bởi các nguyên nhân sau: Huyện Củ Chi nằm ở vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được xem là trung tâm du lịch của cả nước với cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất cả nước. Du khách hầu như lưu trú chủ yếu ở trung tâm thành phố vì khoảng cách đi lại gần, sự phối hợp các tuyến điểm du lịch của huyện chưa được nhịp nhàng. Các sản phẩm du lịch mặc dù khá đa dạng nhưng chưa đặc sắc, chưa tạo được sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và chất lượng cao. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế.

4. Trước những thực tế trên, đòi hỏi ngành du lịch huyện Củ Chi cần tập trung đầu tư thu hút vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Có kế hoạch xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao, trên cơ sở lấy du lịch di tích lịch sử văn hóa và sinh thái làm cơ sở phát triển. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, đặc biệt là các cư dân địa phương. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phuc vụ du lịch.

Mục tiêu định hướng phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi đã được đề ra là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Có như vậy thì du lịch Củ Chi mới hy

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí