Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Tổ Chức Tài Chính Nông Thôn


hiện khảo sát và đánh giá về bức tranh chung tài chính nông thôn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt việc thực hiện nghị định 28/2005 của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ [46].

Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu phân tích về các khía cạnh hoạt động của từng TCTCNT riêng rẽ.

TS. Đoàn Văn Thắng trong luận án tiến sỹ năm 2003 “Giải pháp hoàn thiện hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn” đã thực hiện phân tích một số hoạt động cơ bản của AGRIBANK và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động trong tương lai [91]. Trần Thanh Hà thực hiện bàn luận và phân tích một số vấn đề liên quan tới các hoạt động bán lẻ trong luận văn thạc sỹ “Chiến lược mở rộng hoạt động bán lẻ của NHNo&PTNT trong giai đoạn hiện nay” năm 2003 [13].

Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, TS. Lê Minh Hồng trong luận án tiến sỹ “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND trong khu vực kinh tế nông thôn Việt Nam” năm 2000 [16] và Th.S. Bùi Chính Hưng với luận văn “Giải pháp phát triển QTDND ở Việt Nam” năm 2004 đã phân tích về hoạt động và các khuyến nghị phát triển hệ thống QTDND [17]. Một số khuyến nghị của hai nghiên cứu trên đã được ngân hàng nhà nước áp dụng cho quá trình cơ cấu lại hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2005.

Một số nghiên cứu về Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đã được thực hiện. TS. Hà Thị Hạnh với luận án “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH” năm 2003 tập trung vào giải quyết các vấn đề tổ chức hoàn thiện hoạt động của NHCSXH [14]. Seward với bài “Nghiên cứu chính sách khu vực tài chính: Ngân hàng Chính sách xã hội” năm 2004 cũng thực hiện phân tích về các vấn đề khó khăn của NHCSXH, cũng như hướng phát triển cho ngân hàng này trong trung hạn [194]. Th.S. Trương Thị Hoài Linh trong luận văn “Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo cuả NHCSXH Việt Nam” năm 2004 tập trung vào hoạt động tín


dụng của NHCSXH [29], luận văn “Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH” của Th.S. Lê Huy Du năm 2004 tập trung vào hoạt động huy động vốn, chủ yếu là tiết kiệm đối với ngân hàng [12].

Trong các nghiên cứu trên, vấn đề phân tích sự phát triển hoạt động của các TCTCNT Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế chưa được đề cập một cách toàn diện và có hệ thống. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cũng như mô hình về mối quan hệ giữa các biến đánh giá đã được tổng kết. Những kinh nghiệm quốc tế cho sự phát triển các TCTCNT nói chung đã có, nhưng khả năng áp dụng đối với từng TCTCNT Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phân tích kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm của từng tổ chức. Thời điểm phân tích dừng lại ở số liệu năm 2005.

Các công cụ phân tích chủ yếu là định tính. Với luận án này, tác giả đã thực hiện phân tích đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống sự phát triển hoạt động các TCTCNT dựa trên các chỉ tiêu cụ thể đã được xây dựng trong lý thuyết, kiểm định mô hình kinh tế lượng cho một TCTCNT điển hình ở Việt Nam. Thực tiễn phân tích hoạt động của các TCTCNT được kết hợp với kinh nghiệm quốc tế, tạo cơ sở cho các giải pháp phát triển hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam - 3

i. Khẳng định mức độ tiếp cận và tính bền vững là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn (TCTCNT). Trên cơ sở đó, hai kết luận mới được đúc kết từ nghiên cứu thực trạng các TCTCNT chính thức ở Việt Nam:

- Thứ nhất, mức độ tiếp cận của các TCTCNT chính thức ở Việt Nam chưahiệu quả. Độ rộng tiếp cận của các TCTCNT Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, với mức độ tăng trưởng khách hàng trên 8%/năm, tăng trưởng tín dụng trên 25%/năm, và tăng trưởng tiết kiệm trên 30%/năm. Sự mở rộng tiếp cận của các TCTCNT chính thức đã đóng góp đáng kể cho


sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn thời gian qua. Tuy vậy, tăng trưởng dư nợ quá nhanh có thể dẫn đến khả năng rủi ro nợ nần lớn đối với các hộ thu nhập thấp. Số lượng dịch vụ tài chính cung ứng kém đa dạng, chủ yếu là cho vay và tiết kiệm. Độ sâu tiếp cận của các TCTCNT Việt Nam kém hơn so với thông lệ quốc tế 20%, trong khi mức này của các TCTCNT chính thức từ 40- 150%. Ngân hàng chính sách có độ sâu tiếp cận tốt nhất trong các TCTCNT chính thức (42,78%), nhưng vẫn kém hơn các TCTCNT bán chính thức (23,21%).

- Thứ hai: tất cả các TCTCNT chính thức Việt Nam đều hoạt động không bềnvững về tài chính. Tính bền vững hoạt động OSS của các TCTCNT trên 100%, nhưng chưa đạt mức tiêu chuẩn quốc tế 120%. Tính bền vững tài chính FSS của AGRIBANK và các QTDND đạt mức 95%; trong khi Ngân hàng NHCSXH chỉ đạt mức 48,8%. Mức độ sinh lời của các TCTCNT chính thức đều thấp mặc dù đều nhận được trợ cấp gián tiếp hoặc trực tiếp, với ROA dưới 1%, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế 2%.

ii. Kiểm nghiệm bằng mô hình hồi quy bình quân nhỏ nhất OLS và mô hình phân tích nhân tố về mối quan hệ giữa hai biến mức độ tiếp cận và tính bền vững dựa trên số liệu điều tra thị trường 477 QTNDN, cho kết quả phù hợp với giả thuyết về mối quan hệ phức tạp giữa hai biến này. QTDND lớn và thành lập sớm hơn thường tập trung vào các thị phần khách hàng khá giả hơn; QTDND có quy mô nhỏ tập trung vào việc đạt mức độ bền vững trước, vì vậy chỉ tập trung vào những thị trường nhất định và điều này làm giảm sự tiếp cận của các khách hàng khác.

iii. Đổi mới cơ cấu tổ chức của các TCTCNT: Chuyển NHCSXH thành mô hình “NH bán buôn” cho các TCTC nông thôn nhỏ vay lại; cho phép một số QTDND cơ sở hoạt động tốt phát triển thành ngân hàng nông thôn, hoặc hợp nhất một số QTDND trên cùng địa bàn để tăng cường quy mô và phạm vi hoạt động; khuyến khích các TCTCNT quy mô nhỏ thành lập và hoạt động trên cơ


sở các chương trình tín dụng – tiết kiệm bán chính thức hoặc phi chính thức; chưa nên cổ phần hóa AGRIBANK ngay trong năm 2008-2009 do những điều kiện bất lợi về thị trường, cũng như tầm quan trọng của AGRIBANK đối với phát triển nông thôn. Lộ trình cổ phần hóa AGRIBANK cần thực hiện như sau: tăng cường năng lực tài chính; thực hiện cổ phần hóa một số công ty con, một số chi nhánh khu vực đô thị; thí điểm chuyển đổi một số chi nhánh nông thôn và rút ra bài học kinh nghiệm cho cả hệ thống.

iv. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động cụ thể đối với các QTDND cơ sở dựa trên mô hình SWOT, bốn nhóm chiến lược cần cân nhắc bao gồm: chiến lược phát triển SO, chiến lược cạnh tranh WO, chiến lược chống đối ST, chiến lược phòng thủ WT.

v. Xây dựng văn hóa kinh doanh mới cho các TCTCNT trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế: Áp dụng nguyên tắc kinh doanh lành mạnh, nhận thức hoạt động này không phải là từ thiện; phát triển các dịch vụ hỗ trợ/xã hội nếu có đủ điều kiện.

BỐ CỤC LUẬN ÁN


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu, các hình vẽ minh hoạ và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia làm 3 chương được trình bày tóm tắt như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động của tổ chức tài chính nông thôn

Chương II: Thực trạng phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam

Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN


1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN


1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức tài chính nông thôn


1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tổ chức tài chính nông thôn


Các tổ chức tài chính nông thôn (TCTCNT) đã ra đời từ khi có hoạt động tài chính. Các tổ chức này trong thời kỳ đầu tiên thường thuộc khu vực phi chính thức như phường hụi họ, người cho vay nặng lãi. Đầu những năm 50, các chiến lược phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba tập trung cho phát triển nông nghiệp, giúp đỡ người nghèo, và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của dân chúng sống ở nông thôn. Các chương trình phát triển thực hiện cung cấp tín dụng lãi suất thấp với mục tiêu phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói ở khu vực nông thôn [179]. Các chương trình này của chính phủ, hoặc của các nhà tài trợ, hoặc một số quốc gia thành lập ngân hàng chuyên biệt tập trung phục vụ lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực nông thôn [203]. Tới những năm 70, các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước chiếm ưu thế trong việc cung cấp tín dụng sản xuất đến những khách hàng chưa bao giờ tiếp cận được tới tín dụng chính thức. Trong khi đó, các chương trình tài chính nông thôn do các nhà tài trợ hỗ trợ thường bao gồm cả tín dụng và đào tạo. Điểm chung đối với cả hai loại chương trình tài chính nông thôn này là đều được bao cấp.

Tuy vậy, mô hình tín dụng bao cấp có mục tiêu được hỗ trợ “sau lưng” là trọng tâm của những chỉ trích trong một thời gian dài. Phần lớn


các chương trình này thất thoát vốn lớn và luôn cần phải tái cấp vốn thường xuyên để tiếp tục hoạt động. Vì vậy, các giải pháp theo cơ chế thị trường cho tài chính nông thôn là điều hết sức cần thiết để phát trieenr các tổ chức này và tăng cường vai trò của chúng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều này dẫn đến một cách tiếp cận mới, coi tài chính nông thôn như một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ hệ thống tài chính. Cuộc tranh luận về việc xây dựng các tổ chức tài chính bền vững nhằm phục vụ người nghèo hay tiếp tục giải ngân các khoản vay bao cấp tới các khách hàng lên tới đỉnh điểm vào cuối thập kỷ 70. Tới những năm 80, các tổ chức phi chính phủ địa phương bắt đầu tìm kiếm một phương pháp mang tính lâu dài hơn các phương pháp tạo thu nhập không bền vững cho mục đích phát triển cộng đồng. Ở Châu Á, GS. Muhammed Yunus đã áp dụng mô hình cho vay qua nhóm thí điểm đối với những người không có đất đai với vẻn vẹn 27 USD ban đầu. Mô hình ngân hàng Grameen được thành lập năm 1983 hiện phục vụ 53 triệu khách hàng với số lượng 5,1 tỷ USD (96% là phụ nữ) và đã trở thành mẫu hình cho 23 quốc gia trên thế giới. Ở Châu Mỹ Latinh, ACCION hỗ trợ phát triển nhóm tương hỗ cho vay những người bán hàng rong, còn quỹ Carvajal lại phát triển thành công hệ thống đào tạo và tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ cá thể nông thôn [22].

Sự thay đổi cũng diễn ra trong khu vực chính thức. Ngân hàng Nhân dân Indonesia, một ngân hàng nông thôn thuộc sở hữu nhà nước đã ngừng hẳn việc cung cấp tín dụng bao cấp và tiến hành một phương pháp vận hành theo các nguyên tắc thị trường. Đặc biệt, ngân hàng Nhân dân Rakyat Indonesia (BRI) đã phát triển một hệ thống khuyến khích người vay (những nông dân nghèo) và nhân viên của mình một cách rất rõ ràng, khen thưởng


với những người trả nợ đúng hạn, và hoạt động dưạ trên huy động tiết kiệm cũng như nguồn vốn của ngân hàng [193].

Kể từ những năm 80 đến nay, nhiều TCTCNT đã phát triển một cách bền vững. Các nhà tài trợ tích cực ủng hộ và khuyến khích các hoạt động tài chính nông thôn quy mô nhỏ, tập trung nguồn lực tài chính cũng như các hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức tài chính vi mô đã đạt được sự tiếp cận và mức tài chính bền vững.

Đến những năm 90, các hoạt động của TCTCNT được mở rộng, không chỉ bao gồm hoạt động cung cấp tín dụng. Tiết kiệm, bảo hiểm và chuyển tiền đã được nhiều tổ chức tài chính cung cấp cho dân chúng và các doanh nghiệp nông thôn. Tuy vậy, hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số và tần suất sử dụng vẫn là hoạt động tín dụng.

Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các TCTCNT. Liên hiệp quốc đã chọn năm 2005 là “Năm quốc tế về tài chính vi mô”, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của tài chính vi mô nói riêng, tài chính nông thôn nói chung từ những thử nghiệm trong thập kỷ 70 tới một trào lưu mang tính toàn cầu. Hoạt động của các TCTCNT không chỉ lôi cuốn sự chú ý của các nhà tài chính, các nhà phát triển mà còn tạo sự quan tâm lớn đối với các nhà báo, chuyên gia nghiên cứu, các nhà làm luật và công chúng nói chung trên toàn thế giới. Ngày 13/10/2006, giải thưởng Nobel hòa bình đã được trao cho GS. TS. Muhammed Yunus, và trước đó ông đã nhận được 61 giải thưởng quốc tế cho những đóng góp đối với lĩnh vực tài chính nông thôn [22]. Ông là người đi tiên phong trong việc giới thiệu và áp dụng phương thức tài chính vi mô hỗ trợ người nghèo thoát nghèo, và cụ thể là mô hình ngân hàng Grameen tại Bangladesh. Giải thưởng này là sự ghi nhận của thế giới về vai trò của tài chính vi mô nói riêng, tài chính


nông thôn nói chung trong cuộc chiến chống đói nghèo và hỗ trợ nông thôn phát triển [24]. “Nó cũng nhấn mạnh tới sự phát triển của tài chính nông thôn không chỉ còn trong khuôn khổ lĩnh vực phát triển, mà đã trở thành một phần của lĩnh vực tài chính hiện đại” [46].

1.1.1.2. Khái niệm tổ chức tài chính nông thôn (TCTCNT)

Tài chính nông thôn bao gồm cả tài chính quy mô lớn và tài chính quy mô nhỏ (tài chính vi mô), nhưng do đặc thù khu vực nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo cao, mức sống nhìn chung thấp hơn nhiều so với thành thị, tài chính nông thôn thường được gắn liền với tài chính vi mô. Về hoạt động, tài chính nông thôn trước kia thường được hiểu là sự cung cấp tín dụng ưu đãi. Hiện nay theo xu thế phát triển chung, khái niệm tài chính nông thôn gắn liền với các chính sách tài chính bền vững cho khu vực nông thôn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Các tổ chức tài chính nông thôn là một phần cấu thành tài chính nông thôn.

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tổ chức tài chính nông thôn. Theo Fries, tổ chức tài chính nông thôn (TCTCNT) là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đơn vị (dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức khác) trong khu vực nông thôn, hiện hữu trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu địa bàn nông thôn [147]. Theo Ledgerwood, TCTCNT thường cung cấp các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm [165]. Theo Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD, tổ chức tài chính nông thôn được hiểu là các tổ chức tài chính chính thức (bao gồm các Ngân hàng cộng đồng, ngân hàng tư nhân ở nông thôn, các hợp tác xã tín dụng tiết kiệm, ngân hàng phát triển nông nghiệp, các ngân hàng theo mô hình Grameen Bank, các NGOs có chương trình tín dụng) thực hiện cung cấp tín dụng và các dịch vụ khác đối với khu vực nông thôn theo

Ngày đăng: 14/11/2022