Những Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam:


Trong Khu bảo tồn, các chương trình đ+ được đưa vào với mục tiêu giảm bớt sức ép đối với nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và làm cho du lịch có trách nhiệm hơn. Các vườn ươm đ+ được xây dựng nhằm cung cấp cây giống cho cộng đồng và các chương trình trồng rừng. Để giải quyết vấn đề củi đốt, các kho chứa dầu hoả, khí hoá lỏng và các máy phát điện thuỷ lực loại nhỏ được xây dựng dưới sự quản lý của cộng đồng. Tại những khu vực thường xuyên có khách tham quan, các chương trình chăn nuôi, lâm nghiệp, nông nghiệp được triển khai nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời cung cấp lương thực thực phẩm cho khách du lịch. Ngoài ra, các chương trình giáo dục du khách cũng như người dân bản địa và công tác thông tin được ưu tiên triển khai thực hiện. Hoạt động chủ yếu ở ACAP là xây dựng năng lực địa phương, rồi cuối cùng chính người dân địa phương là người quyết định cuộc sống của mình. Họ là những nhân tố hoạt động chính và họ là những người hưởng lợi chính. Cộng

đồng dân cư địa phương được tổ chức đào tạo và giao trách nhiệm để bảo vệ chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn riêng có của mình; là nhân tố chính thu hút du khách cũng là cơ sở nền tảng cho nguồn sinh nhai bền vững.

Thành công của Dự án Bảo tồn khu vực Annapurna đ+ khuyến khích nhiều dự án khách ở Nê Pan làm theo mô hình du lịch sinh thái của ACAP. Trong tất cả các dự án này, các nỗ lực của du lịch sinh thái đều hướng đến việc làm cho du lịch có trách nhiệm hơn, lợi ích hơn cho x+ hội và môi trường cũng như có lợi về mặt kinh tế và có thể quản lý được ở cấp cộng đồng. Các bài học được rút ra từ những kinh nghiệm về du lịch sinh thái ở Nê Pan đó là: Hoạch định trước và quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch; sự tham gia của người dân và khả năng có được sự bền vững; xúc tiến mối quan hệ liên ngành nhằm phân chia rộng r+i hơn các lợi ích du lịch; tiếp thị sản phẩm nhằm đầu tư


bền vững; giáo dục và vấn đề nhạy bén trong sự tôn trọng song phương giữa du khách và người dân địa phương.

- Du lịch Thenmala - Kerala, Ên Độ: Mục tiêu của việc phát triển du lịch ở Thenmala là: Phát triển Thenmala và vùng lân cận thành điểm đến du lịch hấp dẫn; Xúc tiến du lịch sinh thái trên cơ sở các nguyên tắc bền vững; Xây dựng các điểm đến du lịch theo đúng quy hoạch, trong đó nhấn mạnh việc phát triển du lịch bền vững, làm mẫu hình cho các chương trình phát triển du lịch khác.

Để đạt được các mục tiêu trên, ba nhóm sản phẩm du lịch đ+ được đầu tư phát triển là: Du lịch thân thiện với môi trường, Du lịch sinh thái và Du lịch hành hương. Du lịch thân thiện với môi trường được phát triển ở ngoại vi Khu Bảo tồn hoang d+ Shenduruney với mục đích giảm áp lực lên Khu Bảo tồn. Trong khu bảo tồn chỉ dành cho những khách du lịch sinh thái thực sự. Những du khách khác có thể trải nghiệm các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như: các lối mòn tự nhiên nhỏ, xe đạp địa hình hay lối đi bộ trên cao nhìn xuống. Nhằm giảm thiểu tác động lên hệ thống sinh thái rừng trong Khu Bảo tồn, một số phương tiện được cung cấp ở Thenmala như: Du thuyền trên Hồ, các lối đi bộ, khán đài vòng, đài phun nước có nhạc, xe đạp địa hình...Du lịch sinh thái được quy hoạch phát triển trong khu rừng xung quanh. Trung tâm Giáo dục môi trường được thành lập. Khu Bảo tồn hoang d+ Shenduruney có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái và ngoài ra, một loạt các

điểm du lịch vệ tinh trong vòng bán kính 50km cũng đ+ có Trung tâm Du lịch sinh thái. Du lịch hành hương thân thiện với môi trường cũng được phát triển. Tuyến du lịch hành hương nối Thenmala với ba điểm linh thiêng nằm trong Vùng rừng linh thiêng nổi tiếng Sabarimala (nơi có khoảng 10 triệu lượt du khách viếng thăm trong vòng 2 tháng).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Tổ chức Xúc tiến Du lịch sinh thái đ+ phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý rừng, Phòng Thuỷ lợi và Phòng Du lịch triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Về cơ sở lưu trú, cận chuyển khách trong khu vực được khối tư nhân đảm nhận. Quy hoạch về xây dựng được quản lý chặt chẽ. Không có xây dựng tạm bợ trong các khu rừng, cơ sở lưu trú được xây dựng tách biệt, ưu tiên ở những nơi xa rừng.

- Chương trình phát triển của Koronayitu (Fiji): Koronayitu là vùng rừng nhiệt đới rộng lớn duy nhất ở miền Tây Viti Levu (hòn Đảo lớn nhất của Fiji) chưa bị chặt phá. Koronayitu chứa đựng hệ động thực vật bản địa rất phong phú, đặc biệt có loài gỗ thông caori lâu năm của Fiji có giá trị rất cao trên thị trường và luôn bị đe doạ chặt phá. Ngoài ra, khu vực này còn có 48 làng quê cổ nhất của Fiji và 8 vùng tôn giáo. Đối với vùng này, sức ép không chỉ từ phía các Công ty khai thác gỗ mà còn từ khai thác quặng (một Giấy phép khai thác vàng ở phía Đông Koronayitu đ+ được cấp). Thu nhập của hộ gia đình rất thấp (chỉ 30 đồng Fiji mỗi tuần).

Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng - 7

Năm 1992, Chính phủ New Zeland đ+ tài trợ một chương trình thí điểm giúp Koronayitu đưa một phần của vùng này thành Vườn Quốc gia với cơ hội phát triển du lịch quy mô nhỏ nhằm mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế của các làng quê. Ngoài việc phát triển du lịch sinh thái, dân cư địa phương còn thành lập các vùng nuôi thủy sản và sản xuất hàng lưu niệm quy mô nhỏ. Tháng 9 năm 1993, Công viên Văn hoá và phiêu lưu mạo hiểm được khánh thành như là giai đoạn I của Dự án "Phát triển Vườn Quốc gia Koroyanitu" và đ+ đón 12 vị du khách đầu tiên. Các lối mòn đi bộ đến các di tích lịch sử, các điểm danh lam thắng cảnh đ+ được xây dựng. Các làng quê cũng đ+ thành lập Hiệp hội Hợp tác x+ Du lịch sinh thái và xây dựng tour du lịch "Fijian Vanua Tour". Thành công của Chương trình này đ+ được ông Giám đốc Vườn Quốc gia đánh giá "Chương trình này đ+ đem lại cho chúng ta


hy vọng rằng chúng ta có thể đầu tư phát triển hơn là vay mượn của tương lai - chúng ta có thể giữ gìn di sản của chúng ta và để lại tài sản thừa kế cho thế hệ mai sau".

Một số thành quả cụ thể do Chương trình đem lại:


+ Giáo dục được cải thiện. Số lượng trẻ em đến trường tăng gấp đôi và chất lượng được nâng lên.

+ Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các quyết định của cộng đồng, Câu lạc bộ Phụ nữ có thu nhập ổn định từ nguồn bán hàng lưu niệm cho du khách.

+ Xây dựng Vườn cây dược liệu thuốc đầu tiên ở Fiji phục vụ cho cộng

đồng dân cư và du khách.


+ Nạn cháy rừng đ+ được dập tắt. Đ+ xây dựng phân khu bảo vệ động vật hoang d+. Vườn ươm được thiết lập, những nơi rừng bị chặt phá được trồng lại. Cộng đồng dân cư phản đối mạnh mẽ việc khai thác gỗ và thống nhất không phá rừng.

+ Thu nhập của Vườn Quốc gia trong năm đầu tiên đ+ bằng toàn bộ thu nhập của toàn vùng trước khi có Dự án. Ngôi trường thứ hai tại vùng này đ+

được xây dựng vào năm 1994.


1.2.5.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:


- Nhận thức đúng đắn của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của các ngành, cộng đồng dân cư cũng như các doanh nghiệp về vị trí quan trọng của phát triển du lịch bền vững, những đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế-x+ hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.


- Vai trò của chính quyền địa phương, nhất là cấp x+, thôn bản là rất quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng; theo dõi, giám sát, phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư phát triển du lịch và đặc biệt khuyến khích cộng

đồng dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch và các hoạt động bảo tồn.

- X+ hội hoá quá trình phát triển du lịch bền vững đối với điều kiện của nước ta nói chung và Quảng Bình nói riêng nhằm huy động các nguồn lực cho

đầu tư phát triển du lịch, trong đó có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững.

- Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là tối cần thiết cho du lịch phát triển bền vững, đặc biệt là những điểm du lịch nhạy cảm với môi trường như ở các Khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc gia. Người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút du khách. Phát triển du lịch bền vững mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá cho cộng đồng và ngược lại, sự tham gia thực sự của cộng đồng làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.

- Cộng đồng dân cư địa phương phải được hưởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng. Một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt

động du lịch phải được đầu tư để cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư địa phương.

Tóm lại:


1. Du lịch bền vững là xu thế phát triển của du lịch đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở bền vững,


có nghĩa là về mặt sinh thái phải được đảm bảo lâu dài, đồng thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phải công bằng về mặt x+ hội và dân tộc đối với cộng đồng địa phương. Du lịch phải có tính bền vững, phải đặt sự lành mạnh của một điểm du lịch, khu du lịch một cách lâu dài về mặt môi trường và x+ hội lên trên nguồn lợi trước mắt.

2. Để du lịch phát triển bền vững, cần phải tuân thủ những nguyên tắc du lịch bền vững. Những nguyên tắc này khuyến nghị ngành du lịch cần phải tiến hành triển khai những hoạt động cụ thể nào để phát triển du lịch một cách bền vững, đồng thời khuyến cáo những hoạt động nào cần phải giảm thiểu và những hoạt động nào không được triển khai trong phát triển du lịch xét về khía cạnh bền vững.

3. Để đánh giá hoạt động du lịch ở một khu du lịch, điểm du lịch có bền vững hay không có thể sử dụng phương pháp đánh giá dựa vào sức chứa hay dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của UNWTO. Mỗi một phương pháp có những

điểm mạnh, điểm yếu cũng như tính khả thi và chi phí nhất định của nó. Việc lựa chọn phương pháp đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng điểm du lịch trong từng giai đoạn phát triển.

4. Những ví dụ điển hình về phát triển du lịch bền vững cũng như không bền vững tại một số điểm du lịch, khu du lịch trên Thế giới (chủ yếu là tại các khu bảo tồn và vườn Quốc gia) là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho việc hoạch định chiến lược phát triển bền vững của ngành du lịch nước ta nói chung và cho các khu bảo tồn và vườn Quốc gia, trong đó có vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nói riêng.


Chương 2

thực trạng phát Triển du lịch bền vững ở phong nha-kẻ bàng


2.1. Tổng quan về phong nha-Kẻ Bàng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:

- Vị trí địa lý: Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt-Lào; được giới hạn trong toạ độ 17020'-17048' vĩ độ Bắc và 105046'-106024' kinh độ Đông trên địa phận 9 x+ thuộc hai huyện bao gồm các x+ Dân Hoá, Hoá Sơn, Trung Hoá, Thượng Hoá (huyện Minh Hoá) và Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch, Phúc trạch, Sơn Trạch (huyện Bố Trạch). VQG Phong Nha-Kẻ Bàng nằm cách thành phố Đồng Hới 40 km theo hướng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Phía Tây và Tây Nam VQG giáp với nước CHDCND Lào có chung đường biên giới dài khoảng 50 km; phía Bắc giáp Quốc lộ 15A; phía Đông và Đông Nam giáp x+ Trường Sơn, huyện Quảng Ninh. Chiều dọc của VQG nơi dài nhất là 70 km từ đèo Mụ Giạ đến núi U Bò theo hướng Tây Bắc-Đông Nam; chiều ngang nơi rộng nhất là 31 km từ Tây Gát (x+ Xuân Trạch) đến biên giới Việt-Lào theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Tổng diện tích vùng trung tâm của VQG (core zone) là 147.945 ha và vùng

đệm (buffer zone) là 195.400 ha.

- Địa hình, địa mạo: Địa hình VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là một vùng núi

đá vôi (karst) chiếm hầu hết diện tích. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam, phạm vi trải rộng sang Lào, với diện tích gần

200.000 ha. Nếu tính toàn bộ khối núi đá vôi liên tục cả về phía Việt Nam và Lào thì đây là một trong những khối núi đá vôi rộng lớn nhất hành tinh. Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng karst cổ có ý nghĩa và giá trị nhất ở Đông Nam ¸ và thế


giới thể hiện ở các đặc điểm: là khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần thạch học và quy luật phân bố đa dạng; là khu vực có lịch sử vỏ Trái đất lâu dài từ Kỷ Ordovic (464 triệu năm về trước); và là khu có các quá trình địa chất nội-ngoại sinh phức tạp đ+ và đang diễn ra, là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của địa hình và địa mạo của khu vực. Ngoài kiểu địa hình núi đá vôi, VQG còn có kiểu địa hình phí đá vôi (phi karst) và kiểu địa hình chuyển tiếp. Trong vùng núi đá vôi hầu như không có sông suối trên bề mặt, mà chỉ thấy ở vành ngoài. Các mắt hút nằm rải rác trong các thung lũng đưa nước thoát theo các sông ngầm.

- Khí hậu, thuỷ văn: Khí hậu của VQG PN-KB mang đặc trưng của khí hậu Quảng Bình, là khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè khô nóng và mùa mưa

đến muộn, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của b+o và đới lạnh phía Bắc. Nhiệt độ hàng năm biến động từ 23 đến 250C. Nhiệt độ giữa các tháng giao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 290C) và cực tiểu vào tháng 1 (170C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đo được là 41,60C (tháng 5/1992) và thấp nhất tuyệt đối là 5,50C (tháng 11/1993). VQG nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ

2.000 đến 2.500 mm/năm, tập trung vào tháng 9 và tháng 10. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son là thượng nguồn của sông Gianh. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 thưòng xảy ra lũ, mùa nước cạn từ tháng 1 đến tháng 7 các khe nhỏ trở thành các "khe chết".

- Đặc điểm dân tộc: Hầu hết các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Bình

đều có mặt và sinh sống tập trung trong vùng trung tâm và vùng đệm của VQG. Ngoài dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở trong vùng đệm của VQG), trong khu vực còn có hai dân tộc thiểu số được xếp hạng trong số 54 dân tộc Việt Nam là dân tộc Bru Vân Kiều và dân tộc Chứt. Tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, dân tộc Bru Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Sộ và

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 01/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí