Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 4


Tourism in Africa” đã đưa ra 05 nguyên tắc chính để PTBV du lịch tại Châu Phi: (1) Các yếu tố xã hội, kinh tế, công nghệ và sinh thái liên quan phải được xem xét một cách tổng thể trong phát triển du lịch; (2) Chính sách ở tất cả các cấp có một vai trò quan trọng trong việc quản lý du lịch bền vững; (3) Yêu cầu tư duy dài hạn ít nhất ba thế hệ trong tương lai cho việc cân bằng giữa tự nhiên và năng lực khai thác của con người; (4) PTBV du lịch cần thúc đẩy đáp ứng nhu cầu con người và đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống sinh thái; (5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác trong việc phát triển du lịch là rất quan trọng. Nghiên cứu của Dumbraveanu (2007) “Principles and Practice of Sustainable Tourism Planning” đưa ra 06 nguyên tắc du lịch bền vững: (1) Giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường để có được sự bền vững sinh thái, bằng cách đóng góp để duy trì và tăng cường bảo tồn thông qua việc trả lại một phần nguồn thu đối với các khu bảo tồn; (2) Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến các cộng đồng địa phương và các thành viên của cộng đồng để có được bền vững xã hội; (3) Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch về văn hóa, phong tục truyền thống của các cộng đồng địa phương để đạt được tính bền vững văn hóa;

(4) Tối đa hóa các lợi ích kinh tế của người dân địa phương từ việc phát triển du lịch, để có được sự bền vững kinh tế; (5) Giáo dục, chuẩn bị và thông tin; (6) Kiểm soát địa phương - nguyên tắc cơ bản về du lịch bền vững.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chí và chỉ số đo lường sự PTBV: Huang (2011) với chủ đề “Good Practice in Sustainable Tourism” phát triển một hệ thống đo lường dựa trên các tiêu chí và chỉ số hệ thống thường được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận về thực hành tốt du lịch bền vững, đồng thời đóng góp vào công tác giám sát và hệ thống báo cáo. Khung nghiên cứu du lịch bền vững được tác giả xây dựng với 08 tiêu chí: (1) Biến đổi khí hậu - năng lượng và hiệu quả tài nguyên; (2) Di sản thiên nhiên và văn hóa; (3) Đánh giá chất lượng, chứng nhận và xây dựng thương hiệu; (4) Quản lý chuỗi cung ứng bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (5) Quản lý điểm đến và quản trị tốt; (6) Vận tải và du lịch bền vững; (7) Mạng lưới tri thức, đào tạo và giáo dục; (8) Tiêu thụ bền vững, sản xuất và du lịch. Đồng cách tiếp cận trên, nghiên cứu của Anna Torres và Saarinen (2014) với chủ đề “Using


indicators to assess sustainable tourism development: a review” đã phân tích một cách hệ thống việc lựa chọn và vận dụng các tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá PTBV du lịch của các tác giả: McCool và cộng sự (2001), Chris và Sirakaya (2006), Moore và Polley (2007), McElroy (1998), Sanchez và Pulido (2008), Castellani và Sala (2010), Blancas và cộng sự (2010), đồng thời chỉ ra các thách thức trong sử dụng các chỉ tiêu này ở cấp độ địa phương.

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến PTBV: Nghiên cứu của Butler (1999) với chủ đề “Sustainable Tourism: A State-of-the-Art Review chỉ ra ba yếu tố cụ thể liên quan đến các ứng dụng của PTBV cho ngành du lịch là: (1) Sức chứa điểm đến (carrying capacity); (2) Năng lực kiểm soát sự quá tải trong du lịch (control over tourism) và (3) Du lịch đại chúng hoặc du lịch thông thường (mass or conventional tourism). Nghiên cứu của Tosun (2001) với chủ đề “Challenges of Sustainable Tourism Development In the Developing World: The Case of Turkey” đã trình bày những thách thức để PTBV du lịch ở các nước đang phát triển bao gồm các ưu tiên của chính sách kinh tế quốc gia, cơ cấu hành chính công, sự xuất hiện của các vấn đề môi trường thông qua thương mại hóa, và cấu trúc của hệ thống du lịch quốc tế. Nghiên cứu của Angelkovaa (2012) với chủ đề “Sustainability and Competitiveness of Tourism” đã chỉ ra rằng du lịch là hoạt động có tác động lớn về PTBV. Tính bền vững của du lịch liên quan đến việc mở rộng hợp tác giữa các công ty du lịch, điểm du lịch và các cơ quan quốc gia, khu vực và địa phương để trang trải một nhóm lớn các thách thức và đồng thời để duy trì cạnh tranh. Cơ hội cho PTBV du lịch và bảo tồn năng lực cạnh tranh, ảnh hưởng chủ yếu bởi chất lượng của môi trường, bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn và giá trị khác, hàng hóa và các nguồn lực. Đối với tính bền vững, nó được coi là bất kỳ loại hình du lịch, góp phần vĩnh viễn đối với việc bảo vệ và thúc đẩy môi trường, thiên nhiên và các nguồn lực khác, các giá trị văn hóa và tính toàn vẹn của các cộng đồng địa phương. Nghiên cứu của Amir và cộng sự (2015) với chủ đề “Sustainable Tourism Development: A Study on Community Resilience for Rural Tourism in Malaysia” đã thảo luận khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Malaysia với sự giúp đỡ của các quy hoạch PTBV trong du lịch nông thôn. Nghiên cứu cho thấy PTBV du lịch ở khu vực nông thôn sẽ


góp phần cải thiện khả năng phục hồi trong cộng đồng địa phương. Đồng thời khẳng định cần có các chiến lược để đảm bảo sự PTBV du lịch nông thôn và để duy trì khả năng phục hồi của cộng đồng địa phương.

Cuối cùng, nghiên cứu của Ninerola và các cộng sự (2019) với chủ đề “Tourism Research on Sustainability: A Bibliometric Analysis” đã chỉ ra trong giai đoạn 1987 - 2018 có 4647 bài báo xuất bản trên các tạp chí và khái quát các vấn đề của PTBV du lịch, nhấn mạnh các vấn đề thống nhất và chưa thống nhất trong đánh giá phát triển du lịch bền vững và triết lý giảm tăng trưởng (de-growth). Theo đó, một số tác giả nhận định du lịch sinh thái (ecotourism) được xem là đồng nghĩa với bền vững du lịch, tuy nhiên các tác giả lập luận rằng du lịch sinh thái không tự động bền vững, nó phải có hiệu quả kinh tế, môi trường phù hợp, và được chấp nhận về mặt văn hóa xã hội để được coi là bền vững. Nghiên cứu cũng đề xuất trong tương lai nên tiếp tục khám phá mối quan hệ của du lịch bền vững với các khái niệm như đạo đức kinh doanh hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, để đáp ứng các kỳ vọng của tất cả các bên liên quan đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm về kết quả của việc thực hiện các chính sách khác nhau được phát triển ở cả cấp địa phương và quốc tế, nhằm tăng cường hiệu quả và tái sử dụng các nguồn lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nhìn chung các nghiên cứu về chủ đề PTBV du lịch tiếp cận khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các tác giả đều làm nổi bật ba góc độ của tính bền vững trong phát triển du lịch. Góc độ thứ nhất liên quan đến “kinh tế” với việc đảm bảo sự phát triển hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, giá trị mang lại cho các đối tượng hữu quan và năng lực cạnh tranh của các điểm đến. Góc độ thứ hai liên quan đến “xã hội” với việc phát triển du lịch phải đảm bảo mang lại giá trị cho cộng đồng địa phương nhưng không tổn hại đến lợi ích nhận được của thế hệ tương lai. Góc độ thứ ba liên quan đến “môi trường” với việc phát triển du lịch phải tập trung vào khai thác, gìn giữ và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch.

1.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 4

Các nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm liên quan đến PTBV và PTBV du lịch tại Việt Nam tương đối nhiều, đa phần là liên quan đến quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, các giải pháp hướng đến PTBV du lịch.


Các nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc PTBV: Nghiên cứu của Trần Tiến Dũng (2006) với chủ đề “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng” đã đưa ra những nguyên tắc PTBV du lịch và các khuyến nghị đối với ngành du lịch trong việc PTBV du lịch. Đánh giá một cách toàn diện thực trạng PTBV du lịch Phong Nha Kẻ Bàng. Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp PTBV du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của Vườn quốc gia và có tính thực thi cao. Nghiên cứu của Đinh Kiệm (2013) với chủ đề “Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020” đã làm rò lý luận về du lịch sinh thái, các nguyên tắc, điều kiện để hoạch định sự phát triển du lịch sinh thái bền vững, các giai đoạn phát triển của loại hình này và nguyên tắc quy hoạch PTBV du lịch sinh thái biển, đảo trên địa bàn lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tác giả đã chỉ ra các định hướng mục tiêu phát triển, định hướng tổ chức không gian du lịch sinh thái của vùng, đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch sinh thái của vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu PTBV: Nghiên cứu của Bùi Đình Thanh (2000) với chủ đề “Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI” đã chỉ ra 07 hệ chỉ báo cơ bản về PTBV: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế. Các công trình nghiên cứu có một điểm chung là cụ thể hoá khái niệm PTBV theo Brundtland, tuy nhiên sự cụ thể này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tiễn Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được thể hiện rò. Nghiên cứu Lưu Đức Hải và cộng sự (2001) với chủ đề “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV. Công trình này xác định PTBV qua những tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa. Đồng thời đã tổng quan các mô hình PTBV như: mô hình 03 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990); mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987); mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen


(1990); mô hình 03 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl Bank (1990). Nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014) với chủ đề “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa-Vũng Tàu” đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động PTBV du lịch để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động PTBV du lịch. Các hoạt động PTBV du lịch được đánh giá thông qua 07 chỉ tiêu cơ bản: (1) Số lượng đơn vị tham gia hoạt động PTBV du lịch; (2) Số lượng khách du lịch tham gia du lịch; (3) Chất lượng dịch vụ du lịch; (4) Đóng góp đối với cơ quan quản lý trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách PTBV du lịch; (5) Đóng góp đối với phát triển kinh tế; (6) Đóng góp về mặt xã hội; (7) Đóng góp về môi trường. Tác giả đề xuất 12 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTBV du lịch làm cơ sở phân tích, đánh giá về mặt định tính, định lượng. Cuối cùng tác giả đã xác định được 04 nhân tố khám phá có ảnh hưởng chủ yếu đến PTBV du lịch là: (1) Các yếu tố về môi trường; (2) Các yếu tố về xã hội, (3) Các yếu tố về kinh tế, (4) Các yếu tố về sản phẩm du lịch. Nghiên cứu của Lê Chí Công (2015) với chủ đề “Xây dựng chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang” đã xây dựng hệ tiêu chí giúp đánh giá PTBV du lịch biển đảo tại Nha Trang-Khánh Hòa. Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá trên 03 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường. Sau khi thực hiện phương pháp Delphi, có 08/38 tiêu chí bị loại bỏ. Kết quả tác giả đề xuất 28 tiêu chí dùng để đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch biển tại Nha Trang – Khánh Hòa. Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý ngành du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch nhằm ra các quyết định đúng đắn hơn trong quản lý, đặc biệt là chú trọng cung cấp sản phẩm/dịch vụ du lịch mang tính bền vững. Đây được xem là công cụ hữu ích cho PTBV trong hoạt động du lịch biển đảo tại Nha Trang-Khánh Hòa.

Các nghiên cứu về giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (2013) với chủ đề “Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” đã có những đóng góp về lý luận: (1) Nhu cầu của khách du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa: nhu cầu được chứng kiến hiện vật, được cung cấp thông tin, được tham


gia các hoạt động du lịch, được mua các sản phẩm lưu niệm; (2) Phối hợp chặt chẽ tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa không chỉ góp phần bảo tồn, tôn tạo mà còn tạo ra các sản phẩm du lịch theo hướng PTBV; (3) Quan trọng nhất của sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý di tích và các doanh nghiệp lữ hành là sự phù hợp giữa nhu cầu của du khách với giá trị thực sự của di tích lịch sử văn hóa;

(4) Quan điểm cơ bản trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa là: bảo tồn và khai thác bền vững di tích lịch sử văn hóa, hợp tác PTBV giữa đơn vị quản lý di tích và doanh nghiệp lữ hành. Nghiên cứu của Châu Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014) với chủ đề “Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững Vịnh Bái Tử Long” đã chỉ ra rằng du lịch Vịnh đang phát triển khá thuận lợi, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động bản địa. Tuy nhiên, du lịch biển đảo của Vịnh cũng phải đối mặt với những nguy cơ phát triển thiếu tính bền vững như: nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo, suy thoái văn hóa, nguy cơ mất ổn định về trật tự an ninh trên địa bàn. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp về chính sách và qui hoạch phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, bảo vệ môi trường để PTBV du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuy (2014) với chủ đề “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên” đã làm rò những vấn đề cơ bản như: PTBV du lịch, yếu tố ảnh hưởng đến PTBV du lịch, khung lý thuyết về hợp tác, liên kết phát triển du lịch, xây dựng các tiêu chí đánh giá PTBV du lịch. Tác giả đưa ra 03 nhân tố quan trọng PTBV du lịch Tây Nguyên: (1) sản phẩm du lịch (du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa; du lịch nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên; du lịch hội họp, hội nghị, triển lãm; du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch lễ hội; du lịch tham quan lịch sử văn hóa; (2) liên kết phát triển du lịch (liên kết các tỉnh trong vùng và vùng Tây Nguyên với các vùng khác, liên kết giữa các tỉnh trong vùng có liên kết với nhau và cùng liên kết với các tỉnh, thành phố ngoài vùng) và (3) công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Tác giả cũng đã đưa ra 07 nhóm giải pháp để PTBV du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 (nhóm giải pháp bền vững


về kinh tế; nhóm giải pháp về ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nhóm giải pháp PTBV về văn hóa – xã hội; nhóm giải pháp PTBV về môi trường; giải pháp hợp tác, liên kết PTBV du lịch; hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hợp (2014) với chủ đề “Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững”. Tác giả khẳng định du lịch sinh thái theo quan điểm PTBV là du lịch sinh thái có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư địa phương và phải được quản lý khai thác theo công nghệ mới đó là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và những công nghệ phát triển du lịch thỏa mãn những nhu cầu của du khách. Tác giả đã đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia theo hướng PTBV nhằm quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia. Điểm hạn chế của luận án là chỉ tập trung nghiên cứu quản lý và khai thác du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường (2015) với chủ đề “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” đã đóng góp về mặt học thuật, lý luận đó chính là chứng minh vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTBV du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty địa phương, tạo các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ những rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo lợi thế cho vùng và các công ty trong vùng trong hoạt động phát triển du lịch. Đồng thời tác giả đã đề xuất 04 nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh trong PTBV du lịch. Mặc dù luận án đã có nhiều đóng góp ý nghĩa, tuy nhiên hạn chế của luận án là chưa đưa ra được những tính toán cụ thể để giải quyết do vậy cần phải có những nghiên cứu tiếp tục trong tương lai. Nghiên cứu của Dương Hoàng Hương (2017) với chủ đề “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” đã hệ thống, bổ sung thêm lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh, làm rò thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và cũng đã xuất các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.


Các nghiên cứu tại Việt Nam nhìn chung đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về PTBV, PTBV du lịch, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá PTBV du lịch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch và đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần PTBV du lịch cho địa phương.

Tổng quan nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, nhìn chung vấn đề PTBV nói chung và PTBV du lịch nói riêng đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu từ lâu, có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển của nhân loại. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về PTBV, PTBV du lịch; đề cập vấn đề PTBV du lịch trên ba góc độ kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường; xây dựng được một số mô hình PTBV và PTBV du lịch; xây dựng được một số nguyên tắc và chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch; đúc kết từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực trạng tại mỗi quốc gia, địa phương, một số tác giả luận án đã hình thành một số giải pháp nhằm góp phần vào quá trình PTBV du lịch nói chung và PTBV du lịch nói riêng tại mỗi địa phương.

Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết được như: (1) Đề xuất khung lý thuyết đánh giá tính bền vững cho du lịch địa phương còn mờ nhạt, khung phân tích chưa cụ thể, chỉ tiêu đánh giá mang tính tổng quát, chung chung; (2) Các phương pháp đánh giá thiếu tính thống nhất đặc biệt là áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích và đánh giá;(3) Chưa đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố sức chứa đến du lịch một cách cụ thể.

Tiếp cận khoảng trống của những nghiên cứu trước, tác giả tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch Khánh Hòa một cách cụ thể theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đã xây dựng. Kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá thực trạng phát triển du lịch, đánh giá hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá sơ bộ giải pháp, tầm quan trọng và tính khả thi của giải pháp đề xuất. Giải quyết khoảng trống nhằm đem lại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022