Những Nội Dung Biểu Hiện Về Văn Hóa Của Dân Tộc‌


Việc kiểm kê, đánh giá của các tài nguyên du lịch văn hóa phải được tiến hành kiểm kê, đánh giá về mặt số lượng (số lượng cụ thể của từng loại, tổng số lượng mật độ), chất lượng của từng thành tố của di tích và các cấp bậc xếp loại (quốc tế, quốc gia, vùng, địa phương), phương pháp đánh giá cho từng loại di tích, các dạng tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể sẽ là cơ sở cho việc đánh giá từng loại tài nguyên và là cơ sở cho việc thực hiện đánh giá tổng thể tài nguyên phát triển du lịch của vùng, của các địa phương.

Việc đánh giá nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nói chung được tiến hành theo các kiểu: đánh giá bằng cảm quan trên cơ sở kết quả điều tra về số lượng cũng như chất lượng tài nguyên và đánh giá thông qua sức hấp dẫn với du khách.

Riêng các loại tài nguyên văn hóa vật thể có thể đánh giá theo phương pháp xây dựng thang, bậc điểm về đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch và mức độ bảo vệ, phát huy giá trị của từng di tích cũng như các di tích. Thang điểm có thể đánh giá 4 bậc: loại rất tốt (4 điểm), loại tốt (3 điểm), loại khá (2 điểm), loại trung bình (1 điểm) và theo hệ số 1, 2, 3 theo các mức độ rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình và không thuận lợi.

Việc đánh giá theo thang điểm cũng chỉ đạt mức chính xác tương đối, vì chỉ đánh giá được các giá trị chung của di tích còn chưa thấy rõ được thực trạng của bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích có hợp lý và bền vững hay không. Đồng thời phương pháp này còn mang tính chủ quan.

Để đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch nhân văn cùng với việc đánh giá chi tiết còn cần đánh giá tổng hợp về số lượng các di tích lịch sử văn hóa của vùng hoặc địa phương có thuận lợi cho hoạt động du lịch hay không.

Sau khi điều tra và đánh giá từng loại tài nguyên, tổng hợp các loại tài nguyên cần có nhận xét, đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng khai thác chung của tài nguyên, khẳng định những mức độ thuận lợi, sức hấp dẫn của tài nguyên có khả năng đáp ứng cho việc phát triển du lịch, cần được đầu tư khai thác, bảo vệ và tôn tạo, là cơ sở cho xây dựng và phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch. Việc đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa cũng cần xác định rõ những hạn chế về số lượng, chất lượng của các loại tài nguyên cho phát triển du lịch, cũng như cần chỉ rõ những


tác động tích cực và tiêu cực từ hoạt động du lịch lên tài nguyên và môi trường du lịch (Trần Diễm Thúy, 2010).

1.1.4. Những nội dung biểu hiện về văn hóa của dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Khi khai thác văn hóa của một dân tộc ít người để phát triển du lịch văn hóa cần dựa vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Số lượng, tên, tỷ lệ của dân tộc thiểu số trong tổng số dân của địa phương, vùng.

Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 4

Địa bàn cư trú, các tập tục về cư trú, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng tộc người.

Chất lượng cuộc sống, vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (đặc biệt là các dân tộc có nguy cơ bị đồng hóa hoặc diệt vong).

Thực trạng khai thác và bảo vệ văn hóa của dân tộc đó vào mục đích phát triển du lịch.

Thực trạng và khả năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc ít người tại một địa phương.

1.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam‌

* Ở một số nước trên thế giới

Theo Trần Thúy Anh (2016), hiện nay một số nước trên thế giới đã khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch. Trong đó có thể kể đến các khu vực, các nước sau đây:

Ở vùng núi Himalaya, đây được xem là nóc nhà của thế giới nên trước đây chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp mới có thể đặt chân tới. Tuy nhiên hiện nay, vùng đất này đang thu hút rất nhiều du khách bởi sự hấp dẫn của đạo Phật đối với phương Tây. Du khách được thăm các khu di tích tôn giáo, tìm hiểu lối sống cộng đồng dân cư Himalaya và tham dự lễ hội. Cuộc sống và tập tục trong các tu viện ở Himalaya – “mái nhà của thế giới” thật sự quyến rũ đối với du khách du lịch văn hóa. Để phát triển du lịch lưu trú dài ngày ở đây, nhiều sân bay địa phương được mở và dịch vụ hàng không nội địa cũng được cải thiện. Đường sá được nâng cấp


giúp cho du khách đi tới thư viện và các khu di tích tôn giáo ở vùng hẻo lánh trở nên thuận lợi, gần gũi hơn. Với sự tiếp sức của quảng cáo thương mại, phim tài liệu truyền hình và một số phương tiện truyền thông, nguyện vọng được tham gia lễ hội hóa trang và tham quan tu viện của du khách ngày càng tăng. Khách có khả năng chi trả cao muốn thăm Khambu hay Mustang sát Himalaya của Nepal có thể giảm thời gian di chuyển bằng máy bay lên thẳng. Trong lễ hội Tenchi ở tu viện Lo Mantang (Nepal) và những lễ hội khác thường có một ngày các thầy tu đeo mặt nạ và nhảy múa theo nghi lễ trong sân tu viện. Nội dung này rất độc đáo về văn hóa nên các công ty du lịch thường lập chương trình cho du khách văn hóa dài ngày trùng với những lễ hội này. Tu viện không cấm du khách chụp ảnh. Khách du lịch mua vé hoặc có thể liên lạc đặt chỗ trước trong tu viện. Những pho tượng nhỏ và những tranh lụa tôn giáo Thankas được làm rất đẹp, trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa được ưa chuộng khi du khách tới nơi này.

Sự phồn vinh của du lịch góp phần làm hồi sinh tôn giáo. Tu viện Tyangboche ở khu vực Solu của người Sherpa (Nepal) có 40 tu sĩ thụ đạo đã trở thành một điểm đến du lịch quan trọng. Cách đây chừng 40 năm, tu viện bị bỏ hoang và sau đó bị lửa thiêu vào năm 1988 khi các tu sĩ thoát ly để làm việc trong ngành du lịch lữ hành. Tu viện đã phục hồi trở lại lễ hội có mang mặt nạ nhờ vậy mang lại khoản thu nhập đáng kể để phát triển các hoạt động tôn giáo và văn hóa. Một tòa nhà tiếp đón du khách được sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời và một bãi đậu cho máy bay lên thẳng đã được xây dựng. Lệ phí vào thăm tu viện được dùng để đổi mới và tu bổ trang phục, mặt nạ, đào tạo tu sĩ và in những cuốn sách nhỏ về lễ hội, mô tả nghi thức tôn giáo, hướng dẫn các quy tắc ứng xử đi về, đứng, chụp ảnh,…

Ở Canada và Australia, thổ dân có ý thức cao trong việc giữ gìn văn hóa dân gian của họ qua du lịch văn hóa. Từ Iqaluit – thủ phủ vùng đất mới Canada – của thổ dân Inut (bộ tộc Nuvanut) đến vùng Kaigoorlie ở tây Australia, các nhà kinh doanh bản xứ chịu trách nhiệm đứng ra giới thiệu văn hóa thổ dân thông qua các tour du lịch văn hóa. Họ hướng dẫn du khách xẻ băng để ghép thành chiếc lều Igloo, nấu món wichetty (ấu trùng của một loại bướm sâu đục gỗ) – món đặc sản của thổ dân ở đây, hay nghe HDV du lịch người da đỏ giải thích những mẫu chạm


trổ của totem trên cột gỗ có hình những người đàn bà nhăn mặt, các nhân vật thần thoại và hình ảnh những con chim khổng lồ, mỏ dài và nhọn,…phản ánh tư duy gì trong văn hóa người bản địa.

Các tổ chức du lịch và doanh nghiệp bản địa tại Canada và Australia đảm nhiệm việc vận chuyển, xây dựng khách sạn, bảo tàng, nhà hàng, rạp hát, tiệm ăn nhỏ có biểu diễn nhạc sống và tổ chức hình thức homestay ngay tại chính nhà riêng của họ. Họ không bằng lòng dàn dựng những cảnh nhảy múa ngắn gọn, “chộp giât”, cắt xén để phục vụ cho những du khách du lịch nóng vội chuyển sang xem những cảnh khác. Họ cũng không muốn bán những vật lưu niệm sản xuất hàng loạt mà tuân thủ quy định “một mẫu tối đa 3 sản phẩm”. Họ lắng nghe tâm lý và cảm xúc của du khách một cách thận trọng và tinh tế hơn. Người da đỏ ở Canada và thổ dân Australia coi du lịch văn hóa là phương tiện để vừa truyền bá những giá trị cuộc sống của họ vừa đem lại nguồn thu nhập quan trọng. Du lịch văn hóa tạo công ăn việc làm cho người bản địa, khẳng định nền văn hóa của họ và giúp du khách hiểu rõ những tập tục đặc sắc của thổ dân. Hơn 1.000 doanh nghiệp du lịch tại Canada là của những người da đỏ hoặc do những người da đỏ nắm giữ tới 51% vốn. Vùng đất mới Nuvanut cũng có một số tổ chức du lịch riêng để giới thiệu văn hóa của mình. Số liệu của Bộ Phụ trách về vấn đề người da đỏ Canada cho biết: thu nhập của các doanh nghiệp hằng năm xấp xỉ 200 triệu USD, tạo ra 15.000 công ăn việc làm theo mùa vụ và 7.500 công việc cố định. Ý thức được du lịch đem lại lợi ích cả về tinh thần và vật chất nên chính phủ Canada, Australia và dân bản xứ đã thành lập nhiều cơ quan chính thức để xúc tiến và kiểm soát du lịch văn hóa nhằm phát huy mạnh mẽ lợi ích cho thổ dân. Nhà nước và các nhà chức trách giúp đỡ thổ dân người da đỏ làm du lịch văn hóa từ việc có chứng chỉ hợp pháp về sở hữu đất đai để được vay tiền ngân hàng lập doanh nghiệp, trợ cấp vốn đến đào tạo họ về năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho họ. Cuốn sách hướng dẫn du lịch “Native Guide Safari Tour” của Hazel Douglas – thành viên bộ lạc Guguyalanjis ở cực Bắc bang Queenland (Australia), với sự giúp đỡ ấy, đã được xuất bản và giành nhiều giải thưởng. Nó giúp nhiều đoàn du lịch hiểu biết về công viên quốc gia Cap Tribulation và khu rừng Daintree – đều đã được xếp vào


danh sách di sản thế giới của UNESCO. Hazel Douglas chỉ rõ rằng, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà nó còn giáo dục ý thức về văn hóa thổ dân và bảo tồn nó qua thực tế sinh động. Ví dụ: Trong khi kể lại các truyền thuyết và giải thích về văn hóa cổ truyền, HDV du lịch đưa những đoàn khách vào bụi cây, giúp họ giải khát bằng việc ăn phần bụng của những con kiến xanh còn sống, rất giàu vitamin C, dạy họ chữa rắn cắn bằng rong biển hay nghe tiếng chim kêu gần bờ ruộng để biết có cá sấu ẩn nấp nơi đó hay không. Tại Canada, du khách có thể tham gia nấu những món ăn cổ truyền của người dân bản địa như rong tảo nướng, măng biển dại của Thái Bình Dương, sườn dê, tuần lộc; chung sống cùng các gia đình Inut trong lều trại; ngủ dưới mái lều tipi; ngắm nghía và chụp ảnh những con bò lông rất dài, tập những điệu nhảy theo trống. Tại Australia, du khách được học cách sử dụng vũ khí của thổ dân là boomerang, nghe kể chuyện cổ tích, tham quan trại chăn nuôi đà điểu emu hoặc vào rừng quan sát những con thú lông nhím ăn kiến và con vật rất đặc thù của văn hóa Australia là chuột túi kangaroo.

Tại Maroc, những Ksar và Kasarbah (nhà cổ và làng cổ) của Maroc là sản phẩm du lịch văn hóa ấn tượng nhất trong hành trình mà khách du lịch muốn được thưởng ngọn. Các tòa nhà công sự nằm cheo leo trên vách núi, được làm từ đất trộn rơm rất thu hút du khách say mê kiến trúc khác lạ, tính độc đáo trong việc tổ chức không gian xã hội. Những ngôi nhà dành cho “một gia đình” này nằm sâu trong ngôi làng có công sự với duy nhất một lối ra vào, mang kiến trúc phòng thủ, có 4 tháp canh ở 4 góc nhà. Nhà được xây dựng 2 hoặc 3 tầng, có sân thượng, mái bằng, dựa trên những xà bằng thân cây cọ. Tầng trên của các ngôi nhà được trang trí rất rực rỡ. Ý thức được những ngôi nhà, ngôi làng này được làm từ vật liệu xây dựng khó chịu được sự tàn phá của thời gian và biến đổi của thời tiết, Maroc đã tiến hành tăng cường an ninh và giáo dục ý thức cho du khách khi tham quan một cách quyết liệt. Họ cũng sử dụng loại “xi măng” đóng bánh và các loại vật liệu vững chãi hơn để gia cố tòa nhà cổ bằng đất của họ. Là một tuyệt tác thực sự về kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên, được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1987, Aitben Haddou là làng cổ đầu tiên được hưởng chương trình quốc gia bảo tồn các Kasbah tại Maroc, bởi sự kết hợp giữa Bộ Văn hóa Maroc, Chương trình Phát triển của Liên


Hợp Quốc (UNDP), UNESCO và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Họ biết rõ lối trùng tu cổ điển sẽ tạo ra ít hiệu quả nên vận động dân làng sống định cư ở đây, bảo dưỡng mỗi ngày, giải quyết dứt điểm đường vào làng không bị ngập úng vào mùa mưa lũ, cung cấp các thiết bị năng lượng mặt trời, xây dựng trường học,… nhằm giúp người dân yên tâm về cuộc sống, chuyên chú vào bảo tồn nhà – làng. Họ làm sạch và tiến hành bảo tồn khu du tích, lập sơ đồ kiến trúc các ngôi nhà trong làng, lập đồ án tổng quát lát gạch những con đường nhỏ, gia cố bờ sông, xây cầu nhỏ thuận tiện cho việc ra vào làng hàng ngày ngay cả khi lũ lụt, khôi phục và làm mới một số hành lang có mái che, mặt tiền một số ngôi nhà, đền thờ Hồi giáo và những tòa nhà được trang hoàng lộng lẫy. Nhà chức trách Maroc tạm thời dừng việc coi các Ksar và Kasbah là sản phẩm du lịch văn hóa địa phương, vì những di tích này quá mỏng manh và quý giá, khó chịu đựng được kiểu du lịch đại chúng ồ ạt. Dân làng làm du lịch một cách giản dị, khiêm tốn và có chừng mực. Họ làm phim về khu di tích này, xây dựng một cơ sở hạ tầng chỉ gồm 25 cửa hàng tạp hóa bán sản phẩm lưu niệm, 4 tiệm cà phê có phục vụ ăn uống đơn giản và nghỉ trọ, 2 khách sạn nhỏ bé, tiếp đón chừng 400 khách/ngày. Công việc trùng tu để phục vụ du lịch văn hóa bên trong các nhà – làng cổ vẫn được tiếp tục từ từ. Dân làng đang học cách tự tổ chức tốt hơn. Hiệp hội Ait Aisia (vì văn hóa và phát triển) được thành lập để theo dõi sát sao công việc trùng tu và tham dự các cuộc họp về vấn đề này.

Bali (Inđonesia), Bali là một ví dụ điển hình về việc làm du lịch văn hóa ở Đông Nam Á cũng như thế giới. Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Bali không có một khách du lịch nào nhưng hiện nay Bali là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Du lịch văn hóa đã đem đến những thành quả tích cực cho Bali. Đầu tiên, nghệ thuật biểu diễn truyền thống được thức tỉnh. Các nghệ sĩ múa khi xưa biểu diễn cho quý tộc cung đình, nay không còn không gian ấy nữa, mà thay thế bằng sân khấu tại các khách sạn. Nhu cầu cao của du khách nước ngoài muốn chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống của họ đã giúp họ có điều kiện phục hồi nghệ thuật truyền thống. Bali có một số cẩm nang hướng dẫn du lịch đạt mức độ xuất sắc. Sách không chỉ liệt kê đơn thuần các khách sạn, quán ăn và những lời khuyên thực hành mà đã đem đến cho du khách đầy đủ thông tin về múa, nhạc, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực, phong tục


địa phương,… một cách chắc lọc, đầy đủ và giúp họ có kỹ năng hòa nhập nhanh với dân cư địa phương. Bali đã đầu tư kinh phí và năng lực trí tuệ vào soạn thảo các cuốn chỉ dẫn du lịch này, cho rằng một cuốn sách hướng dẫn du lịch phải chứa đựng nhiều điều hơn một cuốn sổ tay chỉ dẫn các điều thực tế cần làm. Sách hướng dẫn cụ thể về va đập văn hóa, tầm quan trọng của tục hành hương, phong cách sống của các tu viện. Thành công của Bali về du lịch văn hóa xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do là đã cho ra đời một cẩm nang du lịch văn hóa chuyên nghiệp, giúp du khách tiết kiệm tiền bạc, tránh được sự lúng túng, tai nạn rủi ro, làm cho chuyến đi của họ an toàn và phong phú. Sách hướng dẫn du lịch dạy du khách biết cách gắn bó du lịch và văn hóa lại với nhau một cách hài hòa tại Bali.

Ở Lào, Bộ Văn hóa Lào kết hợp các nghệ nhân dân gian phục hưng văn hóa truyền thống và di sản kiến trúc dưới sự hướng dẫn của chính phủ. Tại các ngôi chùa đẹp ở Luang Prabang, cố đô Lào, một số nghệ sĩ múa rối lão thành dạy cho nhóm học trò trẻ tuổi học diễn và cho phép du khách tham dự. Sau khi tan học và vào thứ 7 hàng tuần, trẻ em đến Trung tâm Văn hóa để học nhạc, họa cổ truyền, dệt vải và đọc truyện cổ tích. Khi mở các quán ăn, cửa hiệu buôn nhỏ, khách sạn, chính quyền thành phố cố đô Lào tỏ ra thận trọng, e ngại việc xây dựng hàng loạt cơ sở dịch vụ sẽ kéo theo sự phát triển của buôn lậu, ma túy và mại dâm và làm xâm hại môi trường văn hóa. Dù vậy lối sống cổ truyền của Luang Prabang lại rất duyên dáng và quyến rũ đối với khách du lịch ưa quan sát. Trên sông Mekong, ở đoạn gần thành phố, thuyền gắn máy ồn ào không được phép chạy mà phải neo đậu ở xa. Các hoạt động tôn giáo ở chùa, phụ nữ dệt cửi ở chân nhà sàn, thợ kim hoàn mài đồ trang sức, các cụ bà sắp xếp lễ vật dâng lên chùa,… là những cảnh tượng của đời sống thường nhật đã cuốn hút du khách nước ngoài. Vào dịp lễ hội tôn giáo hay sắc tộc, đặc biệt lễ hội đầu năm mới của Lào vào giữa tháng 4, du khách đến rất đông. Diễu hành, nhảy múa, rước Phật Phra Bang – vị thần che chở cho thành phố diễn ra trọng thể và tươi vui. Cùng với hội hè, nhiều buổi lễ trong các gia đình ở đây cũng khá thu hút, họ mời cả du khách vãng lai đến nhà với thái độ chân tình và hiếu khách. Người Lào giản dị, hiền lành và thực bụng – cũng là nét bản sắc trong tính cách nhân dân luôn được khách du lịch ca ngợi.


Từ năm 1990 đến nay, Lào đã trùng tu hoàng cung và những ngôi chùa đẹp nhất thành phố. Dần dần, họ thấy rằng, vẻ đẹp của Luang Prabang là tổng thể: không chỉ kiến trúc chùa chiền mà còn là những tòa nhà bao quanh và thiên nhiên ở đây, vườn cây, công viên, hoa lá. Họ kẻ biển quy định phạm vi khu vực bảo vệ thành phố cổ, thực hiện dự án xử lý nước thải, phát triển đô thị có quy hoạch, khởi sự các hoạt động kinh tế hiện đại chỉ trong giới hạn là khu sân vận động mới ở phía dưới thành phố cổ.

Thành phố đã có hơn 600 tòa nhà được xếp hạng. Bản thân thành phố là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1995. Nhà cửa được phục chế trên tinh thần tôn trọng kiểu dáng truyền thống. Thành phố cho trùng tu và xây dựng lại theo thiết kế cũ kiểu Koutis, nơi ở của các nhà sư – kiến trúc tiêu biểu của Luang Prabang. Những ngôi chùa đẹp đã được tân trang lại. Hình ảnh thường thấy trong chùa là các chú tiểu mặc áo vàng đậm – con em những gia đình nghèo đến chùa ở để theo học phổ thông nhờ sự tài trợ của các tín đồ.

Tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc khôi phục thành công di sản kiến trúc Luang Prabang có tên gọi là “ Ngôi nhà di sản”, quy tụ nhiều Bộ trong Chính phủ và nhận được viện trợ của một số nước. Đường phố và bờ sông Mekong, cùng các chi lưu của nó đã được tổ chức này ưu tiên khôi phục. Những ngõ hẻm dẫn tới tòa nhà Lung Khamlek được làm sạch bằng gạch lát và trang hoàng đẹp hơn. Tòa nhà này là di sản hiếm thấy cho du khách tham quan nền kiến trúc quý tộc thời tiền thuộc địa của Luang Prabang. Các nghệ nhân Lào cũng tạo ra nhiều tác phẩm thủ công bằng gỗ độc đáo trong khi hoàn tất trùng tu tòa nhà. Nó là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của cố đô Lào. Người dân ở đây thường đến tổ chức “Ngôi nhà di sản” để xin tư vấn và giúp đỡ khi xây dựng, sửa chữa, mở rộng nhà trong khu vực được bảo vệ để đảm bảo là các dự án phải hài hòa với kiểu dáng chung của thành phố, không dự án xây dựng nào được tiến hành nếu không được tổ chức này phê duyệt. Ở đây thực hiện cả dự án giúp các nhà sư chú trọng bảo tồn tính xác thực của di sản tôn giáo, phục hồi một số kỹ thuật truyền thống riêng của giới sư sãi như họa hình trên giấy nến, sơn mài, thếp vàng, chạm khắc họa tiết tôn giáo.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí