Quan Điểm, Đường Lối, Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước


ngừng, do vậy, những năm gần đây nước CHDCND Lào đang “chú trọng hợp tác chặt chẽ và chủ động với các tổ chức quốc tế để đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế xã hội nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững cũng như hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên” [109, tr.12]. Trong đó, hướng đi quan trọng có tính khả thi đối với nước CHDCND Lào là xây dựng và phát triển nền kinh tế du lịch bền vững dựa trên điều kiện mà đất nước đang có, nhất là du lịch xanh gắn với bảo tồn thiên nhiên và nâng cao đời sống cho nhân dân. Thực tiễn này đã đòi hỏi, ảnh hưởng, tác động đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch trong công cuộc đổi mới của nước CHDCND Lào.

Cùng với đó trong thời gian tới theo dự báo từ năm 2026 trở đi sau giai đoạn 1

Cùng với đó, trong thời gian tới theo dự báo, từ năm 2026 trở đi sau giai đoạn thử nghiệm và xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trong toàn quốc nhất là hệ thống trung chuyển đường sắt, nước CHDCND Lào sẽ bắt đầu bắt đầu giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh. Điều này sẽ “dẫn đến sự phát triển của các khu kinh tế, thành phố và chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển giao thông, nhất là du lịch trong các tỉnh, đặc biệt là những địa điểm du lịch tại các huyện khó tiếp cận hiện nay bởi những hạn chế giao thông sẽ được gỡ bỏ” [77, tr.12]. Từ đó, việc đón đầu cũng như chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để có được đội ngũ cán bộ, nhân viên và các lực lượng tham gia vào kinh tế du lịch trong thời gian tới là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung, cũng như kinh tế

59


du lịch nói riêng. Điều này chắc chắn sẽ tác động không chỉ đến các chính sách nội tại của nước CHDCND Lào mà còn tác động đến quan hệ bang giao của nước CHDCND Lào để mở rộng, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế du lịch trên cả nước.

Thứ hai, trong điều kiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào hiện nay, sự phát triển kinh tế du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn từ lợi thế so sánh về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế du lịch của các nước đang thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ những định hướng phát triển của đất nước để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên. Ngoài ra, hiện Chính phủ Lào đang tập trung những nỗ lực dài hạn để đầu tư vào nguồn nhân lực của đất nước khi sự phát triển của người dân ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển nói chung cũng như phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Nhất là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học của nước CHDCND Lào có khả năng mang lại lợi thế dân số, dựa trên dự báo phần lớn lực lượng lao động Lào sẽ trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) và ít người phụ thuộc hơn (dưới 15 và trên 65). Dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn và ít người phụ thuộc hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước nếu người trong độ tuổi lao động được giáo dục tốt, được đảm bảo các điều kiện và cơ hội làm việc mà trong đó có lĩnh vực du lịch.

Thứ ba, trong những năm qua với quá trình hội nhập kinh tế, nền giáo dục của nước CHDCND Lào cũng có được tiến bộ đáng kể. Trong đó “tỷ lệ biết chữ của những người từ 15 tuổi trở lên vào năm 1995 là 48% nữ và 73% nam, cho đến ngày nay tỷ lệ này là 79% nữ và 85% nam” [116, tr.19]. Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế trong nước hiện nay đòi hỏi việc đào tạo kỹ thuật, dạy nghề cần phải được tăng cường để có một lực lượng lao động lành nghề trong mọi lĩnh vực, mà trong đó kinh tế du lịch cũng không ngoại lệ. Việc tăng trưởng du lịch hàng năm ngày càng đa dạng về số lượng, cũng như các loại hình du lịch trong những năm gần đây cùng với quá trình hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào đã có tác động rất lớn đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Điều này chúng ta có thể thấy qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, cũng như việc tạo điều kiện cho các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

thế hệ trẻ được tiếp cận với các kiến thức về du lịch và được nghiên cứu chuyên sâu vào trong chuyên ngành kinh tế du lịch là điều vô cùng quan trọng có tác động trực tiếp và trước hết đến tương lai của việc phát triển du lịch.

2.3.2. Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Cùng với trình độ phát triển kinh tế của quốc gia thì các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào hiện nay. Sự ảnh hưởng này thể hiện qua một số điểm chính sau đây:

Một là, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát huy nhân tố con người.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng NDCM Lào nhận thức rõ được vị trí, vai trò của con người đối với quá trình bảo vệ và phát triển đất nước, do vậy Đảng NDCM Lào đã luôn quan tâm, chú trọng đến vấn đề phát huy nhân tố con người, qua đó đáp ứng các yêu cầu của lịch sử. Đặc biệt, từ khi Đảng NDCM Lào tiến hành công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhân tố con người ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn. Trong đó, trong Đại hội VI - Đại hội mở ra đường lối mở cửa, phát triển đất nước - Đảng NDCM Lào xác định rõ vai trò, vị trí của nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội đó là: “Chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, tạo ra sức mạnh cộng đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước CHDCND Lào giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân” [127, tr.52]. Quan điểm này đã tạo cơ sở, tiền đề để nâng cao vai trò của con người, đồng thời cũng giúp cho Nhà nước Lào có định hướng đúng đắn trong công cuộc xây dựng con người mới trong bối cảnh mới.

Trong thập niên thứ 2 những năm đầu thế kỷ XXI, những biến đổi sâu sắc của tình hình trong nước và quốc tế đã tác động đến sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, do vậy Đảng NDCM Lào đã đưa ra, bổ sung và phát triển các quan điểm về nhân tố con người. Kế thừa quan điểm về phát huy nhân tố con người trong Đại hội trước, trong hai kỳ Đại hội IX, Đại hội lần thứ X, Đảng NDCM Lào đã tiếp tục nhấn mạnh vai trò của nhân tố con người đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2016-2020, gắn với Kê hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VII, VIII nhằm góp phần giúp nước CHDCND Lào phát triển để thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển vào năm 2024. Qua hai kỳ Đại hội Đảng vừa qua, chúng ta có thể thấy Đảng NDCM Lào đã ngày càng nhận thức rõ


hơn những yêu cầu từ thực tiễn, từ vị trí, vai trò, cũng như nội dung trong việc phát huy nhân tố con người tại nước CHDCND Lào để qua đó làm căn cứ cho việc phát huy nhân tố con người trong từng ngành kinh tế cụ thể, đặc biệt là những ngành kinh tế trọng yếu, có đóng góp nhiều vào nền kinh tế quốc dân của nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, chính sách của Nhà nước nhằm phát huy nhân tố con người

Sau khi Đảng NDCM Lào đề ra chủ trương, đường lối về nhân tố con người, Nhà nước đã thể chế hóa, hiện thực hóa thành các luật, chính sách cụ thể về giáo dục - đào tạo, đào tạo - dạy nghề, chính sách đối với người lao động, chính sách đối với cán bộ công chức, chính sách hợp tác quốc tế về phát huy nhân tố con người, cũng như những chính sách khác. Những dự luật, chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương có thể xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, qua đó triển khai trong thực tiễn, qua đó thúc đẩy phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Đồng thời, các chính sách này cũng đã tác động đến cơ hội học tập, đào tạo, bồi dưỡng cũng như quan hệ hợp tác của mỗi người trong quá trình làm việc tại các cơ quan. Từ đó tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết cho người lao động. Và hơn hết, việc mỗi cá nhân nhận thức được cơ hội mà bản thân mình có thể có được, sẽ giúp cho mỗi người sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nỗ lực, cố gắng hơn để có thể phát triển bản thân trong thời đại ngày nay. Trên cơ sở ấy, nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch sẽ là đối tượng có được những thuận lợi rất lớn từ những chính sách của Nhà nước Lào để phát triển bản thân, phục vụ quá trình phát triển kinh tế du lịch tại Lào hiện nay.

2.3.3. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong quá trình thực hiện chủ trương đổi mới hiện nay do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, công tác đối ngoại nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ song phương, đa phương các cấp độ, kéo theo đó là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã, đang ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào những năm qua. Những ảnh hưởng này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, sự phát triển du lịch thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế, đặc biệt là đối với những quốc gia có định hướng phát triển mạnh du lịch quốc tế


thu ngoại tệ. Trong giai đoạn hiện nay, có những yếu tố quốc tế sẽ tác động rất mạnh đến sự phát triển của kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức cho mọi hoạt động phát triển kinh tế du lịch. Diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới tác động mạnh hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn khi nước CHDCND Lào hội nhập quốc tế về kinh tế du lịch. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng hơn, cuốn hút tất cả các nước và vùng lãnh thổ tham gia trong thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa lại nhiều thách thức. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ tháng 12/2008, cũng như Cộng đồng ASEAN được xây dựng vào năm 2015 đã trở thành một cột mốc quan trọng, tạo nền tảng cho thể chế mới của ASEAN, tăng cường sự gắn kết, năng động và hội nhập đầy đủ giữa các quốc gia ASEAN. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, trên thế giới hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực, các nước và vùng lãnh thổ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Các yếu tố này tác động rộng, lớn đến cơ cấu và sự phát triển, mở ra triển vọng mới cho ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào tham gia vào phân công lao động du lịch toàn cầu. Mỗi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào ở những mức độ nhất định. Giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình kinh tế du lịch; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện và công nghệ truyền thông, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng, kéo theo tác động vào sự phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào.

Thứ ba, quan hệ song phương và đa phương giữa nước CHDCND Lào với các nước, các khu vực và các đối tác ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và cả trong việc phòng chống các đại dịch thúc đẩy sự di chuyển luồng khách du lịch và nhân lực du


lịch dẫn đến sự phát triển của các ngành kinh tế du lịch trong các địa phương của nước CHDCND Lào. Với định hướng phát triển mạnh kinh tế du lịch quốc tế thu ngoại tệ nên phải chủ động tiếp cận tri thức, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ để nắm bắt và tiến tới làm chủ kiến thức và công nghệ về kinh tế du lịch để các đơn vị tham gia vào phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào có thể cạnh tranh thắng lợi ngay ở trong nước. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và sự hình thành nền kinh tế tri thức làm cho thế giới phẳng hơn và sự cách trở về không gian địa lý từng bước thu hẹp lại. Sự chuyển dịch của con người, vốn, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ từ nơi này của trái đất qua những nơi khác trên trái đất nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng 3T (Transport - Telecommucation - Tourism) đã thúc đẩy hoạt động kinh tế du lịch phát triển trên nhiều đất nước hơn, trong đó có nước CHDCND Lào. Do vậy, công nghệ mới sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế du lịch, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của kinh tế du lịch, nhân lực du lịch nước CHDCND Lào sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác động này, vừa có cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức.

Thứ tư, nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng sẽ tăng cường quan hệ để phát triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập vị thế trên bản đồ du lịch trên trường quốc tế để phát triển và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đối với nước CHDCND Lào, hội nhập quốc tế trong phát triển kinh tế du lịch sẽ giúp nước CHDCND Lào có cơ hội tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin; tăng cường toàn cầu hóa trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động kinh tế du lịch; đơn phương tuyên bố tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; cam kết và mở cửa thị trường du lịch.

2.3.4. Điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa dân tộc

Quá trình phát triển kinh tế nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng tại nước CHDCND Lào những năm qua có sự tác động không nhỏ từ điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa dân tộc của nước CHDCND Lào. Những ảnh hưởng từ hai vấn đề này chúng ta có thể nhận thấy qua một số điểm như:

Một là, về điều kiện tự nhiên của nước CHDCND Lào


Về vị trí địa lý: nước CHDCND Lào là một trong 3 quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương và cũng là quốc gia trung tâm của Đông Nam Á, với diện tích 236.800 km2, có cực Bắc nằm tại bản Lanetoui của tỉnh Phongsaly, cực Nam thuộc bản Beungngam của tỉnh Champasack, cực Đông Nam thuộc tại bản Namxekamane tỉnh Attapeu, cực Đông Bắc nằm tại bản Napaobannetao của tỉnh Huaphanh, cực Tây thuộc bản Khuan của tỉnh Bokeo. Đồng thời, nước CHDCND Lào cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực không tiếp giáp biển, “có đường biên giới với 5 quốc gia đó là: Việt Nam (2337km), Thái Lan (1835km), Trung Quốc (508km), Campuchia (535km), Myanma (236km)” [75, tr.2,3]. Với điều kiện địa lý nằm ở trung tâm các quốc gia như trên, đã giúp cho nước CHDCND Lào phát triển các ngành du lịch trong nước để thu hút khách từ các nước láng giềng cũng như phát triển các ngành kinh tế phục vụ hậu cần, cầu nối để khách du lịch di chuyển giữa các quốc gia với nhau.

Về địa hình: trong các quốc gia ở khu vực Châu Á, nước CHDCND Lào là quốc gia có địa hình đồi núi chiếm phần lớp diện tích với khoảng gần “80% trong đó có 18 ngọn núi cao trên 1000m so với mực nước biển (cao nhất là núi Phubia với 2820m). Mặt khác, nước CHDCND Lào cũng “có 13 con sông với độ dài từ 90km đến 1898km (trong đó dài nhất là sông Mê Kông) chảy dọc theo hướng Bắc Nam và Đông Tây của đất nước” [48, tr.245]. Đặc biệt trong đó điểm nhấn trong điều kiện tự nhiên của nước CHDCND Lào gắn chặt với sông Mê Kông đã tạo ra những điều kiện rất lớn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước trải nghiệm các loại hình du lịch gắn với sông Mê Kông, nhất là dịch vụ đi tàu ngắm cảnh hai bên bờ sông những năm gần đây đã và đang rất nổi tiếng trong cộng đồng du khách phương Tây. Nhờ vậy đã tác động lớn đến quá trình phát triển các ngành kinh tế du lịch đi kèm dọc theo bờ sông đặc biệt là từ khu vực Tam giác vàng đến cố đô Luangphabang và Siphandon tại Champasack.

Về điều kiện môi trường: nước CHDCND Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô cùng với địa hình đồi núi, cao nguyên do vậy môi trường trong nước vô cùng trong lành. Quan trọng hơn điều này giúp cho nước CHDCND Lào có được rất nhiều cánh rừng nhiệt đới cùng với tỷ lệ che phủ rừng cao nhất ASEAN với “70% diện tích rừng, trên 16,5 triệu ha diện tích đất vào năm 2019” [121, tr.12] do đó đã tác động rất lớn đến chiến lược phát triển du lịch nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng trong các địa phương của cả nước. Trong đó, đặc biệt là những loại hình du lịch sinh thái gắn với các cánh rừng

65


nguyên sinh ở phía Bắc của nước CHDCND Lào mà nổi bật nhất đó là Nam Kan ZoLaPa, loại hình du lịch trên cây tại BoKeo, loại hình du lịch thám hiểm các hang động tại KhamMuon, loại hình du lịch tại các thác nước trong rừng tại cao nguyên Bolaven tại miền Nam của nước CHDCND Lào cũng như loại hình du lịch gắn với sông núi tại Văng Viêng. Yếu tố môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch trong nước; đồng thời, nó cũng ảnh hưởng k hông nhỏ đến việc đào tạo, bồi dưỡng nói riêng cũng như phát huy nhân tố con người nói chung để đáp ứng những yêu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.

Hai là, về truyền thống văn hóa dân tộc của nước CHDCND Lào

Văn hóa truyền thống: Trải qua quá trình hình thành và phát triển đất nước, người dân trên cả nước Lào đã tạo dựng nên một nền văn hóa truyền thống lâu đời, phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau thể hiện đời sống và lịch sử của đất nước, đặc biệt hiện nay nó giữ một vai trò quan trọng trong quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Những làn điệu dân ca, âm nhạc và thơ ca, trong đó có nhiều loại bài hát, điệu nhảy và âm nhạc dân gian được công chúng ngoài nước biết đến khá nhiều, tiêu biểu nhất là điệu múa Nam Vong. Mặt khác, trong văn hóa của mình, người dân Lào trên cả nước thường rất hào phóng và hết lòng với các thành viên gia đình, bạn bè cũng như khách quốc tế đến với đất nước. Truyền thống văn hóa đó đã thấm sâu trong tinh thần của những người làm du lịch trên cả nước, tạo ra những nét đặc trưng không thể bị pha lẫn với các quốc gia khác trong khu vực.

Văn hóa Phật giáo: nước Lào có một lịch sử lâu đời về truyền thống văn hóa, phong tục tôn giáo và kiến trúc mang tính biểu tượng, có thể được tìm thấy trên khắp 18 tỉnh của đất nước. Hiện nay nước CHDCND Lào đã chính thức công nhận bốn nhóm tôn giáo đang hoạt động trên cả nước đó là Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, và Đức tin Bahai, trong đó Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất, đó cũng là nét đặc trưng mà du khách quốc tế có thể cảm nhận được cũng như lưu giữ những kỷ niệm khi đến nước Lào. Sự phát triển, ảnh hưởng này của Phật giáo tại Lào bắt đầu từ khi Phật giáo xuất hiện lần đầu tiên ở Lào vào thế kỷ thứ tám sau Công nguyên và đặc biệt Phật giáo phát triển trong giai đoạn sau thời kỳ Vương quốc Lane Xạng được thành lập vào thế kỷ 14, khi Vua Fa Ngum đã tuyên bố Phật giáo là quốc giáo của đất nước. Nhờ đó hiện nay Phật giáo Theravada vẫn là tôn giáo chính thức của khoảng 65% người dân nước CHDCND Lào [61]. Với những

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí