Cho Vay Tiêu Dùng Có Tính Nhạy Cảm Theo Chu Kỳ Của Nền Kinh Tế


định các nguyên nhân của thực trạng cho vay tiêu dùng và tìm ra các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Bắc Ninh.

– Nghiên cứu định lượng:

+ Phương pháp đối chiếu so sánh để xem xét sự biến động của các chỉ

tiêu


nhánh


+ Phương pháp tỷ số để xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của chi

Về phương pháp thu thập dữ liệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

+ Đối với dữ liệu sơ cấp:

Tác giả thu thập thông tin là các phản ánh của khách hàng cũng như cán bộ nhân viên chi nhánh về quy trình, chính sách, sản phẩm CVTDKHCN của Agribank Thành phố Bắc Ninh thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp.

Phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh - 3

+ Dữ liệu thứ cấp:

Tác giả thu thập các số liệu về doanh số cho vay, nợ xấu, nợ quá hạn, thị phần,... thông qua các thông tin có sẵn: Niên giám thống kê, trang Google, các BCTC, báo cáo tổng kết trên trang web của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra tác giả còn thực hiện khai thác số liệu về CVTDKHCN từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, một số trang Web của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn cũng tham khảo kết quả điều tra, phân tích về phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân ở một số luận văn thạc sĩ của các tác giả khác về đề tài phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân, để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho việc vận dụng vào phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh.

Về phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu:

Số liệu thu được từ các nguồn nêu trên được tác giả tổng hợp lại xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng phát


triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh, mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ quan, khách quan ...để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp. Phân tích thống kê và mô tả về các số liệu kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020.

6. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng KHCN ở Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh.


CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM

1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM

1.1.1. Khái niệm

Trước đây các ngân hàng thường tập trung cho vay sản xuất kinh doanh và ít cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình. Họ cho rằng cho vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, doanh số thấp. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính trung gian khác, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn khiến thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút. Thực trạng này đòi hỏi các ngân hàng phải tìm cách chuyển hướng sang hoạt động khác để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế khiển mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh mẽ, gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, nhu cầu du lịch...Cho vay tiêu dùng trở thành một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng đối với ngân hàng. Các ngân hàng chuyển hướng sang tập trung mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng.

Có nhiều khái niệm khác nhau về cho vay tiêu dùng. Trong “Tín dụng ngân hàng”, nhóm tác giả đưa ra khái niệm: Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thỏa thuận với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sử dụng khoản vay với mục đích chi tiêu, mua sắm phục vụ nhu cầu đời sống theo nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi phát sinh.

Trong “Tiền tệ ngân hàng”, Cho vay tiêu dùng được định nghĩa là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng (người cho vay) với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Mục đích sử dụng khoản vay là đề tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống của khách hàng trên nguyên tắc khách hàng sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi vay tại một thời điểm xác định.


Hoặc: Cho vay tiêu dùng là khoản vay được sử dụng với mục đích tiêu dùng mua nhà, mua xe, du học, chi tiêu, làm kinh tế hộ.... có thể có hoặc không yêu cầu tài sản đảm bảo quan điểm của tác giả Phan Thị Thu Hà trong Giáo trình Ngân hàng thương mại.

Định nghĩa về cho vay tiêu dùng có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản là giống nhau, cùng đề cập đến mục đích của loại cho vay này: Cho vay tiêu dùng là để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, những người có nhu cầu nâng cao mức sống nhưng chưa có khả năng chi trả trong hiện tại. Ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thu được gốc hoàn trả cùng lợi nhuận từ khoản vay.

Trong nghiên cứu này, cho vay tiêu dùng KHCN được hiểu là sự chuyển nhượng một lượng giá trị tiền tệ hoặc hiện vật từ các NHTM sang người đi vay (cá nhân và hộ gia đình trong nền kinh tế) nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng

1.1.2.1. Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ của nền kinh tế

Thu nhập của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, mọi người kỳ vọng rằng trong tương lai thu nhập của mình sẽ tăng cao và họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn. Đồng thời nhà sản xuất được khuyến khích sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm, từ đó khuyến khích được nhu cầu tiều dùng của dân cư. Nếu thu nhập của người dân không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ phát sinh nhu cầu vay vì tin tưởng rằng với nền kinh tế lạc quan như vậy, chắc chắn họ sẽ hoàn trả được các khoản vay Ngân hàng trong tương lai. Các ngân hàng cũng lạc quan về nền kinh tế nên sẽ mở rộng quy mô tín dụng. Vì vậy


cho vay tiêu dùng sẽ phát triển khi nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, với nền kinh tế suy thoái thì quy mô cho vay tiêu dùng sẽ bị thu hẹp.

1.2.2.2. Đặc điểm về khoản vay

Đặc điểm nổi bật của các khoản vay tiêu dùng là thường nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng chứ không xuất phát từ mục đích kinh doanh. Các khoản vay hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của khách hàng. Quy mô của từng món vay nhỏ, nhưng tổng số món vay lại lớn do nhu cầu vay tiêu dùng là khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên. Vì vậy, ngân hàng rất dễ để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Nền kinh tế xã hội càng phát triển, nhu cầu về cho vay tiêu dùng càng cao.

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao do quy mô của các khoản vay tiêu dùng nhỏ, trong khi số lượng các món vay lớn, vì vậy, chi phí của ngân hàng đối với cho vay tiêu dùng thường lớn. Hơn nữa, khách hàng vay tiêu dùng thường không quan tâm nhiều đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng kì nên ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các đối tượng khác để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Nguồn trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng chính là thu nhập thường xuyên của họ. Mức thu nhập của những khách hàng này thường khá cao và tương đối ổn định vì ngân hàng phải phân tích tình hình thu nhập của khách hàng trước khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, những đối tượng có thu nhập thấp thường có nhu cầu tín dụng không cao, chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch để cân đối thu nhập và chi tiêu. Những cá nhân có thu nhập trung bình và thu nhập cao thường có nhu cầu tín dụng cao hơn để tài trợ một cách linh hoạt cho chi tiêu, mà vẫn có khoản vốn để đầu tư nhằm tăng thu nhập.


Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro rất cao. Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng thường được chia thành 2 loại:

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: là những tổn thất xảy ra khi khách hàng không trả các khoản nợ đúng hạn theo như hợp đồng đã kí kết giữa ngân hàng và khách hàng.

- Rủi ro không có khả năng trả nợ: là những tổn thất xảy ra trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Hậu quả của loại rủi ro này là ngân hàng bị mất một phần hoặc toàn bộ số vốn vay. Những tổn thất loại rủi ro này gây ra rất khó dự kiến trước và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng đa dạng nhất của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động này có thể được phân loại theo rất nhiều tiêu thức như sau:

1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng

- Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan):

Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của các khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Non-residential Mortgage Loan):

Đây là các khoản vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, chữa bệnh và du lịch.

1.1.3.2. Căn cứ vào cách thức hoàn trả

- Cho vay tiêu dùng trả một lần:

Theo cách thức cho vay này, khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Các khoản vay thường có giá trị nhỏ và thời hạn cho vay không dài.

- Cho vay trả góp


Đây là hình thức tín dụng tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ gồm số tiền gốc và lãi cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong suốt thời gian được cấp tín dụng.

- Cho vay tuần hoàn

Cho vay tuần hoàn là khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Trong thời gian thoả thuận, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ, khách hàng thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng.

1.1.3.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo

Cho vay tiêu dùng là loại hình tín dụng có rủi ro cao, vì vậy, khi ngân hàng cho khách hàng vay thường yêu cầu có tài sản đảm bảo. Căn cứ theo hình thức đảm bảo, cho vay tiêu dùng được chia thành 3 loại:

- Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập

Đây là loại hình cho vay không cần có tài sản đảm bảo, mà ngân hàng cho vay dựa trên thu nhập của khách hàng.

- Cho vay cầm cố, thế chấp:

Đây là loại hình cho vay cần có tài sản đảm bảo.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ khoản vay

Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vay mua sắm phương tiện đi lại…

1.1.3.4. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan):

Đây là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng.


(5)

(4)


Ngân hàng


Doanh nghiệp bán lẻ

(1)


(6)


(2)

(3)


Người tiêu dùng

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1) Ngân hàng và doanh nghiệp bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền được bán chịu và loại tài sản được bán chịu.

(2) Doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị hàng hoá.

(3) Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4) Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.

(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp bán lẻ.

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):

Đây là các khoản tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng trực tiếp và cấp tín dụng cho khách hàng cũng như thu nợ trực tiếp từ khách hàng.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí