Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Đường Sông.


sông. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu này đã góp thêm minh chứng nghiên cứu DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Cho đến nay, số lượng nghiên cứu về DLĐS ở TP. Đà Nẵng có rất ít các công trình tiếp cận hướng nghiên cứu này chỉ có một số công trình tiếp cận một vài khía cạnh của phát triển DLĐS, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ về loại hình này, cũng như đưa ra phương pháp đánh giá phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Từ tổng quan về lịch sử nghiên cứu phát triển DLĐS ở trên thế giới và Việt Nam, luận án khái quát lại một số nhận xét sau:

- Nghiên cứu về DLĐS ở trên thế giới đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Các công trình đã xây dựng được cơ sở về lý luận và thực tiễn về phát triển DLĐS, đó là những tài liệu có giá trị cao có khả năng áp dụng cho địa bàn nghiên cứu là TP. Đà Nẵng.

- Ở Việt Nam và TP. Đà Nẵng còn hạn chế số lượng các công trình, chưa có công trình nào nghiên cứu phát triển DLĐS dưới góc độ địa lí học ở một lãnh thổ cụ thể một cách đầy đủ hệ thống, nhưng những nghiên cứu trên đã gợi mở được những khía cạnh khác nhau có giá trị để tham chiếu và có thể vận dụng trong nghiên cứu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

- Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển DLĐS ở trên cho phép luận án kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu liên quan cho nghiên cứu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng nhằm khai thác có hiệu quả loại hình DL này.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DLĐS, xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển DLĐS vận dụng vào nghiên cứu ở TP. Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 4

- Đánh giá được tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

- Phân tích được thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010 -

2020.


- Đưa ra được những định hướng và đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ, luận án được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch đường sông.

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1. Một số khái niệm về du lịch

- Du lịch

Hoạt động DL là một nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Do đó, thuật ngữ DL đã sớm xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về DL dưới những góc độ khác nhau.

Theo I. Pirôgiơnic (1985), du lịch được hiểu “là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa” (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, et al., 2017).

Năm 1994, Liên minh quốc tế của các tổ chức Du lịch chính thức (The International Union of Official Travel Organization) sau này là Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - UNWTO) và Cục Thống kê Liên Hợp Quốc (The Commission for Statistics of the United Nations - UNSTAT) đã thống nhất định nghĩa chung về DL và đã được chấp nhận trên toàn cầu. Theo đó, “Du lịch các hoạt động của những người đi du lịch ở những nơi ngoài môi trường bình thường của họ ít hơn một năm cho bất kỳ mục đích chính (giải trí, kinh doanh hoặc mục đích cá nhân) khác với một cư dân cư trú tại quốc gia hoặc nơi đến thăm” (Candela and Fini, 2017).

Luật Du lịch Việt Nam (2017) giải thích “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (điều 3, trang 6).

Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng các định nghĩa đều phản ánh DL là hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, lưu trú, hưởng thụ của con người bên ngoài khu vực sinh sống trong thời gian rảnh rỗi nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng hoặc mục đích khác trong khoảng thời gian không quá 1 năm.


- Khách du lịch

Khách DL là đối tượng phục vụ của hoạt động DL. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (1968) định nghĩa “Khách du lịch là người đi đến một quốc gia khác với quốc gia cư trú, vì bất kỳ lý do nào khác ngoài công việc được trả lương” (Candela and Fini, 2017).

Theo Các khuyến nghị quốc tế về thống kê Du lịch năm 2008 (IRTS) được Ủy ban thống kê Liên Hợp Quốc (UNSC) sử dụng cho rằng, “Khách du lịch (visitor) là người tham gia chuyến đi đến địa điểm bên ngoài môi trường sống thường xuyên của họ, trong thời gian ít nhất 1 năm cho mục đích kinh doanh, nghỉ ngơi, hoặc mục đích cá nhân khác không bao gồm việc làm thêm để nhận thu nhập ở quốc gia đến thăm”. Khách DL được chia thành hai nhóm là khách DL quốc tế và khách nội địa. Khách DL quốc tế bao gồm khách DL quốc tế đến (là người nước ngoài đến một quốc gia khác để DL) và khách DL quốc tế đi (là công dân của một quốc gia đi ra nước ngoài). Khách DL nội địa là những người đi DL trong phạm vi lãnh thổ quốc gia họ đang sinh sống.

Ở Việt Nam, khách DL được định nghĩa trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Theo tác giả Trần Đức Thanh khách du lịch là “những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế” (Trần Đức Thanh, 2005).

Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã định nghĩa “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” (Điều 3, trang 6). Theo đó, khách DL được phân thành khách DL nội địa, khách DL quốc tế đến Việt Nam và khách DL ra nước ngoài. “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam; Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài” (Điều 10, trang 14).

Như vậy, khách DL có thể hiểu là người thực hiện các chuyến đi ra khỏi khu vực sinh sống thường xuyên không vì mục đích kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm.


- Tài nguyên du lịch

Trong khai thác DL tài nguyên DL là yếu tố quan trọng để hình thành các điểm, tuyến DL cũng như các vấn đề liên quan đến tổ chức lãnh thổ DL, xây dựng sản phẩm DL... Tài nguyên DL càng nhiều thì sức hấp dẫn DL càng phong phú. Hiện nay, có nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau về tài nguyên du lịch.

I.I. Pirojnik (1985) định nghĩa “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự, 2017).

Tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và các cộng sự (2017) nhận định “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả, bền vững”.

Tại Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam (2017) đưa ra khái niệm “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” (Chương V, điều 34). Luật Du lịch Việt Nam (2017) cũng đã phân loại tài nguyên DL theo hai nhóm là tài nguyên DL tự nhiên và tài nguyên DL văn hóa. Tài nguyên DL tự nhiên gồm cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác. Tài nguyên DL văn hóa bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian, các giá trị văn hóa khác cũng như các công trình lao động sáng tạo của con người cho mục đích du lịch.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tài nguyên DL nhưng đều thể hiện được đặc điểm của tài nguyên DL là giá trị hấp dẫn của tổng thể các thành phần của tự nhiên và văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác DL hiệu quả.

- Sản phẩm du lịch

Sản phẩm DL là thành phần quan trọng phục vụ khách DL, thể hiện mức độ hiệu quả trong khai thác DL. Tác giả Trần Đức Thanh (2005) trong giáo trình Nhập môn Du


lịch định nghĩa “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.

Luật Du lịch Việt Nam (2017) cũng định nghĩa “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.

Như vậy, sản phẩm DL là tập hợp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách DL dựa trên sự kết hợp của tài nguyên DL và các phương tiện. Sản phẩm DL rất đa dạng và được tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

- Loại hình du lịch

Theo tác giả Trần Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008): “Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm có những đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự hoặc được bán cho một nhóm khách hàng hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó”. Việc phân loại loại hình DL có nhiều cách khác nhau như:

+ Theo phạm vi lãnh thổ: DL nội địa và quốc tế.

+ Theo nhu cầu của khách DL: Tham quan, giải trí, thể thao không chuyên, khám phá, nghỉ dưỡng, tôn giáo, học tập nghiên cứu, thể thao kết hợp, công vụ, chữa bệnh, thăm thân.

+ Theo đặc điểm địa lý: Biển, sông, núi, đô thị, đồng quê.

+ Theo tài nguyên DL: DL tự nhiên, DL văn hóa.

+ Theo thời gian cuộc hành trình: Ngắn ngày và dài ngày.

+ Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: Xe đạp, ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, du thuyền.

+ Theo hình thức tổ chức: Tổ chức theo đoàn, theo cá nhân và gia đình.

Trong những năm gần đây, có một số hình thức DL mới là: DL sinh thái, DL cộng đồng, DL kết hợp hội nghị, hội thảo, triễn lãm, tổ chức sự kiện, du lịch đường sông, DL khen thưởng MICE, …

- Điểm du lịch

Điểm DL là cấp phân vị thấp nhất có vai trò quan trọng trong phát triển DL. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (2004) “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên


du lịch hấp dẫn trong một không gian nhất định được quy hoạch để cung cấp một số dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn và tìm hiểu của khách du lịch”.

Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự điểm DL “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng phục vụ DL hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Điểm du lịch có thể chia thành hai loại: điểm thực tế và điểm tiềm năng” (Nguyễn Minh Tuê, Vũ Đình Hòa và cộng sự, 2017).

Tại Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam (2017), “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác, phục vụ khách du lịch”.

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu về điểm DL của Tổ chức Du lịch Thế giới có sự phân biệt giữa điểm đến DL và điểm tham quan. “Điểm đến du lịch (Tourism destination) là không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng trên thị trường”; Điểm tham quan (Tourist attraction) “là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó, hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về vui chơi giải trí hoặc mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ” (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và các cộng sự, 2017).

- Tuyến du lịch

Tuyến DL là phần quan trọng trong phát triển DL, có nhiều quan điểm khác nhau về tuyến DL. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2004) “Tuyến du lịch là lộ trình nối các khu, điểm du lịch với nhau và nối các thị trường du lịch, các điểm được coi là nơi xuất phát điểm của khách du lịch quốc tế vào du lịch với các khu điểm du lịch”.

Theo Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và các cộng sự (2017) “Tuyến DL là lộ trình liên kết các điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông”.

Luật Du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” (khoản 9, điều 4).

Như vậy có thể xem tuyến DL như là mạch máu kết nối các điểm DL gắn với mạng lưới giao thông, là cơ sở quan trọng để xây dựng các tour du lịch.


1.1.1.2. Một số khái niệm về du lịch đường sông

- Khái niệm du lịch đường sông

Khái niệm DLĐS trong tiếng Anh là river tourism hay tourism based on river hoặc river oriented – tourism, ở mỗi góc độ tiếp cận, các công trình nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa khác nhau về DLĐS như sau:

Tác giả E. Inskeep (2012) cho rằng “Du lịch đường sông là việc đi lại bằng thuyền, chèo thuyền trên các dòng sông, kênh đào và du thuyền”. Theo đó DLĐS được tiếp cận ở khía cạnh là một phần của DL đường thủy và hoạt động giải trí đường sông chỉ đơn thuần là việc đi lại trên sông như chèo thuyền và du thuyền để ngắm cảnh.

Bosníc. I (2012) định nghĩa “Du lịch đường sông là các hoạt động du lịch trên các con sông và khu vực dọc bờ sông, các hoạt động riêng hoặc thuyền khác cho sự giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao trong khi các tàu nhổ neo hay đi lại trên sông”.

Trong khi đó Prideaux & Cooper (2009) trong nghiên cứu Du lịch đường sông (River Tourism) đã định nghĩa: “Hoạt động du lịch theo đường sông (River oriented - tourism) là loại hình du lịch dựa trên dòng chảy (đường thủy) cũng như các cơ hội du lịch được đưa đến bởi cảnh quan xung quanh bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo”.

Trong nghiên cứu luận án kế thừa theo quan điểm DLĐS của tác giả Van Balen và công sự (2014): “Du lịch đường sông là loại hình du lịch gắn liền với sự di chuyển trên sông, kết hợp với khai thác tài nguyên hoặc khai thác giá trị tài nguyên vùng phụ cận dọc hai bên bờ sông nhằm thỏa mãn cho nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng và thể thao”.

Các định nghĩa trên đã đưa ra những cách tiếp cận khác nhau về DLĐS nhưng nội dung đều phản ánh DLĐS là hoạt động DL gắn liền với sự di chuyển trên sông, kết hợp với khai thác tài nguyên và các giá trị vùng phụ cận dọc hai bên bờ sông phục vụ cho sự giải trí, nghỉ dưỡng và thể thao.

- Tài nguyên du lịch đường sông

Du lịch đường sông kết hợp nhiều nguồn lực khác nhau từ nguồn nước, cảnh quan thiên nhiên cho tới các giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương hay thậm chí là những hoạt động nghệ thuật hiện đại (Rahman et al., 2020), do đó tài nguyên DLĐS cũng được hiểu là tài nguyên DL tự nhiên và văn hóa ở cả trên sông và vùng phụ cận sông có khả năng khai thác để hình thành sản phẩm du lịch đường sông.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2024