Trong lúc mọi người làm bếp thì nhà trai cũng tranh thủ mời lại họ nhà gái rượu cần, mời những đối tượng chính trong gia đình họ nhà gái. Một người họ nhà trai đại diện là người cậu giữ vai trò chính, chủ đạo nói lý do quan trọng trong buổi lễ đám hỏi này.
Vào thời điểm này bên gia đình nhà trai, ngoài mẹ cha cô gái còn có cậu, chú...và những người già trong họ cùng tiếp khách. Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên của đại diện nhà trai và gia đình nhà gái, chủ yếu là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và dạm hỏi ý tứ gia đình hai bên, nếu được nhà chấp thuận, thì tiếp tục tiến hành các lễ tục tiếp theo.
Tục trao vòng: Tục trao vòng được tiến hành trong quá trình làm lễ dạm hỏi. Nhà gái lấy hai cái tô lên cùng bốn chén rượu cần đặt trong mâm để về phía trước mặt (đối diện cô dâu và chú rể), lúc này nhà trai lấy ra dây hạt cườm đeo cổ bỏ trong tô của chú rể, nhà gái thì lấy vòng đeo tay bằng đồng bỏ vào trong tô của cô dâu. Người bác bên họ nhà gái thông báo với ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia chứng nhận cho đôi trai gái trong lễ trao vòng cườm, khi nói xong thì tất cả mọi người đều chắp tay vái lạy, chú rể lấy dây hạt cườm từ trong tô ra đeo vào cổ cho cô dâu sau đó chú rể và cô dâu cùng bưng chén rượu cần bằng hai tay giơ trước mặt, người bác bên họ nhà trai đọc câu trình báo với tổ tiên, chú rể cầm hai tay bưng chén rượu cần cho cô dâu uống và cô dâu lấy vòng đồng từ trong tô đeo vào tay chú rể và lấy chén rượu cần trong mâm bưng lên cho chú rể uống. Sau đó cô dâu và chú rể lấy chén rượu cần trong mâm mời những người quan trọng trong gia đình, chú rể cầm hai tay bưng chén rượu cần đưa cho người cậu bên họ nhà gái uống và cô dâu thì đưa cho cậu bên nhà trai uống.
Tiếp đó nhà gái lại bưng hai mâm lên cùng với chén rượu cần, tất cả mọi người hai bên gia đình đều cầm chén rượu cần và đọc câu trình báo với ông bà tổ tiên để báo với họ là chấp thuận cho đôi trai gái này là vợ chồng, sau đó thì mọi người trong gia đình chắp tay vái lạy thể hiện sự tôn trọng trong cúng lễ, tạ ơn ông bà tổ tiên.
Càng về sau không khí càng cởi mở, mọi người cùng chuyện trò thân mật. Sau khi đôi trai gái “trao vòng”, chính thức làm đính hôn. Cô dâu và chú rể cầm điếu
thuốc châm mồi lửa để mời những người quan trọng và họ hàng hai bên gia đình. Tùy hoàn cảnh mà hai gia đình thỏa thuận ngày giờ tiến hành lễ cưới. Thời gian làm lễ cưới có thể tiến hành ngay sau lễ trao vòng không lâu hoặc có thể kéo dài thời gian chuẩn bị đến vài tháng, thậm chí vài năm...Trong thời gian này, hai người, hai gia đình vẫn qua lại với nhau thân tình, chàng trai có thể đến ở nhà vợ chưa cưới tham gia lao động sinh hoạt như người trong nhà để thắt chặt thêm tình yêu đôi lứa và sự gắn bó giữa hai gia đình.
Lễ cưới được diễn ra theo phong tục Raglai tuần tự tiến hành các lễ tục chính như sau:
Đầu tiên là lễ tục rửa tay chân. Khi họ nhà trai đến, bà tiếp cơm đưa khay cỗ hay người dì (đây là người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình hoặc trong làng, nắm chắc các lễ nghi phong tục trong lễ cưới, giúp cô dâu chú rể thực hiện đúng các lễ tục) chuẩn bị đón tiếp họ nhà trai ở ngoài sân. Khay bà tiếp cơm đưa cỗ hướng dẫn chú rể thực hiện tục rửa tay chân trước khi vào nhà. Sau khi chắp tay đọc lời khấn cầu thỉnh mời “kính cáo với Nhang dưới Giàng trên cùng Tổ tiên ông bà” biết rằng đây là “đôi trai trắng” sắp sửa làm lễ cưới, bà giúp chú rể thực hiện lễ tục rửa tay chân thật nghiêm túc kỹ càng. Xong xuôi, bà hướng dẫn chàng trai bước vào cửa nhà, qua thềm vào gian chính trong nhà. Đi sau chàng rể là họ hàng nhà trai. Tại gian nhà chính, trong khi bà tiếp cơm đưa khay cỗ sửa sang lại trang phục cho đôi trai gái: phủ khăn vấn, buộc dây yếm, áo khoang chui đầu, vòng kiềng, các dây cườm bện, cườm hạt chuỗi, bông tai...cho cô dâu; buộc khăn đội đầu, thắt lưng...cho chàng rể thì gia đình nhà gái tiếp mời nhà trai ngồi vào đúng vị trí hai bên cột cái nhà. Người dì của cô dâu cơm đưa khay cỗ dặn dò hai người tuyệt đối không được dậm tro bếp và hết sức chú ý tránh không cho con chim, con sóc ỉa lên đầu vì người Raglai cho rằng trong ngày lễ quan trọng nhất của cả đời mà cô dâu chú rể “bị dính bẩn” là mất đi sự trong trắng trinh bạch, là điềm xấu, sẽ làm sụt thần hồn suy sụp thần tài, gặp nhiều xui xẻo trong cuộc sống...
Sau khi mọi người trong gia đình nhà gái nấu đồ cúng đã xong, thì nhà gái đưa hai mâm lên, mâm thứ nhất đặt hai tàu lá chuối tươi xanh, còn mâm thứ hai đựng
các đồ vật được chia làm hai phần: một phần là bảy lá chuối cho cô dâu, phần còn lại đặt sáu lá chuối cho chú rể được xếp chồng lên nhau.
Mâm đầu tiên là để cúng ông bà tổ tiên gồm bốn chén rượu cần, một con gà, một tô cơm và một tô trầu cau, người cậu bên nhà gái cầm con gà giơ lên trước mặt đọc câu lời khấn để trình báo với ông bà tổ tiên rồi xem lưỡi gà cho đôi trai gái có tốt hay là không tốt. Chú rể cầm chén bưng hai tay mời dì và cậu bên nhà gái và cô dâu thì ngược lại.
Mâm thứ hai cúng cho cô dâu và chú rể gồm một tô cơm, hai tô nước để khi bóc đồ ăn xong thì nhúng vào nước khỏi bị dính tay, bốn chén rượu cần, ba con gà luộc (một con đại diện họ trai, một con đại diện họ gái, một con cho cô dâu chú rể), hai chén thịt heo, hai chén dồi heo và hai chén gan heo. Cô dâu và chú rể tháo cườm vòng của mình ra để cúng lại một lần nữa, người cậu đọc câu khấn lên ông bà. Lúc này, vật đính ước được hoán đổi cho nhau, cô dâu trao hạt cườm đeo vào cổ cho chú rể, chú rể thì đeo vòng đồng vào tay cô dâu, trong khi đeo người cậu đọc lời khẩn cầu. Cô dâu bưng hai tay chén rượu cần mời chú rể uống, chú rể thì cũng mời lại cô dâu uống. Tiếp đó hai bên gia đình cử hai người quan trọng chính là người cậu đọc lời khấn trong khi cúng, bóc miệng lưỡi gà xem lưỡi gà đại diện hai bên họ trước rồi sau đó đến lưỡi gà của cô dâu và chú rể có tốt hay không tốt, ông bà có ưng thuận phù hộ cho hay không...tất cả đều phụ thuộc vào lưỡi của con gà. Người Raglai xem lưỡi gà để đoán định duyên số và quyết định về cuộc hôn nhân, nếu 3 cọng gân cùng cong về một phía, thì đó là điềm tốt, còn nếu 2 cọng cong về một phía, cọng còn lại quay phía ngược lại thì thường người ta phải xem xét lại có vấn đề còn khúc mắc trong quá trình thực hiện lễ. Thực tế hầu như mọi trường hợp đều được "trời thương" nên cả 3 cọng gân tong lưỡi gà đều quay về một phía. Rồi chính người chủ trì lễ lấy dao và xúc cơm đút cho cô dâu, chú rể mỗi người ba lần, vừa đút vừa khấn, sau đó cô dâu chú rể đút cơm cho nhau ăn theo lễ tục, phần của cô dâu chú rể ăn tượng trưng xong và được để sang một bên (để dành cho cô dâu và chú rể ăn sau khi kết thúc lễ cưới, người khác không được ăn), sau đó mọi người chắp tay vái lạy đọc lời khấn.
Tiếp theo sau là tục bói rượu cúng cơm. Đầu tiên người con gái nhúng tay mình vào một cái tô nước để rửa, sau đó dùng tay bốc cơm trong tô và bóc mỗi thứ một ít đồ ăn trong chén, người con trai cũng bóc giống như người con gái. Sau đó người con trai bốc cơm trong tô và ít đồ ăn đưa vào miệng người con gái ăn và người con gái lại bốc cơm và ít đồ ăn đưa vào miệng cho người con trai. Trong khi hai người làm lễ tục ăn cơm, mọi người xung quanh vui vẻ khuyến khích đôi trai gái cứ tự nhiên ăn cho thật no. Tuy nhiên, sau khi hai người đút cho nhau vài ba lần, thì người trong nhà gái hỏi chú rể và cô dâu đã ăn no chưa để báo với mọi người là mình đã ăn no. Và đọc lời khấn xin phép ông bà để chuẩn bị "ăn cơm đếm". Người cậu bên nhà gái chủ trì trong việc "ăn cơm đếm" người con gái bốc đồ ăn vào miệng mình bảy miếng cơm, còn người con trai thì bốc sáu miếng cơm bỏ vào miệng mình.
Tiếp sau là tục con dao bốn cây giáo năm. “Con dao bốn cây giáo năm” (gồm có 4 cây dao, thêm một cây giáo nữa là thành năm) là thành ngữ biểu thị một lễ tục quan trọng được tiến hành sau khi đôi trai gái “ăn cơm đếm”. Người nhà trai lấy dao rựa trong chiếc gùi đưa ra cho nhà gái để xem dao có sắc không, đồng thời người cậu trong họ nhà gái cầm dao cắt chẻ quả cau làm mấy phần và bỏ những quả cau vào đầu mũi nhọn của con dao. Lúc này mọi người trong gia đình hai bên nhà trai, nhà gái lấy lá trầu từ trong tô xé ra làm một nữa theo chiều dọc gân của lá, lấy nữa lá trầu đó xếp lại thành hình chữ nhật bỏ vào trong tô, xếp xong mọi người đọc lời khấn, chắp tay vái lạy. Người con trai lấy chén rượu trong mâm đưa gần miệng cho người cậu bên nhà gái uống, người con gái ngược lại đưa chén rượu cần cho người cậu bên nhà trai uống.
Tại đây nhà gái lấy cây nến sáp đặt gần vào tô đựng lá trầu đã được xếp hình, bắt đầu cúng, người cậu của cô dâu đứng dậy cầm năm cây dao mũi gắn quả cau, khua tay trên đầu của đôi trai gái bắt đôi trai gái phải ngồi cuối khòm lưng xuống cùng lời khấn. Người cậu làm lễ xong thì ngồi xuống lấy trong tô những mảnh lá trầu được xếp đưa cho chú rể hai tép và cô dâu cũng vậy, để đến khi hai người gỡ ra thì nữa mảnh lá trầu này có ăn khớp với mảnh nữa kia hay không. Rồi người cậu lại cúng cho người mang gùi, là người chị hoặc em gái bên nhà trai, cúng cho bố mẹ của cô
dâu và cúng cho tất cả mọi người bên họ nhà trai, lấy lá trầu từ tay của người cúng rồi gỡ ra xem.
Người cúng lúc này sẽ tự rút từng trái cau ra khỏi dao và đưa cho những người quan trọng chính của hai họ. Người cậu của cô dâu cầm tô cúng đưa lên vùng mặt cô dâu và chú rể rồi dùng tay của mình áp vào trán đôi trai gái đọc lời khấn, chúc cho đôi trai gái sức khỏe, hạnh phúc với nhau, chúc con đàn cháu đống.
Lần này mọi người đọc lời khấn xin phép ông bà để tạ ơn, chú rể cầm chén rượu cần kề miệng cho cô dâu uống và cô dâu cũng làm ngược lại, kế đó thì cô dâu chú rể bưng hai tay mời chén rượu trao cho những người chính trong hai họp uống.
Người dì và mẹ của cô gái lúc này sẽ bưng khay cỗ chuyển mâm cơm mà cô dâu, chú rể ăn dở cho người nhà đem cất kỹ trong phòng cô gái, hoặc để chổ nào cao, tuyệt đối không ai được động vào, để sau khi đãi khách xong, chú rể và cô dâu tiếp tục ăn với nhau cho trọn vẹn.
Khi mọi người chuẩn bị bưng đồ cúng xuống dưới nhà, thì người cậu trong họ nhà gái lại khua thêm một lần nữa những đồ đạc đã cúng trước khi bưng xuống, bắt cô dâu, chú rể ngồi khòm xuống rải lên đầu một ít hạt gạo để sau này làm ăn tốt. Đôi trai gái bưng chén rượu cần cho những người chủ chốt trong gia đình uống.
Tiếp theo là tục đạp tro bếp. Đây là lễ cúng cho cô dâu để không còn bị kiên cữ trong quá trình đi lại. Người chủ trì chính đọc lời khấn ngồi quanh mâm cúng cùng với cô dâu và chú rể hai tay bưng mâm, khi đã xong lễ thì người chủ trì lại tiếp tục cầm hai cây dao cùng với người cậu bên nhà trai và cô dâu chú rể xuống dưới chỗ bếp thường nấu đứng đọc lời khấn, đôi trai gái đi chân đất đạp vài cái vào tro bếp là được. Sau khi đạp xong, cô gái được tự do thoải mải đi lại mà không sợ bị kiêng cữ nữa.
Tiếp đến là cúng cho hai cậu của hai gia đình. Mỗi cậu tùy theo yang riêng mà tính con gà, cùng với chén rượu cần đặt trên lá chuối, lúc này hai cậu lần lượt cúng cho nhau và cũng xem lưỡi gà và lá trầu để đoán việc tốt hay xấu trong quá trình làm lễ cho các cháu của mình và hai người mời nhau uống hết chén rượu cần.
Cuối cùng của buổi lễ, nhà gái bưng lên tô rượu cần và chén nước trắng để mời những người trong họ từ lúc đầu lễ đến cuối lễ chưa được cúng uống. Người này
mời người kia trong không khí vui vẻ, chúc qua chúc lại từ rượu cần. Sau lễ tục này, đôi trai gái chính thức thành vợ thành chồng.
Khi hoàn tất lễ cưới xong, thì mọi người trong gia đình hai bên nhà gái và nhà trai cùng với tất cả bà con hàng xóm đến tham dự tổ chức ăn uống. Gồm có tô cơm đầy, thịt heo, thịt gà, gan heo và rượu cần chung vui với gia đình hai họ. Mọi người cùng chúc cho cô dâu, chú rể sức khỏe, để mà làm ăn tốt, làm ăn ít có nhiều. Họ chúc mừng cho cô dâu chú rể bằng các làn điệu dân ca, hòa tấu mã la, khèn bầu, nhảy múa cho đến khi tất cả mọi người cảm thấy mệt thì nghỉ ngơi. Sau đó nhà trai về lại nhà mình, chỉ có chú rể ở lại nhà cô dâu và chính thức trở thành vợ chồng.
* Văn hóa dân gian Raglai
Kho tàng văn hóa phi vật thể của người Raglai rất giàu có và đa dạng. Văn học dân gian của người Raglai rất phong phú và đa dạng về nội dung và gồm có các thể loại như: truyện cổ, truyện thơ, ca dao, dân ca, sử thi, thành ngữ, tục ngữ, câu đố trong đó đáng chú ý nhất là truyện cổ, sử thi. Truyện cổ, sử thi được sử dụng trong sinh hoạt đời thường, các lễ hội để truyền dạy choi con cháu và qua đó giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Raglai cho con cháu. Các hình thức thể hiện truyện cổ, sử thi bao gồm:
Truyện cổ qua hình thức kể: là thể loại truyện chỉ kể bằng lời mà không hát. Câu chuyện kể vốn là văn vần, vốn là truyện xưa, xưa kia là truyện hát kể, nhưng nay người kể chuyện không hát được nên họ chỉ kể bằng lời.
Hát kể truyện cổ, truyện thơ, truyện ngụ ngôn: Là những truyện cổ được kể bằng lời hát, bao gồm cả truyện kể bằng thơ và hát kể chuyện sử thi. Trong thể loại hát kể, số lượng truyện thơ, truyện ngụ ngôn chiếm phần lớn. Truyện thơ ngụ ngôn được hát kể thường lên án, phê phán kẻ lười nhác, độc ác, bênh vực người lương thiện, nghèo khó, yếu thế. Truyện thơ phản ánh sự vật, hiện tượng thiên nhiên, đời sống xã hội tộc người Ragla, nội dung truyện cổ hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ, luôn tìm đến chân lý, lẽ phải và có tính giáo dục cao.
Hát kể chuyện sử thi: Sử thi là những truyện dài được kể bằng lời hát của nghệ nhân. Sử thi Raglai chính là kho tàng văn hóa dân gian Raglai trong đó có các tư liệu lịch sử, tư liệu về vũ trụ quan, nhân sinh quan, những tư liệu về đời sống kinh
tế, đời sống xã hội, quan niệm tâm linh từ thuở hồng hoang,… của tộc người Raglai. Kho tàng sử thi của người Raglai khá lớn cho thấy dân tộc Raglai có một truyền thống văn hóa lâu đời và độc đáo. Hiện nay ở huyện Bác Ái còn lưu giữ 2 sử thi là sử thi Sa –Ea và sử thi Uya – Yuhea.
* Âm nhạc dân gian Hệ thống nhạc cụ
Dân tộc Raglai có hệ thống lễ hội phong phú, có lễ hội là có âm nhạc. Trong các nghi thức cúng tế, người Raglai đều sử dụng nhạc cụ truyền thống và các giai điệu âm nhạc dân gian. Đa phần các nhạc cụ của người Raglai đều là những vật thiên, đều có linh hồn, đặc biệt là nhạc cụ mã la. Hiện nay, người Raglai ở Bác Áicòn lưu giữ những nhạc cụ sau:
Bộ gõ gồm: mã la, trống, chiêng núm, trống đất, chiêng là – a, lục lạc chùm, đàn đá.
Bộ hơi gồm: kèn/khèn bầu Sarakel và kèn bầu Kupoăt, kèn sừng (gadet), sáo 6 lỗ loại lớn (taleăk), sáo 6 lỗ loại nhỏ (talakung), sáo 1 lỗ, có lưỡi gà (kok t’re), sáo dài (kawau).
Bộ dây gồm nhóm bộ dây gảy có đàn Chapi, đàn kéo 1 dây hoặc 2 dây (kanhi); nhóm bộ dây búng có: đàn môi búng (awach) và đàn môi giật (radik).
Bảng 2.5. Các loại nhạc cụ truyền thống người Raglai ở huyện Bác Ái
Địa phương (xã) | Mã la | Khèn bầu (chiếc) | Trống (cái) | Đàn chapi (cây) | Nhạc cụ khác (loại) | Dân ca | ||
Bộ | Chiếc | |||||||
1 | Phước Bình | 35 | 212 | 11 | 09 | Có | Sáo, kèn môi | Có |
2 | Phước Chính | 3 | 23 | 0 | 0 | 0 | ||
3 | Phước Đại | 18 | 125 | 01 | 2 | Có | Sáo, Jajach, jaraguqq | Có |
4 | Phước Hòa | 8 | 58 | 03 | 01 | 0 | Có | |
5 | Phước Tân | 09 | 72 | 02 | 01 | Có | Patau Tuleng | Có |
6 | Phước Tiến | 14 | 119 | 03 | 01 | Có | Sáo, kèn môi | Có |
7 | Phước Thành | 26 | 165 | 02 | 03 | 03 | Có | |
8 | Phước Thắng | 24 | 222 | 10 | 06 | Có | Kèn môi | Có |
9 | Phước Trung | 09 | 66 | 0 | 02 | Có | Kadet, Ratic, talik, akuat | Có |
Tổng cộng | 146 | 1062 | 32 | 25 | Có | Có nhiều | Có nhiều |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Dân Người Raglai Ở Các Xã Của Huyện Bác Ái, Năm 2017
- Một Số Nét Văn Hóa Tiêu Biểu Của Cộng Đồng Dân Tộc Raglai
- Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 9
- Đánh Giá Của Du Khách Về Giá Trị Văn Hóa Raglai Tại Huyện Bác Ái
- Đánh Giá Chung Về Văn Hóa Dân Tộc Raglai Ở Huyện Bác Ái Có Thể Khai Thác Phát Triển Du Lịch
- Mức Độ Cảm Nhận Của Du Khách Về Loại Hình Du Lịch Tại Các Địa Điểm Du Lịch Văn Hóa Raglai Ở Huyện Bác Ái
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phan Quốc Anh, 2012)
Trong kho tàng nhạc cụ của người Raglai, những nhạc cụ đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất và độc đáo nhất đó là:
Mã la (char): Mã la là cách gọi theo tiếng phổ thông về nhạc cụ gõ bằng đồng của dân tộc Raglai, người Raglai gọi mã la là “char”, là một loại chiêng không có núm, khi sử dụng dùng nắm tay đánh thẳng vào mặt ngoài của chiêng. Mã la là vật không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh của người Raglai.