Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế - 19


Nội dung và cách thực hiện

Phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối tham mưu giúp hiệu trưởng về công tác quy hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường. Trên cơ sở quy hoạch nguồn nhân lực chung của ngành GTVT, quy hoạch nguồn nhân lực của đất nước theo từng giai đoạn cụ thể; Quyết định số: 795/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 02 năm 2010 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh; Thông tư số 57/2011/TT – BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tỷ lệ SV/GV và kết quả khảo sát nhu cầu tuyển sinh, nhu cầu của người học để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các phòng, ban, khoa, trung tâm xây dựng quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đảm bảo tính chiến lược.

a) Quy hoạch phát triển về số lượng giảng viên

- Xây dựng dự báo nhu cầu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về số lượng GV của nhà trường: Số lượng GV của mỗi trường được xác định bởi quy mô đào tạo của mỗi nhà trường, theo tỷ lệ SV/GV. Khi quy hoạch số lượng GV và CBQL của nhà trường, cần chú ý thực hiện những bước sau:

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV, CBQL về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, bố trí sử dụng và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ theo các tiêu chí, tiêu chuẩn định mức lao động.

+ Dự báo quy mô và lộ trình đào tạo của trường: Phân tích số lượng, chất lượng học sinh phổ thông và nguyện vọng của họ đối với các ngành đào tạo của trường (có thể thông qua lưu lượng tuyển sinh hằng năm); căn cứ định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Nhà nước; căn cứ nhu cầu của xã hội nói chung và của ngành GTVT nói riêng. Tùy thuộc vào qui mô và lộ trình đào tạo của mỗi trường, để tính toán số lượng GV cần có các thông số tối thiểu từ:

* Tỷ lệ SV/GV: Tỷ lệ này không cố định cho mọi ngành nghề, cho mọi loại hình đào tạo. Ví dụ, đối với các môn học đại cương có thể cao hơn so với các môn chuyên ngành; khối ngành kinh tế cao hơn so với các ngành kỹ thuật, công nghệ. Tuy nhiên, tỷ lệ chung cho tất cả các ngành nghề phải đảm bảo không vượt quá 25SV/01GV (giai đoạn 2013 - 2015) và 15SV/01GV (giai đoạn 2016 - 2020) theo


quy định tại Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

* Tỷ trọng chuyên môn đối với các môn học khác nhau, ngành nghề khác nhau: Tỷ trọng này phụ thuộc vào các chức danh (GV, GV chính, TS, GS, PGS), phụ thuộc vào quy định chế độ làm việc đối với GV do Bộ GD&ĐT quy định, đặc điểm của ngành nghề và khả năng tận dụng chất xám của những GV có năng lực của đơn vị.

4 5 , 0 0 0

4 0 , 0 0 0

3 5 , 0 0 0

3 0 , 0 0 0

2 5 , 0 0 0

2 0 , 0 0 0

1 5 , 0 0 0

1 0 , 0 0 0

5 , 0 0 0

Số liệu thống kê cho thấy, quy mô SV của các trường cao đẳng GTVT tăng bình quân 4,2%/01 năm. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhu cầu GV cũng cần tăng theo tỷ lệ tương ứng. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 57/2011/TT – BGDĐT ngày 2 tháng 12 năm 2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2013 các trường đại học, cao đẳng phải đảm bảo tỷ lệ 25 SV/1GV; đến năm 2020 phải đảm bảo hạ tỷ lệ này xuống 15 SV/1GV. Như vậy, trong vòng 7 năm, tỷ lệ GV cần tăng 40% so với nhu cầu hiện tại, bình quân tăng 5,7%/01 năm, cụ thể như Biểu đồ 3.1.


0

2 0 1 3

2 0 1 4

2 0 1 5

2 0 1 6

2 0 1 7

2 0 1 8

2 0 1 9

2 0 2 0

Q u y m ô S V

3 2 , 5 5 0

3 3 , 9 1 7

3 5 , 2 8 4

3 6 , 6 5 1

3 8 , 0 1 8

3 9 , 3 8 5

4 0 , 7 5 2

4 2 , 1 1 9

N h u c ầ u G V

1 , 3 0 2

1 , 4 3 4

1 , 5 6 6

1 , 6 9 8

1 , 8 2 9

1 , 9 6 2

2 , 0 8 7

2 , 1 4 9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Giao thông vận tải trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế - 19


Biểu đồ 3.1: Nhu cầu GV các trường cao đẳng GTVT đến năm 2020

- Dự báo và xác định nguồn tuyển dụng: Nguồn tuyển dụng GV phải là những người có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quy định đối với GV giảng dạy đại học, cao đẳng. Để việc tuyển dụng đảm bảo chất lượng, lãnh đạo các nhà trường cần có chính sách ưu tiên tuyển chọn những SV tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi và người có trình độ đại học, Th.s, TS có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành GV để sẵn sàng bổ sung nhân sự kịp thời khi ĐNGV của trường có biến động về số lượng.


b) Quy hoạch phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng viên

Cơ cấu ĐNGV của trường cao đẳng GTVT được xem xét từ nhiều góc cạnh khác nhau: Cơ cấu về độ tuổi; cơ cấu về trình độ; cơ cấu giới tính; cơ cấu ngành nghề; tỷ lệ giữa GV dạy lý thuyết với GV dạy thực hành; tỷ lệ giữa GV cơ hữu với GV thỉnh giảng.

- Cơ cấu độ tuổi: Cơ cấu độ tuổi của ĐNGV phải cân đối, hợp lý để đảm bảo sự cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn của ĐNGV. Khi quy hoạch cơ cấu độ tuổi của đội ngũ GV cần tính đến chế độ hưu trí đối với từng loại GV (GS, PGS, TS có thời gian làm việc dài hơn), tháp cơ cấu tuổi đời và tuổi nghề của GV ở thời điểm hiện tại và ở từng giai đoạn phát triển của nhà trường và của từng ngành nghề đào tạo.

- Cơ cấu trình độ được xác định bởi các tiêu chí: (1) Vai trò vị trí và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với GV trong giai đoạn hiện nay và trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường; (2) Trình độ chuẩn của một GV nói chung và trình độ cần có để có thể đáp ứng việc mở rộng quy mô cũng như cơ cấu trình độ đào tạo của trường hiện nay và tương lai; (3) Tỷ lệ hợp lí cần có giữa các trình độ, giữa các chức danh GS/PGS/ GVC/GV/trợ giảng hay giữa TS/Th.S/cử nhân và các trình độ khác.

Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số: 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu: Đến năm 2010 có trên 40% GV đại học và trên 30% GV cao đẳng có trình độ Th.s trở lên; có trên 25% GV đại học và 5% GV cao đẳng có trình độ TS; Đến năm 2015: 70% GV đại học và trên 50% GV cao đẳng có trình độ Th.s trở lên; có trên 50% GV đại học và ít nhất 10% GV cao đẳng có trình độ TS; Đến năm 2020 có trên 90% GV đại học và trên 70% GV cao đẳng có trình độ Th.s trở lên; có trên 75% GV đại học và ít nhất 20% GV cao đẳng có trình độ TS.

Như vậy, tỷ lệ GV các trường cao đẳng GTVT có trình độ TS phải đảm bảo tăng bình quân mỗi năm là 1%; tỷ lệ GV có trình độ Th.s phải đảm bảo tăng bình quân mỗi năm 4%. Từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ GV có trình độ TS phải đảm bảo tăng bình quân mỗi năm là 2%. Như vậy, nhu cầu GV của các trường cao đẳng GTVT có trình độ Th.s, TS như sau:


Bảng 3.3: Cơ cấu trình độ ĐNGV các trường cao đẳng GTVT đến năm 2020


TT

Nhu cầu phát triển

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Giảng viên

1.302

1.434

1.566

1.698

1.829

1.962

2.087

2.149


2

Thạc sĩ

547

660

783

917

1.061

1.216

1.377

1.504

%

42

46

50

54

58

62

66

70


3

Tiến sĩ

104

129

157

204

256

314

376

430

%

8

9

10

12

14

16

18

20

- Cơ cấu giới tính: Căn cứ theo nhu cầu thực tế và tính chất đặc thù công việc của từng ngành nghề, từng khối kiến thức cụ thể để xác định cơ cấu về giới tính cho phù hợp, đảm bảo sự cân đối, hài hòa và hiệu quả. Đối với khối ngành Xây dựng hạ tầng và Công nghiệp cơ khí hoặc các học phần thực hành, thực tập, tỷ lệ GV nam giới cần phải chiếm đa số; ngược lại, đối với khối ngành Kinh tế hoặc các học phần thuộc khối giáo dục đại cương, tỉ lệ GV nữ giới lại chiếm cao hơn so với nam giới.

- Cơ cấu ngành nghề: Dự báo các ngành nghề mới sẽ xuất hiện, quy mô của từng ngành nghề và cơ cấu của chúng dựa trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của ngành GTVT và chính sách của Nhà nước về giáo dục đào tạo cũng như đối với nhân lực cho các trường đại học, cao đẳng; căn cứ theo chiến lược phát triển và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành GTVT theo từng giai đoạn cụ thể; đánh giá thực trạng tình hình cơ cấu ngành nghề của ĐNGV của mỗi trường; qui mô tuyển sinh hằng năm và lộ trình đào tạo đào tạo của nhà trường để xác định cơ cấu ngành nghề của ĐNGV một cách hợp lý.

- Tỷ lệ giữa GV dạy lý thuyết với GV dạy thực hành: Được xác định dựa theo khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo của mỗi nhóm ngành đào tạo và mỗi nhà trường. Hầu hết chương trình đào tạo của các trường cao đẳng ngành GTVT được xây dựng theo định hướng công nghệ - ứng dụng, khối lượng kiến thức thực hành thường chiếm tỷ lệ từ 40% ÷ 60%. Tỷ lệ giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và khối lượng kiến thức thực hành và định mức khối lượng giảng dạy của


GV theo quy định về "chế độ làm việc của GV" ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ GD&ĐT là cơ sở để các trường quy hoạch tỷ lệ GV giảng dạy lý thuyết và GV giảng dạy thực hành một cách hợp lý.

- Tỷ lệ giữa GV cơ hữu với GV thỉnh giảng: Theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, số lượng GV cơ hữu phải đảm nhận tối thiểu 60% khối lượng chương trình tương ứng mỗi khối kiến thức của ngành đào tạo. Tuy nhiên, có thể tận dụng lợi thế của các trường cao đẳng ngành GTVT đều là trường công lập, tỉ lệ GV cơ hữu có thể quy hoạch hướng tới con số tối đa bởi khả năng tiềm tàng từ đội ngũ GV sẵn có của trường. Do lưu lượng SV lớn, khối lượng đào tạo thực hành công nghệ nhiều, GV thường phải đi công tác xa trường để hướng dẫn thực tập cho SV, nếu phụ thuộc vào GV thỉnh giảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch đào tạo của nhà trường.

c) Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng G V : Căn c ứ tiêu chuẩn chung của GV được quy định tại Luật Giáo dục (2005) và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đồng thời, kết hợp với các yêu cầu cụ thể theo khung năng lực của ĐNGV các trường cao đẳng GTVT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế để xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng GV như sau:

+ Chuẩn về trình độ đào tạo: Căn cứ theo Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 29, Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" để quy hoạch trình độ ĐNGV như sau:


Bảng 3.4: Quy hoạch trình độ ĐNGV các trường CĐGTVT giai đoạn 2013- 2020


Giai đoạn

Trường

2013-2015

2016-2020

Sau 2020

% Th.s

%TS

% Th.s

%TS

% Th.s

%TS

Trường đại học CNGTVT

70%

>50%

>90%

>75%

100%

>75%

Các trường cao đẳng GTVT

50%

≥10%

>70%

≥20%

100%

>20%

+ Chuẩn về kiến thức chuyên môn: Nắm vững kiến thức (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công giảng dạy.

+ Chuẩn về kiến thức bổ trợ: Hiểu biết về chương trình đào tạo, môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục; kiến thức về ngoại ngữ, tin học đủ để phục vụ giảng dạy, NCKH và giao lưu quốc tế.

+ Chuẩn về năng lực giảng dạy: Được trang bị đầy đủ các kỹ năng sư phạm như: kỹ năng thiết kế chương trình đào tạo; kỹ năng xây dựng đề cương môn học; kỹ năng viết giáo trình, sách chuyên khảo; kỹ năng thiết kế bài giảng; kỹ năng giảng dạy lý thuyết; kỹ năng hướng dẫn thực hành; kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá; kỹ năng sử dụng công nghệ, phương tiện hỗ trợ giảng dạy; kỹ năng tổ chức và điều khiển lớp học; kỹ năng gây hứng thú cho người học; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và trình bày bảng; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

+ Chuẩn về năng lực NCKH: Có kỹ năng thiết kế, lựa chọn vấn đề nghiên cứu; kỹ năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu; kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu; kỹ năng thu thập dữ liệu và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu; kỹ năng viết báo cáo, sáng kiến khoa học; kỹ năng viết bài đăng báo khoa học và tham gia hội thảo khoa học; kỹ năng tổ chức, hướng dẫn SV tham gia các hoạt động NCKH.

+ Chuẩn về năng lực quản lý và phục vụ cộng đồng: Có kỹ năng tham gia các hoạt động quản lý khoa, tổ bộ môn; kỹ năng quản lý SV, cố vấn học tập; kỹ năng tham gia các hoạt động đoàn thể quần chúng (sinh hoạt đảng, công đoàn...); kỹ năng


tổ chức triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu, công nghệ vào thực tiễn sản xuất; kỹ năng phổ biến kiến thức khoa học cho cộng đồng.

+ Chuẩn về đạo đức nghề nghiệp: Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.

- Đánh giá thực trạng ĐNGV của mỗi nhà trường: Phân tích chất lượng của đội ngũ so với chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy, năng lực NCKH, năng lực quản lý và phục vụ cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp của từng GV. Chất lượng GV cần được phân làm 04 loại, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch: Loại 1 là những GV đạt trên chuẩn, có triển vọng phát triển; Loại 2: GV đạt chuẩn; Loại 3: GV cận chuẩn, cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm; Loại 4: GV không đạt chuẩn, không có triển vọng phát triển.

- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV: Căn cứ kết quả đánh giá, phân loại GV để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ. Đối với những GV loại 1 có thể quy hoạch vào các vị trí trưởng, phó các tổ bộ môn để trở thành những GV đầu đàn; những GV loại 2 cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để tạo nguồn phát triển về chuyên môn; những GV loại 3 cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn; những GV loại 4 cần được xem xét để luân chuyển sang vị trí công tác khác phù hợp với khả năng của họ.

Các điều kiện cần thiết:

- Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV phải đảm bảo tính chiến lược.

- Công tác dự báo phải đảm bảo tính chính xác, dựa trên quy mô tuyển sinh hằng năm và các luận cứ, luận chứng của thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT và của mỗi nhà trường.

- Các trường phải được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính để chủ động trong việc xây dựng quy hoạch đội ngũ.

3.3.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên Mục tiêu của giải pháp:

- Thu hút và tuyển chọn được những người giỏi về kiến thức chuyên môn, có năng lực tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, có đạo đức nghề nghiệp về công tác tại


trường nhằm bổ sung những nhân tố mới, duy trì sự ổn định và phát triển ĐNGV của mỗi nhà trường.

- Sử dụng đúng năng lực, sở trường của mỗi cá nhân GV; thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm hợp lý nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ĐNGV trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Nội dung và cách thực hiện:

Phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối tham mưu giúp hiệu trưởng về đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV của nhà trường. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành GTVT; quy hoạch phát triển ĐNGV và nhu cầu tuyển dụng GV của từng đơn vị trong nhà trường theo từng giai đoạn cụ thể ... để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các phòng, ban, khoa, trung tâm thực hiện quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển hợp lý, đáp ứng mục tiêu chiến lược của nhà trường.

- Đổi mới xây dựng kế hoạch tuyển chọn: Trên cơ sở quy mô đào tạo, định mức công tác của GV, biên chế, lao động của nhà trường, hằng năm, phòng Tổ chức cán bộ tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyển chọn, tiếp nhận GV bổ sung cho ĐNGV còn thiếu trong suốt cả năm học. Để thực hiện tốt việc tuyển chọn và lựa chọn được những GV có năng lực, đạo đức nghề nghiệp, ổn định công tác và cống hiến lâu dài cho nhà trường, hiệu trưởng cần phê duyệt, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan tham mưu nghiên cứu các quy định về hồ sơ, quy trình, thủ tục và các tiêu chuẩn đối với người được tuyển chọn.

Khắc phục những hạn chế trong quá trình tuyển chọn GV dưới hình thức hợp đồng lao động bổ sung trong năm (hợp đồng thỉnh giảng), các trường đại học, cao đẳng ngành GTVT phải xây dựng kế hoạch tuyển chọn GV cho cả năm học, xác định chỉ tiêu định biên GV cho từng môn học, ở từng thời điểm cụ thể trong năm học nhằm bổ sung, thay thế kịp thời những GV nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác.

- Đổi mới xây dựng tiêu chí và quy trình tuyển chọn: Trên cơ sở Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học, cao đẳng quy định về tiêu chuẩn của GV, hiệu

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí