Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 2


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Về đề tài nghiên cứu của luận án, từ trước đến nay các khía cạnh riêng lẻ đã được đề cập, ở các mức độ và qui mô khác nhau. Thông thường các tác giả đề cập tới đề tài này theo sự phân loại như sau:

Vị trí địa lý: xem xét vấn đề trên địa bàn một tỉnh hoặc vùng kinh tế

Góc nhìn: đề tài có thể được xem xét từ các góc nhìn riêng rẽ như từ phía các ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

Khía cạnh đề cập: bao gồm một dịch vụ hay một nhóm dịch vụ cụ thể, có thể là các dịch vụ truyền thống, phổ biến hoặc dịch vụ mới

Qui mô xem xét: có thể từ phía một ngân hàng hay một chi nhánh ngân hàng

Trong một số trường hợp, nội dung xem xét tập trung vào giải quyết các vấn đề của các doanh nghiệp được phân theo ngành với các đặc thù của ngành đó Các tác giả có uy tín như PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, PGS. TS. Hoàng Xuân

Quế, TS. Nguyễn Kim Anh… trong thời gian qua đã có nhiều công trình và bài viết sâu sắc về các khía cạnh khác nhau của chủ đề trên. Nghiên cứu sinh trong quá trình chuẩn bị luận án đã thu nhận được nhiều thông tin quí báu từ các công trình của các tác giả trên.

Các đề tài nghiên cứu ở các cấp, các ngành khác nhau là nguồn thông tin có giá trị trong quá trình chuẩn bị luận án.

Các hội thảo quốc tế trong khuôn khổ năm APEC Việt nam 2006 với các chủ đề về phát triển DNVVN là dịp tốt để nghiên cứu sinh tích luỹ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.

Trên thế giới hiện có hai nhóm tổ chức tập trung nghiên cứu về chủ đề trên. Nhóm thứ nhất bao gồm các tổ chức quốc tế có uy tín như Ngân hàng Thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc… Các tổ chức này thường có các nghiên cứu theo chủ đề tài chính cho DNVVN với định hướng chia sẻ các kinh nghiệm thành công (thất bại) giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên theo đánh giá cá nhân của nghiên cứu sinh thì các báo cáo trong một số


trường hợp không đưa ra được các phân tích mang tính đặc thù của từng nền kinh tế dẫn đến các giải pháp không sát hoặc khó áp dụng trên thực tế.

Nhóm thứ hai bao gồm các trung tâm, tổ chức nghiên cứu của các định chế tài chính. Các tổ chức này tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình (hoặc theo đặt hàng của các khách hàng). Tuy nhiên các nghiên cứu này có xu hướng tập trung vào một nhóm dịch vụ hoặc đối tượng phục vụ cụ thể. Các vấn đề về lý luận và mô hình phân tích nhìn chung không được đề cập nhiều.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nội dung quan trọng này với ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn cao được đề cập một cách toàn diện và có hệ thống. Điều này được thể hiện thông qua các mặt sau:

Cách đặt vấn đề của đề tài là toàn diện, trong đó đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng đều không bị giới hạn về lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh cũng như tính chất sở hữu (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, Nhà nước…)

Nghiên cứu sinh đã xây dựng và áp dụng mô hình phân tích toàn diện và triệt để với sự có mặt của các yếu tố tham gia chính (ngân hàng, các DNVVN, hệ thống các cơ quan quản lý và các qui định pháp lý liên quan, hệ thống các tổ chức hỗ trợ và ngành nghề). Từng yếu tố trên đây cũng đã được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tính tổng thể và khách quan của các kiến nghị và giải pháp

Với góc nhìn toàn diện, các đề xuất được đưa ra dưới dạng các giải pháp trực tiếp và các giải pháp gián tiếp (kiến nghị), với điểm nhấn xem xét là từ phía các ngân hàng

Các kết luận của luận án được xây dựng và thiết kế để có thể triển khai và ứng dụng trong thời gian trước mắt và lâu dài.


* * *


CHƯƠNG I: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo Nghị định số 90/12001 NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được hiểu là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã được đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Điểm khác biệt giữa định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam với phần lớn các nước thành viên APEC và các nền kinh tế khác trên thế giới là trong định nghĩa chưa có sự phân biệt ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

Tại các nền kinh tế khác nhau, ở từng giai đoạn phát triển kinh tế thì định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thay đổi.

Tại Hongkong, các DNVVN được định nghĩa như sau:

Ngành Số nhân viên

Sản xuất Dưới 100

Phi sản xuất Dưới 50

Bên cạnh đó, từ góc độ là bên cung cấp dịch vụ, các ngân hàng tại Hongkong còn đưa ra định nghĩa DNVVN thông qua việc sử dụng các thông số sau:

Doanh thu hàng năm Mức độ tập trung tư bản Số lượng nhân viên Năng lực tín dụng


Tại Thái Lan, khái niệm các DNVVN được đưa ra một cách chi tiết và cụ thể hơn với sự tách biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Hai thông số quan trọng được sử dụng là số lượng nhân công và tài sản cố định.

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Bảng 1.1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thái Lan




Số lượng nhân công

Tài sản (không tính

đất) (triệu bạt)

Số lượng nhân công

Tài sản (không tính

đất) (triệu bạt)

Sản xuất

dưới 50

dưới 50

51-200

50-200

Dịch vụ

dưới 50

dưới 50

51-200

50-200

Bán buôn

dưới 25

dưới 50

26-50

50-200

Bán lẻ

dưới 15

dưới 50

16-30

30-60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 2


Nguồn: Kỷ yếu hội thảo (2006), Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, Hà nội.

Tại Đài Loan, tùy thuộc vào bản chất của từng ngành kinh doanh các cơ quan chính phủ có thể đưa ra định nghĩa về DNVVN dựa trên số lượng nhân viên thường xuyên:

- Trường hợp các doanh nghiệp được phân loại trong ngành sản xuất, ngành xây dựng hoặc ngành khai thác mỏ, số lượng nhân viên thường xuyên dưới 200 người

- Trường hợp các doanh nghiệp được phân loại trong các ngành dưới đây với số lượng nhân viên dưới 50 người: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi, ngành điện, nước và gas, ngành bán lẻ, bệnh viện, ngành giao thông và liên lạc, ngành tài chính và bảo hiểm, bất động sản và cho thuê, ngành dịch vụ công nghệ và khoa học, ngành dịch vụ giáo dục, ngành y tế và phúc lợi xã hội, ngành văn hóa thể thao và giải trí hoặc các ngành dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, theo Bộ Kinh tế Đài Loan, DNVVN được định nghĩa là những doanh nghiệp đăng ký với Bộ Kinh tế và đáp ứng các yêu cầu sau đây:


- Doanh nghiệp trong ngành sản xuất, ngành xây dựng, hoặc ngành khai thác mỏ có vốn góp không quá 80 triệu Nhân dân tệ.

- Doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp và chăn nuôi, ngành điện, nước và gas, ngành bán lẻ, bệnh viện, ngành giao thông liên lạc, tài chính và bảo hiểm, bất động sản và cho thuê, ngành dịch vụ công nghệ và khoa học, ngành y tế và phúc lợi xã hội, ngành văn hóa thể thao và giải trí hoặc các ngành dịch vụ khác có doanh thu của Nhà nước không quá 100 triệu Nhân dân tệ.


Tóm lại, tại các nền kinh tế trên thế giới việc định nghĩa doanh nghiệp ở qui mô nào được coi là DNVVN được xem xét trên góc độ của từng ngành và lĩnh vực khác nhau, với mục đích chung là tạo ra sự đồng đều tương đối. Qua đó tránh tình trạng các doanh nghiệp có cùng chỉ số (ví dụ như lao động) nhưng trên thực tế lại khác nhau quá lớn về phương thức quản lý và điều hành doanh nghiệp. Việc sử dụng các chỉ số chung về vốn và lao động để định nghĩa các DNVVN tại Việt nam hiện nay có thể tạo ra trường hợp hai doanh nghiệp đều được phân loại là DNVVN, có số lao động trung bình hành năm như nhau (đều dưới 300 người) nhưng có số vốn đăng ký chênh lệch nhiều lần và cách thức quản trị doanh nghiệp khác xa nhau.


Tại Việt nam, các chính sách trợ giúp DNVVN được đề cập trong Nghị định 90 là các định hướng cơ bản về trợ giúp phát triển các DNVVN để các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương xây dựng các chương trình trợ giúp cụ thể. Trên cơ sở Nghị định 90, bước đầu đã hình thành một hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển DNVVN ở Trung ương và địa phương, đã huy động các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp từng bước thực hiện có kết quả các chính sách của Nhà nước.


Các lĩnh vực chính sách cụ thể hỗ trợ DNVVN mà Nghị định 90 đề cập đến bao gồm:


- Các chính sách xúc tiến đầu tư


- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN

- Các chính sách về cơ sở kinh doanh, hỗ trợ mặt bằng sản xuất

- Các chính sách về thị trường và khả năng cạnh tranh

- Các chính sách xúc tiến xuất khẩu

- Các chính sách hỗ trợ thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực

- Các chính sách khuyến khích các hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức cung cấp dịch vụ

Các chính sách cụ thể trên nhằm tới các mục tiêu:

- Cải thiện hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của DNVVN

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho DNVVN phát huy sự năng động và sáng tạo

- Tăng cường năng lực quản lý của DNVVN

- Khuyến khích việc phát triển công nghệ và nguồn nhân lực của DNVVN

- Tăng cường sự hợp tác của DNVVN với các doanh nghiệp lớn

1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2006 Việt nam có khoảng 210.000 doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệp. Trong số này khoảng 96% là các DNVVN với số lượng là 200.000. Khu vực DNVVN đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của các nền kinh tế nói chung và của Việt nam nói riêng. Đặc biệt là đối với Việt nam đang trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Vai trò của các DNVVN thể hiện qua các mặt sau đây:

Tạo ra việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

Huy động các nguồn vốn và sức mạnh của xã hội trong sản xuất, kinh doanh

Đóng góp quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Tạo thêm thu nhập cho phần lớn người lao động

Đóng góp vào phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau

Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội


Đóng góp cho ngân sách Nhà nước

Đào tạo các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp lớn trong tương lai và tạo nền tảng kinh tế ban đầu cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn

Cùng với các doanh nghiệp lớn tạo ra các mối liên kết hiệu quả trong tổng thể các chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu.

Các vai trò kể trên có thể gộp thành hai nhóm chính-phát triển kinh tế và xã hội. Các DNVVN luôn là kênh huy động quan trọng nguồn vốn của xã hội phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Điều này có được nhờ đặc tính dễ hình thành của các DNVVN. Đặc tính linh hoạt, dễ chuyển đổi và thay đổi định hướng kinh doanh đã giúp các DNVVN cùng với các doanh nghiệp lớn tạo ra các mối liên kết hiệu quả trong các chuỗi giá trị. Các DNVVN cũng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động là vai trò quan trọng của các DNVVN trong phát triển xã hội.

Các DNVVN được đánh giá là bộ phận năng động của nền kinh tế. Hiện nay mức độ đóng góp của các DNVVN vào nền kinh tế ngày càng gia tăng: khoảng 39% GDP, 32% tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và sử dụng trên 90% số lao động có việc làm thường xuyên.

Cơ cấu của DNVVN tính đến 30/6/2005: Cơ cấu ngành nghề:

- Công nghiệp: 17%,

- Xây dựng: 14%

- Nông nghiệp: 14%,

- Dịch vụ: 55%. Loại hình Doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp Nhà nước:

0,3%,

- Công ty cổ phần:

12,5%,

- Doanh nghiệp tư nhân:

31,8%,


- Công ty trách nhiệm hữu hạn: 55,4%.

Theo kế hoạch, đến năm 2010 Việt nam sẽ có 500.000 doanh nghiệp (đa phần là DNVVN đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp). Vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế được tạo ra chủ yếu là do các đặc điểm của các doanh nghiệp này (được đề cập chi tiết hơn ở phần sau). Tính dễ khởi sự đã tạo điều kiện cho việc thành lập các DNVVN trở nên dễ dàng, do đó góp phần tích cực vào việc tạo việc làm. Số lượng đông đảo các DNVVN đã tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho mục đích kinh doanh và đầu tư. Với một môi trường kinh doanh thuận lợi thì rào cản tham gia vào thị trường là tương đối thấp, góp phần khuyến khích các cá nhân có tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship) tham gia kinh doanh và thành lập doanh nghiệp. Việc luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và lao động của các DNVVN góp phần tích cực vào phát triển đồng đều giữa các vùng. Cọ xát và tích luỹ kinh nghiệm trên thương trường góp phần đào tạo các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp lớn cũng như tạo điều kiện cho các DNVVN hội nhập hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới. Tại nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, chiến lược phát triển DNVVN gắn liền với chiến lược phát triển doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế mà trong đó mục tiêu ban đầu là tạo mối liên kết với các doanh nghiệp lớn trong các chuỗi giá trị và hệ thống công nghiệp phụ trợ. Tính linh hoạt và năng động tạo điều kiện cho các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các DNVVN được phân loại thông qua qui mô, tuy nhiên bản thân điều này cũng tạo nên các đặc điểm của DNVVN. Trong các điều kiện và các hoàn cảnh khác nhau thì đây có thể là điểm mạnh hoặc điểm yếu của các doanh nghiệp này.

Thứ nhất phải kể đến tính dễ khởi sự. Luật Doanh nghiệp hiện nay áp dụng đối với các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện cũng không qui định mức vốn pháp định bắt buộc khi khởi sự doanh nghiệp. Luật cũng không qui định số lượng lao động tối thiểu khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Cùng với môi trường kinh doanh đang được cải thiện thì số lượng các DNVVN đăng ký mới gia

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí