Nghiên Cứu Định Tính (Xác Định Các Nhân Tố Ảnh Hưởng)

4.1. Nghiên cứu định tính (xác định các nhân tố ảnh hưởng)

Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố tác động đối với sự hình thành và phát triển của các hoạt động phát triển du lịch bền vững, làm cơ sở xây dựng thang đo cho bước nghiên cứu định lượng.

4.1.1. Các bước nghiên cứu định tính

Để xác định các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển du lịch bền vững, tác giả tiến hành phân tích mối quan hệ và các yếu tố hình thành nên hoạt động phát triển du lịch bền vững, các nhân tố tác động đến “cầu thị trường” của lý thuyết kinh tế vi mô, kinh tế du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DV du lịch của lý thuyết quản trị. Sau đó, bằng các tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định, chỉnh sửa và bổ sung các nhân tố chính và yếu tố bên trong (nhân tố bên trong) liên quan của các yếu tố trên.

4.1.2. Mẫu nghiên cứu định tính

4.1.2.1. Số lượng mẫu nghiên cứu định tính

Số lượng người được chọn để nghiên cứu định tính là 14 người. Đối tượng cụ thể gồm:

- 2 người làm công tác QLNN (liên quan đến quản lý hoạt động phát triển du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu);

- 2 người ở viện/ trường (các chuyên gia quản lý và nghiên cứu phát triển du lịch tại viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam);

- 2 người ở các doanh nghiệp hoạt động phát triển du lịch (1 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1 doanh nghiệp trong nước tại Bà Rịa – Vũng Tàu);

- 8 người ở các tổ chức hoạt động phát triển du lịch (thuộc Viện NCPTDL: 2 người, trung tâm xúc tiến phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 người; trường cao đẳng nghề du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 người; hiệp hội phát triển du lịch: 2 người tại Bà Rịa – Vũng Tàu).

Đây là những đối tượng có thể mang tính đại diện trong lĩnh vực hoạt động phát triển du lịch bền vững.

4.1.2.2. Nội dung nghiên cứu định tính

a. Nội dung tham khảo ý kiến

Xác định các hình thức hoạt động phát triển du lịch bền vững: Nội dung liên quan đến hoạt động phát triển du lịch bền vững ban đầu xin tham khảo ý kiến chuyên gia là 7 hoạt động liên quan đến: (1) Quy hoạch phát triển du lịch; (2) Khai thác và sử dụng tài nguyên; (3) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; (4) Đầu tư phát triển du lịch; (5) Cở sở vật chất kỹ thuật;

(6) Cơ sở hạ tầng; (7) Hoạt động hợp tác liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Xác định các nhân tố và các biến quan sát ảnh hưởng đến hoạt động phát triển bền vững du lịch bao gồm: (1) Nhân tố thuộc hệ kinh tế; (2) Nhân tố thuộc hệ xã hội; (3) Nhân tố thuộc hệ môi trường; (4) Nhân tố thuộc hệ tài nguyên tự nhiên; (5) Nhân tố thuộc hệ tài nguyên nhân văn (6) Nhân tố thuộc hệ sản phẩm dịch vụ; (7) Nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực;(8) Nhân tố thuộc hệ chất lượng dịch vụ; (9) Nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng; (10) Nhân tố liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật; (11) Nhân tố liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch; (12) Nhân tố thuộc hệ tiêu chí phát triển du lịch bền vững.

b. Ý kiến bổ sung nhận được từ các chuyên gia

(1)Bổ sung biến quan sát: các chương trình song phương như Nghị định thư của Chính phủ với các nước, các chương trình quốc tế giúp Việt Nam như ADB, JICA,... vào nhân tố thứ

(4) các hoạt động phát triển du lịch bền vững.

“Câu 3: cần bổ sung các chương trình song phương như Nghị định thư của chính phủ với các nước, các chương trình Quốc tế giúp Việt Nam như ADB, IRRI, ACEAN, CARD, JICA,…”

(Nam, tiến sĩ, 53 tuổi, Phó tổng tạp chí phát triển kinh tế – 17 Phạm Ngọc Thạch, quận

3, thành phố Hồ Chí Minh)

(2) Bổ sung thêm các tổ chức tham gia vào hoạt động PTDLBV

“Câu 5: bổ sung thêm các tổ chức: nghiên cứu công lập (viện, trường…), và tư nhân (trong nước, quốc tế, liên doanh…”

(Nam, tiến sĩ, 53 tuổi, Phó tổng tạp chí phát triển kinh tế – 17 Phạm Ngọc Thạch, quận

3, thành phố Hồ Chí Minh)

Bổ sung thêm các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ “Câu 6: cần bổ sung về thời gian (tính kịp thời), chữ tín”

(Nam, tiến sĩ, 53 tuổi, Phó tổng tạp chí phát triển kinh tế – 17 Phạm Ngọc Thạch, quận

3, thành phố Hồ Chí Minh)

(3)Bổ sung cách thức đặt câu hỏi trong phiếu điều tra

“Câu hỏi khảo sát phải rõ ràng, xác định rõ chiều của nhận định để người được khảo sát cho điểm”

(Nam, phó giáo sư, tiến sĩ 57 tuổi, giảng viên Trường Đại học Tài chính Marketing)

4.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính

Sau quá trình phân tích, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, kết quả thống nhất đã chọn 12 nhân tố là biến quan sát. (xem bảng phụ lục 4)


4.2. Nghiên cứu định lượng

Bước nghiên cứu định lượng nhằm đạt đến mục tiêu xác định được tầm quan trọng của các nhóm nhân tố theo quan điểm của “cầu thị trường” sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng cũng xác định được khả năng đáp ứng của các chủ thể hoạt động phát triển du lịch bền vững với nhu cầu khách du lịch. Đồng thời nghiên cứu định lượng cũng xác định những nhân tố tác động cần cải thiện để đề xuất các giải pháp phù hợp.

4.2.1. Thiết kế phiếu điều tra

Từ kết quả nghiên cứu định tính và nhu cầu thông tin cho các mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết kế phiếu khảo sát như sau:

Phiếu khảo sát liên quan đến các đối tượng sử dụng các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững bao gồm 12 nhân tố, với 98 tiêu chí cụ thể (biến quan sát) để đo lường đánh giá về thực trạng các hoạt động phát triển du lịch bền vững sử dụng thang đo Likert điểm 5 được sử dụng với các cấp độ:

a) 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Tạm chấp nhận; 4-Đồng ý; 5-Hoàn toàn

đồng ý ;

Hoặc:

1-Hoàn toàn không hài lòng; 2-Chưa hài lòng; 3-Tạm chấp nhận; 4-Hài lòng; 5-Rất hài

lòng)

Mục đích cuối cùng của phiếu khảo sát này nhằm đo lường khả năng đáp ứng của các chủ thể hoạt động phát triển du lịch bền vững đối với việc sử dụng DV hiện nay.

Phiếu khảo sát được hiệu chỉnh qua khảo sát thử. Số người tham gia khảo sát thử là 18, được lấy mẫu có lựa chọn các đối tượng từng tiếp cận với các tổ chức DV (qua nghiên cứu, sử dụng, quản lý, thụ hưởng, tham quan, tiếp xúc với DV ...) đồng thời có kinh nghiệm thiết kế phiếu khảo sát với cỡ mẫu lớn. Phiếu khảo sát cuối cùng được hiệu chỉnh và lấy làm phiếu khảo sát chính thức gồm 3 loại.

Phiếu khảo sát với ngôn ngữ tiếng Việt: Dùng khảo sát người tiếp cận DV là người Việt, sử dụng trên môi trường Internet (Phiếu khảo sát online - điền phiếu và cập nhật trực tiếp dữ liệu)

Phiếu khảo sát sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh: có nội dung khảo sát tương tự như như phiếu khảo sát với ngôn ngữ tiếng Việt, dùng để khảo sát các đối tượng được khảo sát là người người nước ngoài. Sử dụng trên môi trường Internet (Phiếu khảo sát online - điền phiếu và cập nhật trực tiếp dữ liệu);

Phiếu khảo sát sử dụng cả 2 loại ngôn ngữ tiếng Việt và Tiếng Anh: Bằng giấy và bằng file văn bản word (điền thông tin vào phiếu rồi chuyển lại cho người điều tra tiến hành cập nhật dữ liệu)

4.2.2. Mã hóa dữ liệu

Công tác mã hóa dữ liệu được thiết kế ngay từ khâu thiết kế phiếu online để người cung cấp thông tin, đồng thời cũng là người cập nhật dữ liệu. Dữ liệu thang đo được mã hóa bằng số thứ tự được trình bày trong phiếu điều tra.

Thông tin cá nhân được mã hóa ngay tại thời điểm cập nhật phiếu online, theo ngày giờ cập nhật thông tin, các phiếu khảo sát bằng văn bản word cập nhật bằng địa chỉ email của người gửi. Đồng thời các biến quan sát của các được mã hóa theo phương pháp ma trận cụ thể:

1. Các nhân tố thuộc hệ kinh tế.


Mã hóa

Tên biến

f11

Tăng trưởng kinh tế cho địa phương

f12

Mức độ giá cả

f13

Mức độ đầu tư cho du lịch

f14

Chính sách phát triển du lịch

f15

Chi phí dịch vụ du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu - 13

Giải quyết công ăn việc làm

f17

Xuất nhập khẩu du lịch

f16


2. Các nhân tố thuộc hệ xã hội


Mã hóa

Tên biến

f21

Các loại tệ nạn xã hội

f22

Mức độ đi ăn xin

f23

Mức độ an toàn khi đi du lịch tại địa phương

f24

Loại hình dịch vụ du lịch phong phú

f25

Mức độ bán hàng rong theo đuổi khách

f26

Bình đẳng giới và kỳ thị chủng tộc


3. Các nhân tố thuộc hệ môi trường


Mã hóa

Tên biến

f31

Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của người dân địa phương

f32

Mức độ ô nhiễm môi trường

f33

Mức độ sạt lở núi, bờ biển

f34

Mức độ quá tải của các điểm đến, khu du lịch

f35

Mức độ dịch bệnh lây nhiễm


4. Các nhân tố tài nguyên tự nhiên


Mã hóa

Tên biến

f41

Phong cảnh thiên nhiên

f42

Khí hậu

f43

Môi trường thiên nhiên

f44

Vị trí địa lý

f45

Các loài động thực vật

f46

Tài nguyên khoáng sản

f47

Tài nguyên rừng, núi, đồi, sông, suối, hồ, biển, đảo...

f48

Suối nước nóng tự nhiên

f49

Bãi tắm biển đẹp


5. Các nhân tố tài nguyên nhân văn


Mã hóa

Tên biến

f51

Công trình kiến trúc

f52

Di tích lịch sử

f53

Công trình văn hóa

f54

Phong tục tập quán

f55

Tôn giáo

f56

Lễ hội

f57

Thân thiện của người dân

f58

Dân tộc

f59

Nghệ thuật ẩm thực


6. Các nhân tố sản phẩm du lịch


Mã hóa

Tên biến

f61

Các đặc sản đặc trưng của địa phương

f62

Hàng thủ công mỹ nghệ

f63

Các tour du lịch theo chủ đề

f64

Du lịch tham quan

f65

Du lịch sinh thái

f66

Du lịch nghỉ dưỡng

f67

Du lịch hội nghị - hội thảo

f68

Du lịch mạo hiểm

f69

Du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử

f610

Du lịch chữa bệnh

f611

Du lịch về nguồn


7. Các nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực.


Mã hóa

Tên biến

f71

Năng lực quản lý

Năng lực chuyên môn về kỹ thuật

f73

Năng lực chuyên môn về pháp lý

f74

Năng lực chuyên môn về kinh doanh

f75

Khả năng đáp ứng nhân lực về số lượng

f76

Khả năng ngoại ngữ

f77

Tác phong làm việc

f78

Sự thân thiện của nhân viên cung cấp DV

f79

Kỹ năng giao tiếp

f710

Khả năng chuyên nghiệp

F711

Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao

f72

8. Các nhân tố thuộc chất lượng du lịch


Mã hóa

Tên biến

f81

Dịch vụ trong các tổ chức xúc tiến du lịch rất đa dạng

f82

Quy mô cung cấp dịch vụ của các tổ chức rất lớn

f83

Giá cả dịch vụ rất thấp

f84

Khả năng đáp ứng tức thời của dịch vụ rất tốt

f85

Năng lực tiếp thị rất tốt

f86

Khả năng tiếp cận các dịch vụ rất dễ dàng

f87

Khả năng hiểu biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng rất tốt .

f88

Các tổ chức rất có uy tín trong việc cung cấp dịch vụ


9. Các điều kiện về cơ sở vật chất


Mã hóa

Tên biến

f91

Hệ thống giao thông

f92

Hệ thống thông tin liên lạc

f93

Hệ thống cấp điện

f94

Hệ thống cấp nước

f95

Trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc

f96

Trụ sở, văn phòng làm việc, mặt bằng ngoài trời

f97

Khu công viên

Khu vui chơi giải trí và thư giãn

f99

Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn

f98


10. Các nhân tố liên quan vật chất kỹ thuật


Mã hóa

Tên biến

f101

Phương tiện tham gia giao thông

f102

Hệ thống siêu thị mua sắm hàng hóa

f103

Hệ thống vệ sinh công cộng

f104

Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn uống

f105

Hệ thống cảnh báo an toàn cho du khách

f106

Hệ thống bảng chỉ dẫn, quảng cáo

f107

Hệ thống các dịch vụ khác


11. Các nhân tố quản lý nhà nước


Mã hóa

Tên biến

f111

Quản lý nhà nước về giá cả dịch vụ du lịch

f112

Quản lý nhà nước về an ninh trật tự

f113

Quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường

f114

Quản lý nhà nước ngành du lịch

f115

Quản lý nhà nước môi trường cảnh quan

f116

Quản lý nhà nước về qui hoạch phát triển du lịch

f118

Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế

12. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển du lịch bền vững


Mã hóa

Tên biến

f121

Bảo vệ điểm du lịch

f122

Áp lực

f123

Cường độ sử dụng

f124

Tác động xã hội

f125

Mức độ kiểm soát

f126

Quản lý chất thải

Quá trình lập qui hoạch

f128

Các hệ sinh thái tới hạn

f129

Sự thỏa mãn của du khách

f1210

Sự thỏa mãn của địa phương

f127


Biến phụ thuộc


Mã hóa

Tên biến

SAT1

Hài lòng về kinh tế

SAT2

Hài lòng về xã hội

SAT3

Hài lòng về môi trường


4.2.3. Mẫu nghiên cứu định lượng

Tổng số phiếu cần thiết phải khảo sát là 550 phiếu, được tính trên cơ sở sau:

50 phiếu + 98x 5 phiếu = 540 phiếu.

Địa bàn tiến hành điều tra: bao gồm 4 địa điểm thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu như sau: Thành phố Vũng Tàu, Long Hải, Bình Châu và Côn Đảo.

Đối tượng điều tra được tập trung vào các đối tượng đã từng sử dụng, nghiên cứu về các hoạt động phát triển du lịch bền vững tại các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức du lịch và khách du lịch trong nước và quốc tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

4.2.4. Cách thức thu thập dữ liệu

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng đội ngũ cộng tác viên tại các viện/trường; sở văn hóa thể thao – du lịch tỉnh chuyển cho các thành viên thuộc đối tượng khảo sát.

Cách thức khảo sát chủ yếu thông qua hệ thống email điện tử chuyển đường link phiếu khảo sát online, đồng thời đính kèm file văn bản phiếu khảo sát cho các thành viên thuộc đối tượng khảo sát nêu ra.

Đường link phiếu khảo sát online gồm: http://dieutradulichvt.tk/

4.2.5. Xử lý số liệu

Sau khi số phiếu khảo sát được cập nhật đủ số lượng quy định, làm sạch dữ liệu bằng cách kiểm tra các thông tin của người điền phiếu. Chỉ lựa chọn, các phiếu khảo sát đủ các thông tin, đáp ứng theo yêu cầu. Đồng thời làm sạch dữ liệu bằng công cụ đồ thị Scantter để loại bỏ các dữ liệu dị biệt.

Các phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS Version 19.0.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023