So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lao động với một số nước trên thế giới - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐẶNG THỊ OANH


SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG VỚI MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐẶNG THỊ OANH


SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG VỚI MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI


Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thúy Lâm


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.


NGƯỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG. 8

1.1. Khái niệm cho thuê lại lao động8

1.1.1. Quan niệm về cho thuê lại lao động 8

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho thuê lại lao động 12

1.1.3. Phân loại hình thức cho thuê lại lao động 17

1.1.4. Phân biệt cho thuê lại lao động với một số hoạt động khác 19

1.2. Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động cho thuê lại lao động 21

1.2.1. Lợi ích của hoạt động cho thuê lại lao động 21

1.2.2. Nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động cho thuê lại lao động 25

1.3. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động 27

1.3.1. Vai trò của điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động 27

1.3.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động 29

Kết luận Chương 1 33

Chương 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG VỚI PHÁP LUẬT ĐỨC, NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC

......................................................................................................................... 34

2.1. Điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động... 35

2.1.1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động 35

2.1.2. Ngành nghề, công việc được phép cho thuê lại lao động 42

2.2. Hợp đồng cho thuê lại lao động 51

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động 61

2.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động cho thuê lại lao động 82

Kết luận Chương 2 78

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG 79

3.1. Thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động 79

3.1.1. Kết quả đạt được 79

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 82

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động 86

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại lao động 86

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động.. . 93

Kết luận Chương 3 96

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BLLĐ

:

Bộ luật Lao động

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

CTLLĐ

:

Cho thuê lại lao động

HĐLĐ

:

Hợp đồng lao động

ILO

:

Tổ chức Lao động Quốc tế

LĐ – TB & XH

:

Lao động – Thương binh và Xã hội

NLĐ

:

Người lao động

NSDLĐ

:

Người sử dụng lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lao động với một số nước trên thế giới - 1

MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ liên quan đến việc mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Quá trình mua bán này được hình thành thông qua sự thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng giữa các bên. Tuy nhiên, do những nhu cầu khác nhau của thị trường lao động dẫn đến nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động ngày càng đa dạng, theo đó, các hình thức pháp lý cũng trở nên phong phú nhằm phúc đáp các nhu cầu nhiều mặt của thị trường. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện hoạt động CTLLĐ như là một nhu cầu tất yếu của thị trường lao động Việt Nam.

Trên thế giới, CTLLĐ đã xuất hiện ở nhiều quốc gia từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX nhưng ở Việt Nam, hoạt động này mới bắt đầu xuất hiện từ những năm 2000 khi làn sóng đầu tư nước ngoài ào ạt đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên, thể chế pháp lý điều chỉnh quan hệ này hầu như không có. Trước khi BLLĐ 2012 được ban hành, hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CTLLĐ hoạt động theo hình thức “chui” hoặc “lách luật”, dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thuê lại. Trước thực tiễn đó, yêu cầu đặt ra là cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội trong quan hệ CTLLĐ.

BLLĐ 2012 được ban hành đã ghi nhận và quy định một khung pháp lý cho hoạt động CTLLĐ hình thành và phát triển. Từ đây, hoạt động CTLLĐ đã chính thức được luật hóa. Mọi hoạt động liên quan đến CTLLĐ phải tuân thủ và thực hiện trong phạm vi pháp luật cho phép. Đây cũng là cơ sở cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp và xử lý vi phạm phát sinh trong hoạt động CTLLĐ. CTLLĐ hình thành như một giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động trong việc luân chuyển lao động, khai thác đúng bản chất của loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao

động trên thị trường. Đối với doanh nghiệp CTLLĐ, CTLLĐ là một phương thức kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao; đối với doanh nghiệp thuê lại lao động, CTLLĐ góp phần giải quyết nhu cầu lao động ngắn hạn, bù đắp lao động thiếu hụt tạm thời do tai nạn lao động, nghỉ thai sản, đi nghĩa vụ quân sự… Đồng thời, giảm chi phí quản lý, chi phí nhân sự, thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân sự có trình độ cao. Đối với NLĐ, đây là cơ hội để có việc làm liên tục, được thay đổi môi trường làm việc và có cơ hội tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng.

Tuy nhiên, là một hình thức lao động mới, CTLLĐ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ CTLLĐ; công tác quản lý của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực CTLLĐ còn nhiều khó khăn; trong quá trình thực thi, các quy định về CTLLĐ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định đòi hỏi cần có sự điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, sự thành của Cộng đồng Kinh tế Asean – AEC với sự dịch chuyển lao động mạnh mẽ, việc sử dụng lao động, cho thuê lại lao động là một trong những vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đi sau trong việc ghi nhận hoạt động CTLLĐ, vì vậy, việc tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới để xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động CTLLĐ ở Việt Nam hiện nay là một trong những vấn đề cần thiết và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài “So sánh pháp luật Việt Nam về CTLLĐ với một số nước trên thế giới” để nghiên cứu.

Trên cơ sở đó, tôi đã lựa chọn so sánh pháp luật Việt Nam về CTLLĐ với pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản và Trung Quốc để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong các quy định của các quốc gia, từ đó,

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí