Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EU Liên minh Châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HOLSAT Holiday Satisfaction

IDRC International Development Research Centre

KAMET Methodology based on models designed to manage knowledge acquisition from multiple knowledge sources

MICE NCIF

Du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện, khen thưởng National Centre for Socio-Economic Information and Forecast

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PTBV Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

SPSS Phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới

WCED Hội đồng Môi trường và Phát triển thế giới

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Về mặt thực tiễn

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Phát triển bền vững du lịch giữ vị trí trọng yếu trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ. Phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch, nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức phức tạp vì liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau (Nhà nước; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; Du khách; Cộng đồng dân cư ở điểm đến;...) với những vấn đề có quan hệ tương hỗ với nhau (Hệ thống luật lệ, cơ chế chính sách; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch; Lợi ích và trách nhiệm của các doanh nghiệp; Sự tham gia và lợi ích của cộng đồng dân cư tại điểm đến;...).

Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm đạt trình độ phát triển du lịch khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước”. Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ biển dựa trên tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch và biển đảo của Việt Nam. Cụ thể đến năm 2019, du lịch Việt Nam đạt được 755.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương 32,8 tỷ USD tăng gấp 560 lần năm 1990, trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD), du lịch đã đóng góp khoảng 10% vào GDP cả nước.

Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, Khánh Hòa với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, lợi thế đặc thù về du lịch biển đảo, du


lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái núi rừng, kết hợp các lễ hội, tổ chức sự kiện, hội nghị, do đó có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng, ngày càng có sức mạnh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, trở thành một bộ phận du lịch quan trọng của Miền Trung - Tây nguyên và cả nước. Công tác quản lý nhà nước về du lịch, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển năng lực kinh doanh, công tác tuyên truyền thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch, công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được quan tâm và đẩy mạnh.

Khánh Hòa có những điểm du lịch nổi tiếng trong lòng mỗi du khách cũng như người dân địa phương như: Khu du lịch Vinpearl Land, Bãi biển Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Đảo Hòn Mun, Hòn Chồng - Hòn Vợ, Tháp Bà Ponagar, Nhà thờ đá Nha Trang, Chùa Long Sơn, Khu du lịch Dốc Lết, Suối Ba Hồ, Đầm Nha Phu, Bãi biển Đại Lãnh, Thác Yangbay, Thành Diên Khánh, “Tứ Bình” Cam Ranh, Bãi Dài. Bên cạnh đó các Lễ hội văn hóa cũng rất phát triển như Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Am Chúa, Lễ hội đình làng nông nghiệp, Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai, Lễ hội Cầu ngư. Những ưu đãi của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa xã hội, các điểm du lịch nổi tiếng đã tạo nên bức tranh du lịch Nha Trang Khánh Hòa mà bất kể du khách nào cũng muốn được tới một lần để được cảm nhận và trải nghiệm. Dựa trên điều kiện tiềm năng để phát triển, thời gian qua du lịch Khánh Hòa phát triển rất ấn tượng cả về số lượng và cơ cấu, nếu như năm 2011 tổng lượt khách đến Khánh Hòa chỉ là 2,2 triệu lượt khách, đến năm 2019 đạt trên 7 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trường bình quân giai đoạn 2011-2019 là 15,7%, trong đó lượt khách nội địa 8,89%, khách quốc tế 29,87%, với hàng loạt cơ sở kinh doanh du lịch mọc lên. Sự phát triển du lịch đã đóng góp đáng kể trong GRDP của tỉnh Khánh Hòa, cụ thể tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ du lịch năm 2011 là 16,48 % đến năm 2019 đã là 31,47 %.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn vừa qua thiếu tính bền vững và tạo ra nhiều thách thức đó là sự phát triển nhanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trong khi đó thiếu chú ý đến chất lượng


dịch vụ, thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao và đặc biệt là nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường trong phát triển du lịch. Thực trạng phát triển du lịch giai đoạn vừa qua với cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng, năm 2011 khách Trung Quốc chỉ có 3% đến năm 2019 gần 70% trong khi đó khách Tây Âu từ 47% giảm còn 5%; Địa bàn du lịch chưa được mở rộng, thiếu các loại hình dịch vụ du lịch mới, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm, mức chi tiêu bình quân thấp (không quá 1,5 triệu đồng/ngày/khách), số ngày lưu trú của du khách tại địa phương khách nội địa bình quân 2 ngày/ khách và quốc tế là 3 ngày/khách; Chiến lược phát triển thị trường khách chưa thực sự nhạy bén với sự biến động của môi trường kinh doanh; Chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và định hướng lâu dài, thị trường khách du lịch quốc tế vẫn còn phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn, khách đến từ Trung Quốc tăng quá nhanh với tốc độ tăng bình quân năm 92,27%, khách Nga tăng 38,91%, Hàn Quốc tăng 27,6 %; Những vấn đề văn hóa-xã hội và môi trường phát sinh từ sự phát triển du lịch trong thời gian qua chưa được xem xét và kiểm soát tốt, tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng giao thông, các điểm du lịch cũng như các vấn nạn xã hội chưa được kiểm soát.

Về mặt lý luận

Du lịch được xem là một ngành “Công nghiệp không khói-SI”, phát triển nhanh chóng và mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Thêm vào đó, với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới (Harris, 2000). Vì vậy, chủ đề phát triển bền vững, phát triển bền vững du lịch đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Kết quả là, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã và đang thực hiện. Theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tiếp cận khá đa dạng và phong phú liên quan đến nhiều khía cạnh như bền vững đối với phát triển du lịch ở các quốc gia đang phát triển có nhiều điểm tương đồng trong phát triển du lịch với Việt Nam như: Urquhart (1998); Tosun (2001); UNWTO (2005); Amir và cộng sự (2014); Huang (2011); Angelkova và cộng sự (2012).


Trong khi đó, một số nghiên cứu ở Việt Nam của Lưu Đức Hải và cộng sự (2001); Trần Tiến Dũng (2006); Nguyễn Đức Tuy (2014); Nguyễn Văn Hợp (2014) Vũ Văn Đông (2014); Lê Chí Công (2015) đã tiếp tục kế thừa các nghiên cứu trên thế giới để luận bàn đến nội hàm phát triển bền vững du lịch; phát triển các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong du lịch; tiến hành đo lường mức độ bền vững trong phát triển du lịch ở mỗi loại hình du lịch khách nhau; khuyến nghị các giải pháp nhằm giúp ngành du lịch ở mỗi địa phương khác nhau có sự phát triển hướng đến tính bền vững.

Ở một chừng mực nào đó các tác giả đã làm nổi bật ba góc độ của tính bền vững trong phát triển du lịch. Góc độ thứ nhất liên quan đến “kinh tế” với việc đảm bảo sự phát triển hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, giá trị mang lại cho các đối tượng hữu quan và năng lực cạnh tranh của các điểm đến. Góc độ thứ hai liên quan đến “xã hội” với việc phát triển du lịch phải đảm bảo mang lại giá trị cho cộng đồng địa phương nhưng không tổn hại đến lợi ích nhận được của thế hệ tương lai. Góc độ thứ ba liên quan đến “môi trường” với việc phát triển du lịch phải tập trung vào khai thác, gìn giữ và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch.

Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu liên quan đến các đánh giá về phát triển bền vững du lịch lại chỉ diễn ra ở các quốc gia phát triển nơi có nhiều điều kiện đảm bảo cho du lịch phát triển một cách bền vững. Trong khi đó mặc dù thời gian gần đây phát triển bền vững du lịch đã được quan tâm hơn ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm về vấn đề này lại khá mờ nhạt và thiếu những điểm nhấn quan trọng trong việc đánh giá tổng thể phát triển bền vững du lịch trên ba góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường.

Với những bất cập cả lý luận và thực tiễn ở trên, Luận án áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững kết hợp với các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng làm rò tính bền vững trong phát triển du lịch tại một địa phương như Khánh Hòa trong suốt thời gian vừa qua, đặt ra khoảng trống cho nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phát triển du lịch địa phương, phát huy lợi thế to lớn của ngành du lịch Khánh Hòa, đồng thời khắc phục hạn chế nhằm phát triển du lịch hướng đến tính


bền vững. Nghiên cứu đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa dưới góc nhìn phát triển bền vững, xác định đúng những hạn chế tồn tại, đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa là nhiệm vụ vừa mang tính thời sự cấp thiết, vừa mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa” để làm Luận án của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Dựa vào khung lý thuyết liên quan đến phát triển bền vững du lịch; phân tích thực phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua, luận án sẽ đưa ra các định hướng và giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới hướng đến sự bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Làm rò bản chất, vai trò, nguyên tắc phát triển bền vững du lịch.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch Khánh Hòa theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa giai đoạn từ 2011-2019 theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.

Đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa theo quan điểm bền vững.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào làm rò thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019 và tầm nhìn đến năm 2030 hướng tới tính bền vững trong đánh giá và phân tích.


1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra cụ thể:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm: (1) Xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa hướng đến tính bền vững; (2) Thực hiện xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của du khách.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm: (1) Điều tra khảo sát dữ liệu thực tế từ chuyên gia; khách du lịch; (2) Phân tích các kết quả khảo sát dữ liệu sơ cấp bằng phần mềm SPSS và Excel; (3) Thống kê, phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu sơ cấp; (4) Phân tích kết quả đánh giá chuyên gia về hạn chế, nguyên nhân; đánh giá mức độ quan trọng và tính khả thi của giải pháp được đề xuất.

1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Phát triển bền vững (PTBV) nói chung và PTBV du lịch nói riêng là một trong những vấn đề được các nhà khoa học cũng như nhà quản lý quan tâm nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các nguyên tắc, tiêu chí và hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá sự PTBV.

Các nghiên cứu cho rằng PTBV nói chung hướng đến sự bền vững trên ba góc độ: PTBV kinh tế, PTBV xã hội, PTBV môi trường, đồng thời chỉ ra các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các trụ cột của PTBV, khẳng định mục tiêu tổng thể của PTBV là sự ổn định lâu dài của nền kinh tế và môi trường, điều đó chỉ có thể đạt được thông qua việc tích hợp và thừa nhận mối quan tâm kinh tế, môi trường và xã hội trong suốt quá trình ra quyết định. Điển hình cho các nghiên cứu đó là: “Basic Principles of Sustainable Development” của Harris (2000); “The Future Of Sustainable Development” của Ekins (2009); “Links Between the Pillars of Sustainable Development” của Teodorescu (2012); “Theoretical Definitions and Models of Sustainable Development that Apply to Human Factors and Ergonomics” của Thatcher (2014), “The Concept of Sustainable Development: Definition and Defining Principles” của Emas (2015).


Nghiên cứu xây dựng mục tiêu PTBV: Báo cáo nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) (2005) với chủ đề “Making Tourism More Sustainable: A Guide for Policy Makers”, đã đưa ra 12 mục tiêu cụ thể cho chương trình PTBV du lịch: (1) Đảm bảo tính khả thi và khả năng cạnh tranh của các điểm du lịch và các doanh nghiệp, để họ có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng và cung cấp lợi ích trong dài hạn; (2) Tối đa hóa sự đóng góp của du lịch đối với sự thịnh vượng kinh tế của địa phương, bao gồm tỷ lệ chi tiêu khách được giữ lại tại địa phương; (3) Tăng cường số lượng và chất lượng công việc địa phương tạo ra và được hỗ trợ bởi du lịch, bao gồm cả mức lương, điều kiện dịch vụ và tính sẵn sàng cho tất cả mà không phân biệt đối xử theo giới tính, chủng tộc, khuyết tật hoặc bằng cách khác; (4) Tìm kiếm một phân phối rộng rãi và hợp lý các lợi ích kinh tế và xã hội từ du lịch trong cộng đồng, bao gồm cả việc cải thiện cơ hội, thu nhập và các dịch vụ có sẵn cho người nghèo; (5) Cung cấp sự an toàn, thỏa mãn và toàn bộ kinh nghiệm cho du khách, sẵn sàng phục vụ cho tất cả mà không phân biệt đối xử theo giới tính, chủng tộc, khuyết tật hoặc bằng cách khác; (6) Tham gia và trao quyền cho cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và ra quyết định về việc quản lý và tương lai phát triển của ngành du lịch trong khu vực của họ, tham vấn với các bên liên quan khác;

(7) Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống trong cộng đồng địa phương, bao gồm cả cấu trúc xã hội và tiếp cận với các nguồn tài nguyên, tiện nghi và hệ thống hỗ trợ cuộc sống, tránh bất kỳ hình thức suy thoái, khai thác xã hội; (8) Tôn trọng và tăng cường các di sản lịch sử, văn hóa đích thực, truyền thống và tính đặc trưng của các cộng đồng sở tại; (9) Duy trì và nâng cao chất lượng của phong cảnh, cả thành thị và nông thôn, và tránh sự suy thoái vật lý và hình ảnh của môi trường;

(10) Hỗ trợ việc bảo tồn các khu vực tự nhiên, môi trường sống và động vật hoang dã, giảm thiểu thiệt hại cho mình; (11) Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm và không tái tạo trong việc phát triển và hoạt động của thiết bị và các dịch vụ du lịch; (12) Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước và đất đai và phát sinh chất thải của các doanh nghiệp du lịch và du khách.

Các nghiên cứu đề cập đến các nguyên tắc PTBV: Đại diện cho nhóm này đó là nghiên cứu của Urquhart (1998) với chủ đề “The Sustainable Development of

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí