Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Khai Thác Văn Hóa Cộng Đồng Dân Tộc Ít Người Để Phát Triển Du Lịch‌


Chính quyền Luang Prabang luôn dựa vào dân chúng, tôn trọng ý kiến nhân dân và quan tâm tới lợi ích của họ khi bảo tồn di sản. Họ đánh thuế vào các hoạt động du lịch văn hóa ở mức độ vừa phải nhằm tạo nguồn vốn trợ cấp cho việc sử dụng những vật liệu xây dựng cổ truyền bởi chi phí cho vật liệu này khá đắt tiền. Nhờ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu, UNESCO và chính phủ Pháp, Luang Prabang đã thực hiện phân tích các loại vật liệu cổ bị lãng quên (vữa trát, vôi, đất nhồi rơm,…) tại các phòng thí nghiệm nước ngoài. Họ cũng giúp cố đô Lào thiết lập sự hợp tác “phi tập trung hóa” giửa Luang Prabang với Chinnon – thành phố miền trung nước Pháp – trong một dự án cùng nhau làm du lịch văn hóa từ di sản cha ông để lại. Lãnh đạo và dân chúng hai thành phố nhận thức quán triệt được di sản văn hóa vốn rất mỏng manh và phải có ý thức cao độ về giá trị của chúng khi khai thác, phục vụ du lịch. Họ cùng nhau soạn thảo những văn bản pháp quy hữu hiệu cho lộ trình bảo tồn di sản. Lãnh đạo thành phố Luang Prabang có một thái độ tốt và tích cực đối với di sản. Và điều lớn nhất mà Luang Prabang được đánh giá cao khi bảo vệ di sản văn hóa và làm du lịch văn hóa hiệu quả, đem về nguồn lợi đáng kể cho kinh tế cố đô Lào là lòng tốt và tính hào hiệp của người dân thành phố này.

Mọi kinh nghiệm quý giá của các nước bạn trên thế giới đều trở thành tấm gương và bài học cho việc tiến hành, thiết kế, kinh doanh và tổ chức du lịch văn hóa ở nước ta. Kể cả sự thành công hay thất bại của các nước đi trước chúng ta về du lịch sẽ giúp Việt Nam thực hiện thành công hơn những chương trình du lịch văn hóa tại nơi vốn được ca ngợi là có một bề dày văn minh – văn hiến lâu đời.

1.2.2. Ở Việt Nam‌

Cũng như nhiều nước trên thế giới, du lịch văn hóa được xem là hướng phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam, phù hợp với bối cảnh nước ta. Các địa điểm du lịch văn hóa ở Việt Nam chủ yếu khai thác các di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, khu vực tổ chức lễ hội, làng nghề và ẩm thực truyền thống. Du lịch văn hóa Việt Nam lôi cuốn du khách quốc tế đặc biệt ở các bản làng tộc người thiểu số, các khu di sản văn hóa thế giới và các hoạt động


du lịch văn hóa mang tính chất vùng – miền (Du lịch Điện Biên, Con đường Di sản miền Trung, Lễ hội Đất phương Nam, Festival Huế,…).

Được sự đầu tư từ các tổ chức quốc tế, từ Nhà nước, các di tích cấp quốc gia và các khu di sản thế giới được quan tâm nhiều hơn. Hạ tầng vật chất cho du lịch được xây dựng và nâng cấp. Công tác trùng tu tôn tạo di tích được thực hiện. Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh,… được coi là những địa chỉ đỏ trong các tour du lịch văn hóa đến Việt Nam của du khách trong và ngoài nước.

Một số làng nghề truyền thống được chấn hưng, phục hồi như: gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ,…; nhiều lễ hội như: hội Đền Hùng, hội chùa Hương, hội Lim, hội Chọi trâu,… rất thu hút khách du lịch. Một số làng ban của đồng bào dân tộc thiểu số đã có hoạt động du lịch văn hóa tạo tiếng vang như bản Đôn (Đắk Lắk), bản Lác (Lai Châu), bản Pác Ngòi (Ba Bể), bản Tả Phìn, bản Hồ (Sa Pa),…

Đã có các tour du lịch văn hóa chuyên đề, chủ yếu là đưa du khách đến tham gia và tham quan lễ hội. Những tour kết hợp được nhiều hoạt động như vừa tham dự lễ hội, vừa tham quan, tìm hiểu lối sống, phong tục dân cư thiểu số, cách thức tổ chức du lịch cộng đồng, nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa còn ít, các sản phẩm du lịch văn hóa này chưa lôi cuốn du khách và cũng có giới hạn đối tượng tham gia. Một số ít tour du lịch văn hóa đã có thương hiệu như: “Con đường xanh Tây Nguyên”, “ Các cố đô Việt Nam”,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Để tăng cường việc giới thiệu hình ảnh đất nước, tăng thu nhập du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, các tour du lịch văn hóa đã được kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái,… Các hoạt động trong tour phong phú, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng nhiều đối tượng khách nên có sự thu hút cao. Tất nhiên, việc kết hợp du lịch văn hóa chất lượng cao với khai thác các điểm du lịch, các hoạt động du lịch thật hợp lý là không đơn giản trong những tour du lịch tổng hợp như vậy. Bởi lẽ, tài nguyên lễ hội mang tính mùa vụ. Các tài nguyên khác nhau có thời gian khai thác khác nhau. Tour du lịch văn hóa chất lượng cao đòi hỏi HDV phải có tri thức và sự hiểu biết xã hội rộng rãi, ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ dày dặn. Như vậy,


Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 5

khi chú trọng phát triển cả hai loại hình tour (chuyên đề và tổng hợp) là chúng ta đang phát triển du lịch văn hóa với mục tiêu bền vững, vinh danh bản sắc văn hóa Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế.

Các sự kiện du lịch (festival du lịch, lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch,…) và các sự kiện văn hóa (tuần văn hóa, liên hoan sân khấu nhỏ và vừa, ca nhạc, phim,…) suốt thời gian qua được tổ chức khắp cả nước. Các sự kiện du lịch liên quan đến văn hóa đều được hai ngành văn hóa và du lịch kết hợp với nhau, bước đầu đem đến nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều biến chuyển tích cực như: tăng lượng khách nội địa di chuyển giữa các vùng miền, lượng khách quốc tế đến Việt Nam, văn hóa của các xóm làng, đô thị, vùng miền được tôn vinh và quảng bá tới người đi du lịch, khôi phục và giữ gìn lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống,… Festival Huế, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng được tổ chức định kỳ, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Thế giới tại Vũng Tàu năm 2010,… là những thực tế sinh động rõ ước vọng chung của hai ngành văn hóa và du lịch là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam của du khách, nâng cao lòng tự hào về đất nước của nhân dân. Bên cạnh đó, cũng vẫn còn một số tồn tại trong sự phối hợp này tại một số địa điểm di tích, một số địa phương về quản lý di tích. Lớn nhất là quan niệm “văn hóa xây, du lịch phá” làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, gây tâm lý chưa tốt cho khách du lịch.

Du lịch văn hóa là xu thế mới của phát triển du lịch Việt Nam đã được xác định tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á – Thái Bình Dương, tại Huế tháng 6/2010 với trên 150 đại diện các nước khu vực châu Á tham dự. Các tour du lịch văn hóa hướng tới việc xây dựng nội dung phù hợp với thị trường khách trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu và Bắc Mỹ. Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao như tour chuyên đề: Văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long, về với miền Tây Nam Bộ, du lịch miệt vườn Nam Bộ, văn hóa miền núi phía Bắc, tour chuyên đề di sản, lễ hội, làng nghề xuyên Việt,… Chấn hưng các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm du lịch văn hóa phải đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Du khách phải được tham quan và tham gia vào


một hoặc vài công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm đó, tạo cảm xúc và bắc cầu để du khách hiểu được tâm hồn và tài nghệ của người Việt Nam.

Cuối cùng, Việt Nam đã xếp hạng được gần 3.000 di tích cấp Quốc gia phục vụ du lịch văn hóa. UNESCO đã công nhận các di sản văn hóa Việt Nam là Di sản Văn hóa Thế giới: Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng,… Di sản văn hóa Việt Nam không chỉ được tôn vinh mà qua du lịch, được giới thiệu rộng rãi ở trong nước và nước ngoài.

Với việc xác lập các cơ chế, chế tài phù hợp, Nhà nước và nhân dân cùng tham gia vào sự nghiệp chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa trong nước, các bảo tàng, các Di sản Văn hóa Thế giới tại Việt Nam đã và đang và sẽ trở thành những địa chỉ cụ thể của nguồn lực phát triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Trong các vùng du lịch ở nước ta, có thể xem vùng du lịch đồng bằng Sông Hồng là cùng tiêu biểu trong phát triển du lịch văn hóa. Loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh phát triển dựa trên các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của vùng

Đồng bằng sông Hồng với Ninh Bình, Bắc Ninh là hai địa phương tiêu biểu.

Tại Ninh Bình, hằng năm, vào dịp đầu xuân đã có hàng vạn du khách trẩy hội đến với lễ hội, danh thắng tiêu biểu của Ninh Bình như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, khu danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật chèo,...

Dựa vào thế mạnh của mình, Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ du lịch văn hóa, trong đó đặc biệt là khai thác các làn điệu dân ca Quan họ. Đến với Bắc Ninh, du khách sẽ được đắm mình vào không gian văn hóa trong những làn điệu Quan họ mượt mà, đằm thắm, liền anh áo the khăn xếp, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao, tạo nên nét độc đáo mà không một nơi nào có được. Qua phát triển du lịch văn hóa, tỉnh Bắc Ninh vừa có thể khai thác tốt thế mạnh của tỉnh vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc.

1.2.3. Ở vùng duyên hải miền Trung‌

Theo Nguyễn Hữu Thông và Trần Đức Anh Sơn (2011), trong những năm qua, loại hình du lịch văn hóa rất được chú trọng và khuyến khích phát triển trong


hoạt động du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Chính quyền địa phương cũng như các hãng lữ hành, các doanh nghiệp du lịch luôn coi du lịch văn hóa là sản phẩm chủ lực và đặc thù của hoạt động du lịch trong toàn vùng duyên hải miền Trung.

Các địa phương đều phát triển du lịch văn hóa dựa trên các lợi thế:

Sử dụng lợi thế là khu vực nắm giữ 3/5 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam là quần thể di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn để xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa, thu hút du khách đến với các di sản văn hóa thế giới này để phát triển du lịch của địa phương và tạo thế liên kết du lịch văn hóa xuyên vùng, kết nối giữa Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng và Quảng Nam, trong đó Đà Nẵng đóng vai trò là điểm trung chuyển du khách giữa hai vùng văn hóa xứ Huế và xứ Quảng.

Khai thác tối đa hệ thống di tích lịch sử cách mạng và di tích kiến trúc nghệ thuật ở từng địa phương để đưa vào phục vụ du khách tham quan, đặc biệt là du khách nội địa, vốn quan tâm đến lịch sử văn hóa của dân tộc.

Khai thác hệ thống di tích và di vật thuộc văn hóa Champa, được phân bố hầu khắp các tỉnh duyên hải miền Trung nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù để thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Định kỳ tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống và đương đại tại các địa phương để thu hút du khách đến với các địa phương trong vùng.

Tổ chức các tour du lịch làng nghề, các tour du lịch cộng đồng để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa nhằm tạo sức hấp dẫn đối với du khách.

Bước đầu hình thành các sản phẩm du lịch ẩm thực, nhờ vào thế mạnh là sự đa dạng của văn hóa ẩm thực giữa các địa phương trong vùng, để thu hút du khách tham gia, trải nghiệm và thưởng thức.

Cách tổ chức và triển khai các loại hình du lịch văn hóa như trên có ưu điểm là đã phát huy tối đa các tài nguyên du lịch nhân văn có sẵn ở từng địa phương để phát triển du lịch, góp phần quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa, bản sắc văn hóa của từng địa phương. Nhưng cách làm này cũng bộc lộ nhược điểm là tạo ra sự trùng lắp trong khai thác và phát triển du lịch văn hóa, xét trên phạm vi toàn vùng.


Bởi lẽ, theo lý thuyết phân vùng văn hóa đã được các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đúc kết, thì ngoại trừ Thừa Thiên Huế thuộc vùng văn hóa riêng, các địa phương còn lại, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, đều thuộc văn hóa Nam Trung Bộ, với những đặc trưng, tập tục văn hóa gần như tương đồng. Vì thế, sản phẩm du lịch văn hóa, nhất là du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực, du lịch du khảo văn hóa Champa,… có nhiều nét tương đồng giữa các địa phương. Trong khi, cách thức tổ chức và khai thác sản phẩm du lịch ở các địa phương cũng tương tự nhau, chưa tạo nên sự đột phá về mới lạ, hấp dẫn nên khả năng thu hút du khách còn thấp. Đây là nguyên nhân khiến du lịch văn hóa nói riêng, hoạt động du lịch nói chung trong vùng chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Ngoại trừ Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là 2 địa phương có loại hình du lịch văn hóa tương đối phát triển, thu hút nhiều du khách và đã tạo được thương hiệu riêng nhờ vào khai thác lợi thế của các di sản văn hóa thế giới, còn các địa phương khác trong vùng thì loại hình du lịch văn hóa đang còn hạn chế. Các địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận tập trung phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch công vụ,… Các địa phương còn lại, dù có nhiều tiềm năng nhưng do hạ tầng du lịch chưa đáp ứng, hoạt động quảng bá, tiếp thị còn yếu, việc tổ chức khai thác chưa chuyên nghiệp và chưa có định hướng khai thác kinh doanh rõ ràng nên loại hình du lịch văn hóa ở những địa phương này chưa phát triển.

Để phát triển du lịch văn hóa các địa phương ở vùng Duyên hải miền Trung đã xác định và khai thác các thế mạnh của mình, có thể xem Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương tiêu biểu:

- Thừa Thiên Huế đã tập trung phát triển du lịch văn hóa ở các mảng: tham quan, du khảo các di sản văn hóa thế giới (cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể), du lịch lễ hội (với các loại hình: lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, lễ hội đương đại thường được tổ chức trong các kỳ festival Huế), du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực và du lịch tâm linh (nhờ vào hệ thống chùa chiền, đền miếu phong phú ở Huế),…

- Quảng Nam là địa phương có nhiều điều kiện phát triển du lịch văn hóa nhờ vào hai di sản thế giới là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, cùng hệ thống đền tháp Champa phân bố hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Quảng Nam cũng là nơi


có nhiều làng nghề thủ công truyền thống vẫn còn hoạt động như làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc Phước Kiều, làng mì Quảng Phú Triêm,… Từ những lợi thế đó Quảng Nam đã phát triển du lịch văn hóa qua việc kết hợp du khảo văn hóa với du lịch làng nghề truyền thống.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác văn hóa cộng đồng dân tộc ít người để phát triển du lịch‌

1.3.1. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội‌

* Dân cư và lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Số lượng người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc nhiều vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Cần phải nghiên cứu số lượng, cơ cấu dân cư để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.

Dân cư và lao động tại các điểm du lịch văn hóa ở cộng đồng dân tộc ít người cũng tác động nhiều đến việc phát triển du lịch văn hóa thông qua việc đáp ứng nguồn nhân lực từ cộng đồng đồng bào dân tộc ít người cho phát triển du lịch văn hóa.

Các dân tộc ít người khác nhau sinh sống ở các vùng, miền khác nhau sẽ có những nét văn hóa độc đáo, những nét đặc sắc riêng. Chính những khác biệt về nơi sinh sống và văn hóa của các dân tộc ít người luôn kích thích sự tò mò, tìm hiểu và khám phá của du khách. Ở Việt Nam, các địa phương như Quảng Nam, Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình... với những đặc điểm riêng về địa bàn phân bố của các dân tộc ít người cùng với các đặc điểm văn hóa riêng biệt của các dân tộc ít người đã góp phần rất lớn vào việc phát triển du lịch văn hóa.

* Sự phát triển của nền sản xuất xã hội


Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn, chất lượng dịch vụ càng đa dạng. Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện nảy sinh nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến du lịch, không chỉ là nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, thời gian rãnh rỗi, mà còn cả những sản phẩm về vật chất và tinh thần phục vụ cho du khách.

* Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người nói riêng. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là nhu cầu của con người về phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, thể chất, tinh thần bị hao phí trong quá trình sống. Đối với du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch thường được biểu hiện qua 2 mức độ đó là nhóm người và cá nhân với hình thức tham quan kết hợp giữa tự nhiên và văn hóa ở các vùng núi qua những chuyến đi (phượt) dài ngày để tìm hiểu về cảnh đẹp ở vùng núi cũng như tìm hiểu về văn hóa các dân tộc ít người.

* Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc phát triển du lịch văn hóa tại các địa điểm khai thác văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người để phát triển du lịch. Về phương diện này, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống công trình cung cấp điện, nước là những nhân tố quan trọng hàng đầu.

Du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người luôn gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định vì cộng đồng dân tộc ít người thường sống trên một địa bàn nhất định và thường cách xa nơi sinh sống của du khách. Việc phát triển giao thông cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người. Khi giao thông vận tải phát triển, đi lại thuận tiện, nhanh nhóng thì các điểm du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người mới có nhiều thuận lợi để phát triển.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí