ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
PHỤ LỤC 183
DANH MỤC CÁC BẢNG
So sánh đặc trưng bản chất của QLNS và QLNNL | 27 | |
Bảng 2.1 | Quy mô sinh viên hệ chính quy từ 2006-2014 | 64 |
Bảng 2.2 | Số liệu giảng viên và sinh viên từ 2006-2014 | 67 |
Bảng 2.3 | Trình độ học vấn của GV các trường cao đẳng GTVT (2007-2014) | 67 |
Bảng 2.4 | Giảng viên được đào tạo trong, ngoài nước | 69 |
Bảng 2.5 | Cơ cấu GV phân bố theo ngành nghề năm 2014 | 72 |
Bảng 2.6 | Cơ cấu GV lý thuyết và thực hành | 72 |
Bảng 2.7 | Cơ cấu GV theo độ tuổi | 73 |
Bảng 2.8 | Cơ cấu GV theo giới tính và thâm niên công tác | 74 |
Bảng 2.10 | GV và CBQL đánh giá năng lực giảng dạy (theo thâm niên GD) | 76 |
Bảng 2.12 | GV và CBQL đánh giá năng lực giảng dạy (theo trình độ học vấn) | 78 |
Bảng 2.13 | GV,CBQL đánh giá năng lực giảng dạy (theo nhóm ngành ĐT) | 80 |
Bảng 2.18 | GV và CBQL đánh giá năng lực NCKH (theo thâm niên GD) | 85 |
Bảng 2.20 | GV và CBQL đánh giá năng lực NCKH (theo trình độ học vấn) | 87 |
Bảng 2.21 | Đánh giá năng lực NCKH của ĐNGV (theo nhóm ngành ĐT) | 88 |
Bảng 2.25 | Đầu ra của các hoạt động nghiên cứu khoa học | 90 |
Bảng 2.27 | GV và CBQL đánh giá NLQL và PVCĐ (theo thâm niên GD) | 92 |
Bảng 2.28 | GV và CBQL đánh giá NLQL và PVCĐ (theo cơ cấu độ tuổi) | 93 |
Bảng 2.29 | GV và CBQL đánh giá NLQL và PVCĐ (theo trình độ học vấn) | 94 |
Bảng 2.30 | GV và CBQL đánh giá NLQL và PVCĐ (theo ngành đào tạo) | 95 |
Bảng 2.34 | GV và CBQL đánh giá công tác QH PTĐNGV (theo trường) | 97 |
Bảng 2.35 | GV và CBQL đánh giá công tác QHPTĐNGV (theo thâm niên) | 98 |
Bảng 2.36 | GV và CBQL đánh giá công tác QHPTĐNGV (theo CC độ tuổi) | 99 |
Bảng 2.37 | GV và CBQL đánh giá công tác QHPTĐNGV (theo TĐ học vấn) | 100 |
Bảng 2.38 | GV và CBQL đánh giá CT tuyển chọn, SD ĐNGV (theo trường) | 103 |
Bảng 2.39 | GV và CBQL đánh giá công tác TC, SD ĐNGV (theo thâm niên) | 104 |
Bảng 2.40 | GV và CBQL đánh giá công tác TC, SD ĐNGV (theo CC độ tuổi) | 104 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Theo Tiếp Cận Quản Lý Nguồn Nhân Lực
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Quản Lý, Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên
- Quản Lý Nguồn Nhân Lực Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
GV và CBQL đánh giá công tác TC, SD ĐNGV (theo học vấn) | 105 | |
Bảng 2.42 | GV và CBQL đánh giá CT đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV (theo trường) | 108 |
Bảng 2.43 | GV và CBQL đánh giá công tác ĐT,BD ĐNGV (theo thâm niên) | 109 |
Bảng 2.44 | GV và CBQL đánh giá công tác ĐT,BD ĐNGV (theo CC độ tuổi) | 110 |
Bảng 2.45 | GV và CBQL đánh giá công tác ĐT,BD ĐNGV (theo TĐ học vấn) | 111 |
Bảng 2.46 | Ý kiến của GV và CBQL về CT đánh giá ĐNGV (theo trường) | 113 |
Bảng 2.47 | Ý kiến của GV và CBQL về CT đánh giá ĐNGV (theo thâm niên) | 114 |
Bảng 2.48 | Ý kiến của GV và CBQL về CT đánh giá ĐNGV (theo độ tuổi) | 115 |
Bảng 2.49 | Ý kiến của GV và CBQL về CT đánh giá ĐNGV (theo TĐHV) | 116 |
Bảng 2.50 | GV và CBQL đánh giá chính sách đãi ngộ ĐNGV (theo trường) | 118 |
Bảng 2.51 | GV và CBQL đánh giá CS đãi ngộ ĐNGV (theo thâm niên) | 119 |
Bảng 2.52 | GV và CBQL đánh giá công tác QH PT ĐNGV (theo CCđộ tuổi) | 120 |
Bảng 2.53 | GV và CBQL đánh giá CS đãi ngộ ĐNGV (theo TĐ học vấn) | 120 |
Bảng 3.1 | Dự báo nhu cầu lao động toàn ngành GTVT (2011-2020) | 128 |
Bảng 3.2 | Tổng hợp dự báo nhân lực ngành GTVT theo chuyên ngành SX | 129 |
Bảng 3.3 | Cơ cấu trình độ ĐNGV các trường cao đẳng GTVT đến năm 2020 | 135 |
Bảng 3.4 | Quy hoạch trình độ ĐNGV các trường CĐGTVT (2013-2020) | 137 |
Bảng 3.5 | Ý kiến GV đánh giá mức độ cần thiết của giải pháp PT ĐNGV | 155 |
Bảng 3.6 | Ý kiến CBQL đánh giá mức độ cần thiết của giải pháp PT ĐNGV | 156 |
Bảng 3.7 | Ý kiến đánh giá của GV về mức độ khả thi của giải pháp | 157 |
Bảng 3.8 | Điểm đánh giá năng lực NCKH của GV trước thử nghiệm | 161 |
Bảng 3.9 | Điểm đánh giá năng lực NCKH của GV sau thử nghiệm | 163 |
Bảng 3.10 | Tổng hợp kết quả trước và sau thực nghiệm | 164 |
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Các thành tố của quản lý | 21 | |
Sơ đồ 1.2 | Mô hình phát triển nguồn nhân lực | 31 |
Sơ đồ 1.3 | Tổng thể mô hình người giảng viên trong nền giáo dục hiện đại | 39 |
Sơ đồ 1.4 | Mô hình chức năng và năng lực của giảng viên | 47 |
Biểu đồ 2.1 | Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ GV có trình độ TS, Th.s các trường | 68 |
CĐGTVT cần đạt để tiếp cận mục tiêu quốc gia đến năm 2020 | ||
Biểu đồ 2.2 | Chức danh chuyên môn của ĐNGV năm 2014 | 69 |
Biểu đồ 2.3 | Trình độ ngoại ngữ của GV các trường CĐGTVT năm 2014 | 70 |
Biểu đồ 2.4 | Trình độ tin học của ĐNGV các trường CĐGTVT năm 2014 | 71 |
Biểu đồ 2.5 | GV tự đánh giá về năng lực giảng dạy (theo trường) | 75 |
Biểu đồ 2.6 | CBQL đánh giá về năng lực giảng dạy của ĐNGV(theo trường) | 75 |
Biểu đồ 2.7 | Tổng hợp đánh giá của SV về việc thực hiện nhiệm vụ GD của | 81 |
ĐNGV | ||
Biểu đồ 2.8 | GV và CBQL đánh giá năng lực NCKH của ĐNGV | 85 |
Biểu đồ 2. 9 | Tổng hợp ý kiến đánh giá của GV, CBQL về năng lực quản lý và | 91 |
phục vụ cộng đồng của ĐNGV các nhà trường | ||
Biểu đồ 3.1 | Nhu cầu GV các trường cao đẳng GTVT đến năm 2020 | 134 |
Biểu đồ 3.2 | GV, CBQL đánh giá mức độ cần thiết của giải pháp PT ĐNGV | 157 |
Biểu đồ 3.3 | Ý kiến đánh giá của GV mức độ khả thi của GP về tài chính | 158 |
Biểu đồ 3.4 | Ý kiến đánh giá mức độ khả thi của GP về chuyên môn - KT | 158 |
Biểu đồ 3.5 | Ý kiến đánh giá mức độ khả thi của GP về tổ chức, quản lý | 158 |
Biểu đồ 3.6 | So sánh năng lực NCKH của GV trước và sau thử nghiệm | 166 |
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát (dành cho CBQL) về thực trạng PT ĐNGV | 181 | |
Phụ lục số 2 | Phiếu khảo sát (dành cho GV) về thực trạng phát triển ĐNGV | 187 |
Phụ lục số 3 | Phiếu khảo sát (dành cho SV) về thực trạng phát triển ĐNGV | 194 |
Phụ lục số 4 | Phiếu khảo sát (trước TN) giải pháp BD NL NCKH cho GV | 196 |
Phụ lục số 5 | Phiếu khảo sát (sau TN) giải pháp BD NL NCKH cho GV | 198 |
Phụ lục số 6 | Thống kê số lượng, cơ cấu GV được khảo sát | 200 |
Phụ lục số 7 | Thống kê số lượng, cơ cấu CBQL được khảo sát | 201 |
Phụ lục số 8 | Thống kê số lượng, cơ cấu SV được khảo sát | 202 |
Phụ lục số 9 | Bảng 2.9.GV và CBQL đánh giá về NLGD (theo trường) | 203 |
Phụ lục số 10 | Bảng 2.11. GV và CBQL đánh giá NLGD (theo cơ cấu độ tuổi) | 204 |
Phụ lục số 11 | Bảng 2.14. SV đánh giá việc GD của ĐNGV (theo trường) | 205 |
Phụ lục số 12 | Bảng 2.15. SV đánh giá việc GD của ĐNGV (theo năm học) | 206 |
Phụ lục số 13 | Bảng 2.16. SV đánh giá việc GD của ĐNGV (theo ngành học) | 207 |
Phụ lục số 14 | Bảng 2.17. GV và CBQL đánh giá NLNCKH (theo trường) | 208 |
Phụ lục số 15 | Bảng 2.19. GV và CBQL đánh giá NLNCKH (theo CC độ tuổi) | 209 |
Phụ lục số 16 | Bảng 2.22. SV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn | 210 |
Phụ lục số 17 | SV NCKH của ĐNGV (theo trường) Bảng 2.23. SV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn | 211 |
Phụ lục số 18 | SV NCKH của ĐNGV (theo năm học) Bảng 2.24. SV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn | 212 |
Phụ lục số 19 | SV NCKH của ĐNGV (theo ngành học) Bảng 2.26. GV và CBQL đánh giá NLQL và phục vụ cộng | 213 |
Phụ lục số 20 | đồng (theo trường) Bảng 2.31. SV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và | 214 |
Phụ lục số 21 | phục vụ cộng đồng của ĐNGV (theo trường) Bảng 2.32. SV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và | 215 |
Phụ lục số 22 | phục vụ cộng đồng của ĐNGV (theo năm học) Bảng 2.33. SV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và | 216 |
Phụ lục số 23 | phục vụ cộng đồng của ĐNGV (theo ngành học) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKH cho ĐNGV | 217 |
Phụ lục số 24 | Kết quả tự đánh giá NL NCKH của GV trước và sau thử nghiệm | 223 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Giáo dục thế kỷ XXI diễn ra trong bối cảnh thế giới có những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Các điều kiện kinh tế xã hội đã và đang biến động khiến nguồn nhân lực trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, sự toàn cầu hoá kinh tế, sự thay đổi cấu trúc dân số và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên đã và đang làm cho kỹ năng và trí tuệ - "vốn nhân lực" (Human capital) trở nên đối tượng ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Giáo dục và đào tạo luôn được xem là phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành chất lượng nguồn nhân lực.
1.2. ĐNGV luôn được xem là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Luật Giáo dục [63] đã xác định rõ vai trò của GV là khâu then chốt trong chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Đặc biệt đối với GDĐH, “Đội ngũ nhà giáo đầu ngành bị hẫng hụt; năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và trình độ tin học còn hạn chế; tỷ lệ GV có học vị, học hàm thấp” [8].
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện. Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quyết định quan trọng liên quan đến chủ trương xây dựng ĐNGV và CBQL giáo dục. Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ VII BCHTW (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ ra các nhiệm vụ: (1) Nâng cao vị trí xã hội của ĐNGV; (2) Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuẩn hóa ĐNGV;
(3) Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của ĐNGV; (4) Quản lý, sử dụng, đãi ngộ ĐNGV [4].
Tiếp đó, Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị lần thứ 8 BCHTW (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ ra các nhiệm vụ về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, GV các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. GV cao đẳng, đại học có trình độ từ Th.s trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. CBQL giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý” [6].
Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nhấn mạnh mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNGV: “Xây dựng ĐNGV và CBQL đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến” [21].
Việc tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 và chấn hưng đất nước. “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [72].
1.3. GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ CNH, HĐH đất nước.
Ngoài việc “Xác định đúng mục tiêu, có chính sách đúng đắn còn cần phải chuẩn bị đủ nguồn vốn, máy móc thiết bị hiện đại và một nguồn nhân lực dồi dào, trong đó nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là đội ngũ CBQL, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có trình độ cao, được đào tạo bài bản và tiếp cận nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới” [69].
Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, Bộ GTVT đã xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với một số giải pháp cụ thể, trong đó xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ, năng lực của ĐNGV của các cơ sở đào tạo là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng nguồn nhân lực của ngành.
1.4. Phát triển ĐNGV phải dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn xác đáng. Để đảm bảo công tác phát triển ĐNGV thực sự hiệu quả, ngoài việc quan tâm phát triển đội ngũ, các cơ sở đào tạo cần phải chú trọng đến sự phát triển của mỗi cá nhân GV, trong đó, cần phải xác định rõ những năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của GV trong từng giai đoạn lịch sử. Đây chính là cách tiếp cận chức năng trong việc bồi dưỡng phát triển ĐNGV và cán bộ QLGD được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Newzeland... lựa chọn và áp dụng khá thành công. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này còn khá mới mẻ, cần được nghiên cứu thêm cả về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở để phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài luận án “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sơ nghiên cứu lý luận về phát triển ĐNGV và kết quả khảo sát, phân tích thực trạng ĐNGV các trường cao đẳng thuộc Bộ GTVT, luận án đề xuất các nhóm giải pháp phát triển ĐNGV các trường cao đẳng ngành GTVT, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.