Định Hướngvà Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Củ Chi Theo Hướng Bền Vững‌

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG‌

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp‌


3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh‌


Mục tiêu tổng quát

Căn cứ theo quyết định của UBND Tp Hồ Chí Minh ( QĐ 06/2008?QĐ-UBND) về “Chương trình phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2010 và những năm kế tiếp” và “ Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015”với các mục tiêu đặt ra như sau:

- Phát triển du lịch gắn liền với phát triển thương mại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc làm cho “ Du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn” để đóng góp cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch thành phố gắn liền với việc xã hội hóa để người dân và các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động và xây dựng môi trường du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tăng cường hội nhập và chủ động phát triển quan hệ quốc tế.

- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, chọn lọc xây dựng một số sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có sức cạnh tranh. Nâng cấp và xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc tế.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để từng bước đưa du lịch thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực. nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục đẩy mạnh tốc dộ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh bình quân 12,5%/ năm.

- Tốc độ phát triển khách nội địa là 15% đến 20%/ năm.

- Nâng cao nguồn thu nhập du lịch, tăng khả năng đóng góp ngày càng nhiều của ngành du lịch vào ngân sách thành phố, với tốc độ là 28%/ năm.

- Phát triển tuyến du lịch đường sông nhằm tăng cường, liên kết, phối hợp với các địa phương lân cận và ngược lại.

- Tạo chuỗi các sự kiện bình và xét chọn với nhiều hình thức đa dạng nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, khách du lịch và của những người làm công tác phục vụ khách


95

du lịch về vấn đề chất lượng sản phẩm du lịch và các giá trị văn hóa đặc trưng của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua đó lựa chọn và biểu dương các dịch vụ hàng đầu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu, quảng bá rộng rãi với du khách trong và ngoài nước. Như chương trình

“ Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị”

- Thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch như:

+ Tổ chức các hoạt động xúc tiến ra nước ngoài tại thành phố

+ Tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch ra nước ngoài tại các thị trường

+ Tổ chức các hoạt động quảng bá phát triển du lịch nội địa

+ Thông tin tuyên truyền

- Thực hiện xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của thành phố

- Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư và phát triển hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc

tế.


3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế huyện Củ Chi‌


Cơ cấu kinh tế của huyện theo đồ án quy hoạch được phê duyệt năm 1998 là công nghiệp – nông nghiệp – thương mại – dịch vụ - du lịch. Nay điều chỉnh cơ cấu kinh tế huyện trong tương lai là công nghiệp – dịch vụ thương mại – nông nghiệp.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2010 – 2020 (đơn vị %)


Khu vực

Năm 2010

Năm 2020

Nông – lâm – thủy sản

8,05

5,0

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

80,94

80,8

Thương mại dịch vụ

11,01

14,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 13

(Nguồn : UBND huyện Củ Chi, Phòng thống kê)

Định hướng phát triển của huyện trong những năm tới là phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao giá trị sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Mục tiêu xây dựng huyện Củ Chi trở thành đô thị xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng đô thị sinh thái – bền vững.

- Chiến lược xây dựng mô hình dân cư của huyện Củ Chi theo các khu vực khác nhau:

+ Xây dựng khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, thị trấn huyện lỵ, khu vực Tân Quy, và các thị trấn thành những khu đô thị hiện đại, tạo động lực đô thị hóa làm thay đổi kinh tế và toàn cảnh dân cư của huyện.

+ Hình thành các thị tứ tại khu Trung tâm liên xã, trung tâm xã tạo tiền đề cho xây

dựng dân cư và các công trình phúc lợi cũng như công trình phục vụ sản xuất.

+ Xây dựng các khu dân cư nông thôn với mục tiêu ổn định cuộc sống của người dân, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản phẩm có chất lượng cao và gắn liền với nhu cầu nghỉ ngơi du lịch sinh thái – dân cư nhà vườn cho khu vực nội thành.

- Chiến lược phân khu chức năng khu đô thị Củ Chi theo hướng xác định rõ các khu vực ưu tiên phát triển, khu vực phát triển có kiểm soát và các khu vực dự trữ phát triển trong tương lai:

+ Khu vực đô thị hóa cao hài hòa với khu dân cư nông thôn. Lấy tiền đề phát triển bền vững và môi trường thân thiện cho nhu cầu cuộc sống của con người. Phân biệt rõ ranh giới giữa dân cư nông thôn và khu đô thị hóa. Khoanh vùng các khu vực dự kiến xây dựng tạo điều kiện tập trung xây dựng, khắc phục tình trạng xây dựng tràn lan, phân tán và không thuận lợi cho quản lý xây dựng và sử dụng hiệu quả hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị của huyện.

+ Xác định cụ thể các khu vực dự kiến dành cho những dự án có quy mô lớn của thành phố và các hành lang kỹ thuật dự kiến sẽ có trên địa bàn huyện Củ Chi: nhằm bảo đảm có đủ quỹ đất cho phát triển và sử dụng có hiệu quả trong đầu tư xây dựng.

+ Các khu và cụm công nghiệp tập trung với loại hình công nghiệp khác nhau: cơ khí, dược, điện, …

+ Các khu vực dành cho các dự án xây dựng công trình có quy mô lớn của thành phố: phim trường, khu vui chơi giải trí đa năng, viện trường…

+ Hành lang dự kiến cho đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, hành lang đường xe lửa Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh – Campuchia (đường sắt Xuyên Á), một số tuyến dự phòng để nối liền các khu chức năng chính trên địa bàn huyện.

- Chiến lược phát triển các vùng cảnh quan đặc trưng:

+ Từ đặc trưng của thảm thực vật và phương thức sản xuất nông nghiệp, quy hoạch một số vùng có cây đặc trưng (ví dụ như rừng tầm vông, rừng trúc, rừng các loại cây ăn quả địa phương, rừng nhiệt đới có nuôi thú chim để tham quan và rừng cây cao su) phục vụ cho nghỉ ngơi, tham quan, giải trí từ một số khu vực đất có năng suất nông nghiệp thấp, chậm phát triển. Qua đó hình thành khu vực có tiền đề đầu tư xây dựng, tạo động lực thay đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt tạo việc làm cho người dân Củ Chi.

+ Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp du lịch: làng nghề bánh tráng và tiểu thủ công nghiệp đan lát xuất khẩu tại xã Phú Hoà Đông và xã Thái Mỹ.

+ Khu vực sản xuất nông nghiệp – các khu rừng với quy mô diện tích và thảm thực vật khác nhau.

- Chiến lược phát triển dọc theo hành lang sông Sài Gòn:

Phát triển dọc theo hành lang sông Sài Gòn thành các khu du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử và các cụm dân cư mật độ thấp theo hướng nghỉ dưỡng. Tiến tới thực hiện mục tiêu này thông qua các giải pháp:

+ Điều chỉnh quy hoạch các khu vực dọc sông Sài Gòn thành 7 cụm phát triển du lịch sinh thái có quy mô khoảng 4.750 ha.

+ Chuyển hình thức cây trồng vật nuôi và làng nghề – cây cảnh thành các khu vực tập trung để có khả năng đầu tư hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho sản xuất, bảo đảm có sản phẩm với quy mô lớn và chất lượng cao.

+ Tập trung nghiên cứu khu vực địa đạo Bến Dược và các dự án có liên quan (dự án mô phỏng Hồ Biển Đông), xây dựng hệ thống các bảo tàng cách mạng, phát triển thành trung tâm du lịch kết hợp nâng cao các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng, góp phần xây dựng mục tiêu huyện xã hội chủ nghĩa.

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế Huyện Củ Chi‌


Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua (giai đoạn 2000-2005) tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện bình quân hàng năm tăng 17,96% cao hơn so với mức tăng bình quân của Thành phố. Năm 2005 tổng giá trị sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện đạt 4.320 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2004.

Cơ cấu kinh tế của huyện những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng Công nghiệp

– tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp – thương mại dịch vụ.

Khu vực công nghiệp là động lực tăng trưởng chính của huyện. Năm 2005, giá trị sản xuất của khu vực này đạt 3.216,301 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2004. Khu vực nông lâm thủy sản đạt 630,22 tỷ đồng, tăng 2,83% so với năm 2004 và khu vực thương mại dịch vụ đạt 473,03 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2004.

- Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp giai đoạn 2000 – 2005 phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,47%. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2005 của huyện là 3.216 tỷ đồng.

Hiện có 1.372 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý và 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thu hút trên 33.000 lao động. Với các khu cụm

công nghiệp được phân bố dọc theo Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 8.

Các làng tiểu thủ công nghiệp truyền thống như mây tre lá, bánh tráng xuất khẩu ngày càng phát triển.

- Nông lâm thủy sản

Sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2000 – 2005 phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,43%, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2005 đạt khoảng 630,22 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, chủ trương của Thành phố là đưa dần công nghiệp ở nội thành ra khu vực ngoại vi, huyện Củ Chi là khu vực được nhiều nhà doanh nghiệp lưu ý, đã và đang xây dựng hàng loạt cơ sở sản xuất công nghiệp. Vì thế đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp dần diện tích canh tác.

Đất nông lâm thủy sản hiện có 33.249,54 ha, chiếm 76,44% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 1.321,9 ha so với năm 1997. Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 32.737,06 ha gồm đất trồng lúa 25.160 ha với năng suất bình quân đạt 3,79tấn/ha; đất trồng cỏ 800 ha và đất trồng các loại cây khác như cây rau 3.200 ha, hoa kiểng 45 ha, cây công nghiệp 3.532 ha, …). Đất lâm nghiệp chiếm 104,2 ha chủ yếu ở khu bảo tồn, khu di tích lịch sử. Đất nuôi trồng thủy sản chiếm 408,28 ha, chủ yếu bố trí ở khu vực phía đông của huyện như làng nghề cá cảnh, cá sặc rằn ở ấp Phú Hòa, Bến Cỏ, Phú Hòa Đông.

Về thủy sản ở xã Phú Hòa Đông đang triển khai đầu tư nuôi thủy sản quy mô 100 ha.

- Thương mại – dịch vụ

Hiện có 8.310 cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành thương mại – dịch vụ là 27,13%.

Trên địa bàn huyện có 18 chợ chủ yếu là bán lẻ kinh doanh các mặt hàng tươi sống, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Các chợ phân bố tại 14 xã và thị trấn, trong đó có 12 chợ truyền thống hình thành và phát triển từ lâu đời. Đa số các chợ chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, một số chợ họp ở lòng đường gây cản trở giao thông.

Trên địa bàn huyện đang triển khai và phát triển loại siêu thị, trung tâm thương mại dịch vụ.

Về kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiện có 2.880 hộ, chủ yếu tập trung ở thị trấn Củ Chi và một số xã dọc quốc lộ 22.

Về dịch vụ du lịch có khu di tích đền Bến Dược, Bến Đình, Một thoáng Việt Nam, Công viên nước, khu du lịch sinh thái Nhuận Đức.

3.1.4. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Củ Chi‌


Qua các nội dung nghiên cứu ở chương 3 kết hợp với “ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “ Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 -2020”, đề tài đưa ra những quan điểm và mục tiêu cho việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của huyện Củ Chi theo các hướng sau.

3.1.4.1. Quan điểm phát triển

Với những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn, trong những năm qua du lịch huyện Củ Chi đã có những bước phát triển nhanh, ngành du lịch đã đi đúng hướng và có đóng góp nhiều mặt về kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường, an ninh trật tự…Tuy nhiên căn cứ vào tình hình phát triển du lịch của thế giới và khu vực trong thời gian tới, đặc biệt là tình hình phát triển du lịch của cả nước và cụ thể là của Thành phố Hồ Chí Minh, thì huyện Củ Chi cần phải xây dựng các chiến lược cụ thể nhằm phát triển lâu dài dựa trên những quan điểm như sau:

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định vai trò của ngành Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thu nhập du lịch từng bước phải đóng góp lớn vào GDP. Du lịch gia tăng nhanh trong xu hướng chung của kinh tế dịch vụ của huyện để khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế.

Phát huy tối đa các thế mạnh của ngành du lịch, hệ thống kinh doanh dịch vụ để khẳng định vai trò động lực của ngành du lịch. Phát triển du lịch tạo động lực phát triển các ngành liên quan như: nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, thương mại, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,…chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ hiện đại đồng thời đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Quan điểm chuyển từ phát triển về lượng theo chiều rộng sang tập trung phát triển về chất theo chiều sâu theo hướng hiện đại. Chất lượng hoạt động du lịch phải được coi trọng hàng đầu; tập trung đầu tư khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, có chất lượng và giá trị gia tăng cao, có thương hiệu nổi bật.

Phát triển mạnh các địa bàn trọng điểm du lịch, tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch có tầm cỡ, các điểm đến nổi bật để phát triển trở thành thương hiệu quốc gia và thương

hiệu vùng. Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Nhấn mạnh các yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các gíá trị văn hóa của huyện; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng lợi ích các bên, các vùng miền, tôn trọng văn hóa truyền thống, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến. Phát triển du lịch gắn với giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của dân địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của huyện đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế huyện Củ Chi và các yếu tố tự nhiên và văn hóa, thế mạnh đặc trưng của huyện; tăng cường liên kết để phát triển du lịch

Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Phát triển mạnh du lịch để tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các địa phương.

Mọi phương án phát triển du lịch cần có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

Phát triển du lịch trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, khai thác tối đa ưu thế của địa phương, đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi thành phần, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, phát huy tính năng động tự chủ của doanh nghiệp và vai trò kết nối của hiệp hội nghề nghiệp.

3.1.4.2. Mục tiêu phát triển

*Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, du lịch cơ bản đóng góp tích cực vào GDP của huyện, có tính chuyên nghiệp hơn, có hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Phấn đấu đến năm 2030, du lịch huyện Củ Chi được biết đến như một địa điểm dừng chân lý tưởng, không thể bỏ qua của du khách khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho người dân thành phố

vào những ngày nghỉ, những dịp cuối tuần.

* Mục tiêu cụ thể

- Về hoạt động ngành: phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch của huyện đạt được những bước tăng trưởng nhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngành như sau:

- Khách du lịch: thu hút khách trong nước và quốc tế bằng nhiều biện pháp thiết kế sản phẩm, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch huyện Củ Chi. Trong đó quan tâm đến thị hiếu và nhu cầu của khách nội địa nhiều hơn, chú trọng khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Theo báo cáo của phòng kinh doanh, kế hoạch tăng trưởng hàng năm của Địa đạo Củ Chi phấn đấu đạt 12% . Như vậy, tốc độ tăng trưởng đề ra là 12% mỗi năm, thì du lịch của huyện phấn đấu đến năm 2015 đón 2,2, triệu lượt khách. Trong đó 1,4 triệu lượt khách nội địa, 774,9 nghìn lượt khách quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi phải có sự phấn đấu của toàn thể lãnh đạo ngành cũng như đội ngũ lao động trong ngành du lịch phải không nghừng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng thêm các dịch vụ vui chới, giải trí để tăng thêm lượng khách du lịch đến với Củ Chi.

Thu nhập du lịch: Phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ hoạt động du lịch để tăng nguồn thu; kéo dài thời gian lưu trú của du khách; tăng doanh thu du lịch, đóng góp nhiều hơn cho GDP của huyện. Riêng khu vực địa đạo Củ Chi đã đề ra mục tiêu năm 2015 là 158,783 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 254,053 tỷ đồng.

Vốn đầu tư du lịch: Để đáp ứng yêu cầu phát triển, nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch huyện đòi hỏi ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó huyện đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây được xem là nền tảng đầu tiên cho việc phát triển du lịch của huyện.

Trong năm 2013, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi còn xây dựng thêm công trình làng chiến đấu ven sông. Với sự phối hợp của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đồng ý cho sử dụng gần 120 ha đất bên kia sông Sài Gòn, đoạn đối diện với Địa đạo để tái hiện lại quang cảnh và cuộc chiến đấu ven sông Sài Gòn, cũng như một số công trình phù hợp khác. Đây là khu tham quan gắn kết của tuyến tham quan hệ thống Địa đạo Củ Chi, để du khách hiểu rõ hơn nơi được gọi là khu “tam giác sắt”.

Lao động và việc làm:

Cần có những chiến lược đào tạo nguồn lao động cụ thể như:

Gửi một số cán bộ tham dự lớp đào tạo chuyên ngành về du lịch và nhân viên phục vụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023