Công Trình Nghiên Cứu Về Tài Nguyên Du Lịch Đường Sông


để tiến hành phân tích.

Trong nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở tuyến sông Hàn, TP. Đà Nẵng trên cơ sở kế thừa yếu tố của mô hình SERVPERF, phát triển từ các mô hình nghiên cứu liên quan trước đó (Cronin & Taylor, 1992, Chaudhary & Aggarwal, 2012, Attallah, 2015, Huỳnh, 2021, Sơn & Tin, 2021, Carvalho & Medeiros, Baker et al., 2010) và thực tiễn phát triển DLĐS tại Đà Nẵng, luận án đề xuất 5 nhóm yếu tố gồm: Phương tiện hữu hình (biến PTHH1 - PTHH6); Độ tin cậy (biến DTC1 - DTC6); Năng lực đáp ứng (biến SDU1 - SDU4); Độ an toàn (biến DAT1 - DAT6); Độ hấp dẫn (biến DHD1 - DHD4) (phụ lục 2).

Bước 2: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA

Cronbach Alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là sử dụng được. Các biến quan sát của các thang đo đáp ứng yêu cầu được giữ cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích EFA được tiến hành cho các biến quan sát thông qua kết quả rút trích được của nhân tố tại Eigenvalue (>1), tổng phương sai trích (> 50%); hệ số KMO (> 0,5); ý nghĩa thống kê của kiểm định Bartlett (Sig. < 0,05). Các thang đo được đảm bảo để tiến hành các phân tích kế tiếp và đủ điều kiện thực hiện Phân tích hồi quy đa biến.

Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố tới sự hài lòng của khách DL với DLĐS trên sông Hàn.

5.2.6. Phương chuyên gia

Đây là phương pháp sử dụng để đánh giá các nội dung thiên về định tính, kiểm nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học. Trong nghiên cứu luận án sẽ thực hiện tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh DL liên quan đến việc phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng (phụ lục 3). Các ý kiến, quan điểm thu thập được từ chuyên gia có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ trong việc giải quyết các nội dung của luận án và xây dựng những định hướng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.


5.2.7. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 3

Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu luận án. Bản đồ được xem như công cụ để xác định, đánh giá về mặt không gian và mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí có ảnh hưởng đến phát triển DLĐS, các bản đồ được tác giả kế thừa để thu thập thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu được tác giả biên tập và xây dựng thành các bản đồ chuyên đề cho luận án.

- Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2020.

- Bản đồ sông hồ thành phố Đà Nẵng.

- Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.

- Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch ven sông ở thành phố Đà Nẵng.

- Bản đồ đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.

- Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng năm 2010

- 2020.

5.2.8. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình phân tích SWOT được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá tổng quan những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược phát triển DLĐS (SO: Điểm mạnh - Cơ hội; ST: Điểm mạnh - Thách thức; WO: Điểm yếu - Cơ hội; WT: Điểm yếu - Thách thức) gắn với việc giải quyết những lợi thế và các vấn đề còn tồn tại trong khai thác DLĐS hiện nay ở TP. Đà Nẵng.

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu

6.1. Trên thế giới

6.1.1. Công trình nghiên cứu về tài nguyên du lịch đường sông

Trong phát triển DLĐS không phải bất kỳ con sông nào cũng có khả năng khai thác DL. Do đó, cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá tài nguyên để xem xét khả năng phát triển DLĐS, nội dung này đã nhận được sự quan tâm của một số công trình nghiên


cứu. Cho đến nay, đã có các nghiên cứu đánh giá về tiềm năng tài nguyên DLĐS của Leopold & Marchand (1968), Chubb & Bauman (1976), Kenneth., Hughey., & Mary, (2010) và Nuruddin & Ali (2013). Những nghiên cứu này dựa trên các bộ tiêu chí để đánh giá định lượng phát triển DLĐS cho mỗi con sông.

Công trình Về bản kiểm kê định lượng của cảnh quan, nghiên cứu nguồn nước - On the Quantitative Inventory of the Riverscape, Water Resources Research (Leopold and Marchand, 1968) đã đánh giá giá trị của con sông, trong đó có phục vụ cho mục đích phát triển DL, giải trí. Tương tự, trong công trình So sánh định lượng của một vài yếu tố thẩm mỹ dọc các con sông - Quantitative comparison of some aesthetic factors among rivers (Leopold, 1969) cũng đánh giá sông cho mục đích cảnh quan, giải trí và giá trị danh thắng theo các tiêu chí về đặc điểm vật lý và hóa học, sinh học của con sông và sự quan tâm và sử dụng của con người. Các biến của những tiêu chí này chỉ đánh giá dựa trên đặc điểm tự nhiên của con sông do đó, chưa đánh giá được giá trị của các yếu tố về văn hóa, xã hội dọc hai bên bờ sông cho hoạt động DLĐS. Đánh giá được chấm theo thang điểm 5 với giá trị của các biến đều có hệ số như nhau nên vẫn chưa xác định được vai trò ảnh hưởng khác nhau của từng biến trong phát triển du lịch đường sông.

Trên cơ sở nghiên cứu của Leopold và Marchand, nhóm tác giả Chubb và Bauman đã phát triển thành Bản kiểm kê sông ngòi và đánh giá biến cho sự phù hợp với giải trí (RIVERS) – River Inventory and Variable Evaluation for Recreation Suitability (Chubb and Bauman, 1976) được xây dựng 6 nhóm tiêu chí là: đặc điểm vật lý cơ bản, vật lý đặc biệt, sinh học, chất lượng nguồn nước, vấn đề sử dụng đất và đặc điểm sinh học và thẩm mỹ của sông nhằm đánh giá sông cho hoạt động DL, giải trí. Tiêu chí đánh giá liên quan đến một loạt các biến tự nhiên và văn hóa được áp dụng cho các loại sông từ vùng sâu, vùng xa đến đô thị hóa cao. Nghiên cứu thực hiện cho hoạt động DLĐS được xác định: Chèo thuyền ở khu vực hoang dã; chèo thuyền nói chung, thuyền buồm nhỏ; xuồng máy/thuyền điện; lướt ván, bơi lội; câu cá bờ sông; câu cá ở trên thuyền; nghiên cứu tự nhiên; săn bắn; cắm trại dọc đường; cắm trại bằng xe; picnic. Các biến sử dụng đều có trọng số như nhau và được tính theo phương pháp thang điểm tổng hợp với 5 mức độ. Tất cả hoạt động DL đều được đánh giá với hệ số đánh giá như nhau, tuy nhiên, một số trường hợp tùy thuộc về tính chất các biến để có sự quy đổi khi đánh giá


(hệ số đánh giá), do đó cũng tạo sự bất lợi, khó khăn khi xác định tầm quan trọng của mỗi biến cho từng hoạt động DLĐS.

Trong các đánh giá sông ngòi ở New Zealand, công trình Hệ thống đánh giá các giá trị sông ngòi: Tập 1: Tổng quan về phương pháp, các hướng dẫn cho sử dụng và ứng dụng đối với các giá trị giải trí – The River Values Assessment System: Volume 1: Overview of the Method, Guidelines for Use and Application to Recreational Values (Kenneth., Hughey., and Mary, 2010) đã xây dựng hệ thống quy trình đánh giá trị sông cho hoạt động DLĐS theo các tiêu chí khác nhau với số lượng được yêu cầu dưới 10 biến cho đánh giá. Công trình Tổ chức du lịch tự nhiên sử dụng đánh giá tài nguyên và giải trí dựa trên sông cho Sungai Dinding, Perak, Malaysia - Nature tourism planning using river-based resources and recreational assessment for Sungai Dinding, Perak, Malaysi (Nuruddin and Ali, 2013) đã vận dụng phương pháp RIVERS để đánh giá sông ngòi cho 3 hoạt động DLĐS là nghiên cứu tự nhiên, chèo thuyền kayak và câu cá với trên sông Sungai Dinding của Malaysia. Kết quả đánh giá làm cơ sở để xây dựng định hướng và giải pháp khai thác DLĐS đối với sông Sungai Dinding, Manjung, Perak của Malaysia.

6.1.2. Công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch đường sông

Du lịch đường sông đã sớm được khai thác ở nhiều quốc gia trên thế giới cho nên, hướng nghiên cứu này cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với những góc độ tiếp cận khác nhau. Công trình River Tourism (Du lịch đường sông) của hai tác giả Prideaux và Cooper (2009) là tập hợp của nhiều nghiên cứu khác nhau về DLĐS trên thế giới, nội dung bao gồm những vấn đề lý luận chung, thực tiễn về phát triển DLĐS ở trên thế giới. Đối với vấn đề lý luận, nghiên cứu đã đưa ra khái niệm DLĐS, xác định loại hình DL này bao gồm những hoạt động DL diễn ra trên sông và những hoạt động ở vùng phụ cận sông, chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội; phân tích hoạt động DLĐS ở các khía cạnh vật lý, sinh thái và con người hay tài nguyên nước bền vững và an ninh nguồn nước. Ở nội dung nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLĐS, các tác giả cũng đã phân tích những tiềm năng, thực trạng khai thác DLĐS tại các con sông như: sông Colorado, sông Mississippi, sông Nile, sông Mekong, sông Dương Tử, sông Darling, sông Murray và các sông ở châu Âu. Đối với mỗi con sông, việc khai thác DL mang những đặc điểm rất khác nhau, phù hợp với những đặc tính tự nhiên, cảnh quan và văn hóa bản địa ở những khu vực sông chảy qua.


Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã đề cập việc liên kết vùng dọc con sông trong khai thác DL, đặc biệt sông ngòi ở châu Âu với các tuyến DL dọc sông Đa Nuýp nối Passau (Đức)

- Vienna (Áo) - Bratislava (Slovakia) - Budapest (Hungary) - Beograd (Serbia) - Bucharest (Romania) - Chisinau (Moldova) - Kiev (Ucraine); tuyến DL dọc sông Elbe thăm một chuỗi các lâu đài, cung điện ở Đức và Czech; tuyến DL dọc sông Rhine từ Basel (Thụy Sĩ) - Strasbourg (Pháp) - Koblenz - Köln (Đức) - Amsterdam (Hà Lan). Như vậy, với việc tập hợp nhiều nghiên cứu theo những hướng khác nhau về DLĐS, công trình River Tourism được xem là một trong những nghiên cứu tiêu biểu về DLĐS trên thế giới.

Công trình River Tourism in Eastern Croatia: Perspectives for Development (Du lịch đường sông ở phía Đông Croatia: Định hướng phát triển) của tác giả Bosnic (2012) phân tích khả năng, định hướng phát triển DLĐS ở phía Đông Croatia trên sông Sava, sông Drava và sông Danube phục vụ các hoạt động như du thuyền, chèo thuyền, câu cá kết hợp với điểm DL ven sông. Trên mỗi con sông, tác giả phân tích những đặc điểm thuận lợi, khó khăn và đánh giá những phân đoạn sông phù hợp với hoạt động DL. Đồng thời, công trình cũng chú trọng nghiên cứu khả năng liên kết phát triển DLĐS với các nước ở Nam Âu.

Trong chuyên khảo River tourism development: The cause of the port of Brussel (Phát triển du lịch đường sông: Trường hợp cảng Brussels, Mitchell, V.B, Mitchell, D., & Elvira, H., 2014) trên sông Scheldt nối liền giữa Bỉ và Hà Lan, nhóm tác giả đã nghiên cứu phát triển DLĐS cho hai hoạt động là DL trên sông với chuyến đi kéo dài tới các điểm đến ven sông và DL sự kiện sông nước. Nghiên cứu đã đề xuất phương pháp lập kế hoạch, kịch bản để kiểm tra một cách có hệ thống các trường hợp kinh doanh nhằm đầu tư CSHT DLĐS theo 5 bước: Xác định số lượng khách hằng năm; Xác định yếu tố tăng trưởng; Lập kế hoạch; Đánh giá chi tiêu của khách; Chuyển đổi chi phí thành giá trị gia tăng, tác động tài chính việc làm. Nghiên cứu này được coi như là công cụ thử nghiệm để đưa ra quyết định cho việc đầu tư phát triển DLĐS với hoạt động DL trên sông và sự kiện sông nước.

Ấn phẩm Mekong River - based Tourism Product Development (Phát triển sản phẩm du lịch của sông Mê Kông, Wold Tourism Organization, 2016) đã nghiên cứu về sản phẩm DL dọc theo sông Mê Kông. Trong nghiên cứu đã phân tích những vấn đề lý


luận về DLĐS cũng như đặc điểm hiện trạng về sản phẩm DL, tình hình khai thác, cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) phục vụ phát triển DL. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích những mặt thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu khi khai thác DL sông Mê Kông và đưa ra định hướng, chiến lược khai thác loại hình DL này. Nghiên cứu chú trọng vấn đề liên kết khai thác DLĐS của các nước dọc theo sông Mê Kông với những nét khác biệt về cảnh quan, tự nhiên, văn hóa, ẩm thực, sinh hoạt để tạo nên sự phong phú, lôi cuốn khách du lịch.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về DLĐS ở trên thế giới đã xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra khái niệm, phân tích được vai trò, nhân tố ảnh hưởng, sản phẩm của DLĐS cũng như hiện trạng phát triển và những triển vọng cho hoạt động DLĐS ở nhiều khu vực, quốc gia ở trên thế giới. Các công trình nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn phát triển DLĐS. Đây là căn cứ cho việc kế thừa và chọn lọc cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp, phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.

6.2. Ở Việt Nam

6.2.1. Công trình nghiên cứu về du lịch đường sông ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu về DLĐS hiện còn khá mới mẻ và có ít công trình. Tuy nhiên, chủ đề này bước đầu cũng đã nhận được sự quan tâm của một số nhà khoa học dưới các góc độ tiếp cận khác nhau.

Trong nghiên cứu Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh của Châu Văn Bình (2015), tác giả đã đi sâu vào một số vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển sản phẩm DLĐS, đánh giá về thực trạng phát triển, đề xuất giải pháp khai thác và phát triển sản phẩm DLĐS ở TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù là công trình nghiên cứu về sản phẩm của DLĐS, nhưng đề tài chỉ tập trung vào hoạt động du thuyền trên sông, do đó chỉ nghiên cứu được một phần của DLĐS ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy vậy, công trình đã bước đầu tiếp cận hướng nghiên cứu này ở Việt Nam.

Hai tác giả Dương Thị Hữu Hiền và Nguyễn Trung Hiệp (2015) đã nghiên cứu DLĐS ở khía cạnh hoạt động DL từ sự kiện bên sông với nội dung Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông từ các sự kiện du lịch (bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc áp dụng cho du lịch đường sông tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Công trình đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về DLĐS và sự kiện DL, thực trạng khai thác DLĐS từ các sự


kiện DL của Hàn Quốc. Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc, nhóm tác giả vận dụng cho việc khai thác DLĐS trên sông Đồng Nai, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đưa ra đề xuất định hướng và giải pháp thực hiện.

Ở khía cạnh đánh giá tính hiệu quả của hoạt động DLĐS, công trình Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn - sông nước” tỉnh Tiền Giang của tác giả Đặng Văn Hưng (2013) đã khảo sát thái độ và sự trải nghiệm của du khách đối với hoạt động DLĐS làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng, giải pháp khai thác miệt vườn - sông nước ở tỉnh Tiền Giang phục vụ phát triển DL. Nghiên cứu này là một trong số ít công trình thực hiện nghiên cứu định lượng về DLĐS ở Việt Nam được tiếp cận từ phía khách DL, từ đó đánh giá tính hiệu quả của hoạt động DLĐS. Đây được xem là một cơ sở cho nghiên cứu đánh giá định lượng về hoạt động DLĐS tại Việt Nam từ phía của khách du lịch.

Tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2019) đã nghiên cứu về Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Công trình đã tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ DL, phân tích sự hình thành và phát triển của chợ nổi cũng đánh giá khả năng và hiện trạng khai thác chợ nổi phục vụ DL ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để đánh giá khả năng khai thác chợ nổi phục vụ DL, nghiên cứu đã xây dựng 5 tiêu chí đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp là: Vị trí và khả năng tiếp cận, sức hấp dẫn của tài nguyên, CSHT phục vụ DL, sự kết hợp khai thác DL, chính sách phát triển DL. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở một sản phẩm DLĐS là DL chợ nổi. Mặc dù chưa phải là công trình nghiên cứu đầy đủ về phát triển DLĐS nhưng tác giả đã nghiên cứu đầy đủ về một sản phẩm DLĐS, đó là cơ sở cho luận án kế thừa và phát triển nghiên cứu.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về DLĐS tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chỉ là những khởi thảo ban đầu mang tính chất tiếp cận vào một số sản phẩm DLĐS và chưa có công trình nghiên cứu đánh giá nào về phát triển DLĐS ở Việt Nam đầy đủ, có hệ thống, khoa học.

6.2.2. Công trình nghiên cứu về du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu về DLĐS ở TP. Đà Nẵng cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, mặc dù còn hạn chế về số lượng, nhưng đã có một vài công trình tiếp cận về chủ đề này. Công trình Quy hoạch tổng thể khu vực ven sông Hàn Đà Nẵng (2015) của


Công ty Jina Architects (Hàn Quốc) thực hiện đã nghiên cứu quy hoạch tổng thể chi tiết dọc theo bờ sông Hàn nhằm phối tạo cảnh quan, xây dựng CSHT và CSVCKT như các bến tàu để khai thác hoạt động du thuyền trên sông Hàn. Dự án được coi như là điểm nhấn, yếu tố có thể thúc đẩy phát triển DL ở TP. Đà Nẵng.

Ở công trình Xu hướng phát triển du lịch sông nước, cơ hội phát triển du lịch trên sông Cổ Cò (Nguyễn Thị Hồng Diệu và Vũ Diệu Ngân, 2014) đã bước đầu nhận diện xu hướng của thế giới trong phát triển DLĐS. Thông qua xu hướng, kinh nghiệm phát triển DLĐS nhóm tác giả đã xác định các nhân tố hình thành nên tuyến DLĐS (điều kiện tự nhiên, sự kết nối các hoạt động trên sông và trên đất liền, nhân lực DL, CSVCKT và sự đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp), từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra các giá trị DLĐS trên sông Cổ Cò nhất là việc khai thác cảnh quan dọc sông kết hợp với tham quan các điểm DL ven sông, đặc biệt tiềm năng to lớn trong việc liên kết với TP. Hội An - Quảng Nam trong khai thác tuyến sông này. Từ cơ sở đó, nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị và đề xuất giải pháp phát triển DLĐS trên sông Cổ Cò. Đó là cơ sở cho luận án kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu của mình.

Tác giả Đinh Thị Trang trong công trình Sông Cu Đê - Tiềm năng phát triển du lịch (Đinh Thị Trang, 2016) cũng bước đầu nhận diện khả năng phát triển DLĐS của sông Cu Đê của TP. Đà Nẵng. Nghiên cứu đã đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn, tiềm năng về phát triển DLĐS trên sông Cu Đê và để khai thác có hiệu quả DLĐS tại đây, tác giả cũng đã xây dựng một số giải pháp phát triển du lịch.

Bên cạnh các nghiên cứu về khả năng phát triển DLĐS của sông ngòi ở TP. Đà Nẵng, công trình Đo lường chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn - Đà Nẵng bằng mô hình SERVQUAL (Nguyễn Hồng Vương và Lê Thái Phượng, 2017) đã nghiên cứu định lượng để đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của hoạt động du thuyền trên sông Hàn bằng mô hình SERVQUAL (mô hình đo lường chất lượng dịch vụ) với thang đo Likert 5 cấp độ và 39 biến quan sát. Nghiên cứu đã đánh giá được mức độ kỳ vọng và hài lòng của khách DL đối với hoạt động du thuyền trên sông Hàn. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra các biện pháp cải thiện và khai thác tốt hơn hoạt động DL này. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được thực hiện đánh giá ở khía cạnh khách DL cho sản phẩm du thuyền do đó, chưa làm rõ được các thực trạng, tiềm năng phát triển DLĐS của con

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 29/09/2024