Ngày 9-10 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 1458/QĐ-TTG về việc trích 210 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách TW năm 2008 và cấp không thu tiền 2.200 tấn gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 6.
Theo đó, số tiền và gạo trên được phân bổ cho 4 tỉnh: Bắc Giang 80 tỷ đồng-1000 tấn gạo, Sơn La 50 tỷ đồng-400 tấn gạo; Quảng Ninh 40 tỷ đồng- 400 tấn gạo; Lạng sơn 40 tỷ đồng và 400 tấn gạo để hỗ trợ dân sinh, mua giống khôi phục sản xuất, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, thủy lợi, giao thông nông thôn và vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Chủ tịch UBND các tỉnh trên chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ số gạo kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định hiện hành. Đồng thời chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định để khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 6.
- Vụ thảm họa biển miền Trung-ô nhiễm môi trường biển Fomosa
Tháng 4/2016 Fomosa đã thải hàng nghìn m3 nước thải ra biển mỗi ngày cùng với đó là hàng trăm tấn hóa chất độc hại gây hậu quả cực kỳ nặng nề và nguy hiểm cho người dân đồng bào miền Trung.Cá chết hàng loạt,bà con nông dân sống trong cảnh không có nước sạch để sinh hoạt,bệnh tật tràn lan khắp nơi.Trước tình hình đó,Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp,hoạt động cứu trợ để giúp đỡ bà con vùng biển miền Trung sớm ổn định cuộc sống
,khắc phục những thiệt hại…Tiêu biểu như: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường; Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 về việc tăng thời gian hỗ trợ ngư dân, diêm dân 4 tỉnh miền Trung theo Quyết định số 772/QĐ-TTg. Theo đó hỗ trợ hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường như cơ chế hỗ
trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 6 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu; hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng/tàu đánh bắt ven bờ và vùng lộng phải tạm ngừng ra khơi; hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn tín dụng trong thời gian tạm trữ 6 tháng đối với các doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá để thu mua, tạm trữ hải sản từ ngày 5/5/2016 đến ngày 5/7/2016; hỗ trợ không quá 70% giá trị hải sản không đảm bảo an toàn buộc phải tiêu hủy; hỗ trợ khắc phục hậu quả môi trường. Đến nay, Chính phủ đã xuất cấp gần 4.182 tấn gạo từ dự trữ quốc gia; Quỹ BVMT Việt Nam đã hỗ trợ ban đầu cho 4 tỉnh bị ảnh hưởng để xử lý, tiêu hủy cá chết (khoảng 4 tỷ đồng); Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hỗ trợ trên 5 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại.(1)
Tóm lại, so với các quy định trước đây, cả đối tượng hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội đột xuất đều được mở rộng một cách đáng kể. Từ chỗ có 4 nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên và 7 nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội đột xuất theo Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội và Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2000/NĐ- CP, nay đã có 9 nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên và 8 nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội đột xuất theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010 /NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. Trong từng nhóm đối tượng đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây cũng có sự mở rộng bằng cách thêm đối tượng cụ thể trong nhóm hoặc giảm bớt những điều kiện cụ thể mà từng đối tượng phải đáp ứng.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó thì các chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội bộc lộ những bất cập lớn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng thụ hưởng: Độ bao phủ của pháp luật cứu trợ xã hội vẫn chưa thực sự được rộng khắp, chưa tạo điều kiện thật thuận lợi cho
74
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 7
- Nguồn Kinh Phí, Tài Chính Thực Hiện Cứu Trợ Xã Hội
- Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Cứu Trợ Xã Hội Việt Nam.
- Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 11
- Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
các đối tượng có điều kiện được tiếp cận, nhất là ở những địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Các điều khoản TGXHTX nêu trong các nghị định mới quan tâm đến nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về sức khỏe, bệnh tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa. Một số nhóm đối tượng yếu thế vẫn đang tiếp tục bị bỏ quên, trong khi các nhóm đối tượng khác mới nảy sinh do những biến cố kinh tế - xã hội cũng đang cần xem xét để đưa vào danh sách thụ hưởng.
Việc xác định đối tượng trẻ em (người dưới 16 tuổi) được hưởng cứu trợ xã hội với việc xác định độ tuổi của người lao động (người đủ 15 tuổi) cũng chưa có sự thống nhất. Thiết nghĩ những người đã đủ 15 tuổi cần đi làm để tự nuôi sống bản thân, không nên đưa vào đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội, trừ trường hợp đặc biệt không thể đi làm kiếm sống.
Đây là vấn đề cần nghiên cứu, bàn luận để sớm có cơ sở cho việc chỉnh sửa, bổ sung diện bao phủ của chính sách đến các nhóm đối tượng cần trợ giúp.
Thứ hai, về mức trợ giúp và nguồn kinh phí .Mặc dù các quy định về mức trợ cấp liên tục thay đổi nhưng mức trợ cấp vẫn còn rất thấp, mang tính cào bằng và sự thay đổi chậm hơn so với biến động giá cả thị trường. Quy định về nguồn kinh phí dành cho trợ giúp không ngừng được bổ sung mở rộng, huy động tối đa khả năng tài chính của Nhà nước, địa phương; tuy nhiên cơ chế tự cân đối ngân sách cũng đang tạo lên sự chênh lệch và khác biệt giữa các địa phương về phân bổ ngân sách cho hoạt động trợ cấp. Sự tham gia ủng hộ đóng góp của cá nhân, cộng đồng và các tổ chức xã hội vào ngân sách ngày càng mở rộng song tính tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ chưa cao.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc và quản lý:Trong thời gian qua, nhiều văn bản liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc cho nhóm yếu thế trong xã hội đã được ban hành nhưng do hạn chế điều kiện kinh tế của trung ương và địa phương, hơn nữa, dân số - nhóm đối tượng cần
75
chăm sóc - quá đông do yếu tố chiến tranh để lại nên sự phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện chăm sóc gần như chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, thiếu thốn nhà cửa, phương tiện và trang thiết bị phục vụ. Công tác quản lý cũng đang gặp nhiều bất cập do cơ chế quản lý kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng, điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động TGXHTX. Những vấn đề này đang đăt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác TGXHTX ở nước ta hiện nay.
Thứ tư, sự phối hợp của các cơ quan tổ chức: Các quy định của pháp luật về TGXH luôn quan tâm đến sự tham gia của các chủ thể như: Nhà nước, địa phương, cộng đồng, gia đình, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tham gia chồng chéo của các bộ, ngành nên hiệu quả không cao; một số địa phương chưa chủ động, tích cực tham gia hoạt động trợ giúp; cán bộ chức năng thực thi sai chính sách trợ giúp; Những vấn đề này cũng cần được nghiên cứu, giải quyết trong thời gian tới.
Thứ năm, ý thức của đối tượng thụ hưởng cứu trợ xã hội.Một bộ phận không nhỏ gia đình và cá nhân thụ hưởng chính sách ở một số vùng miền còn tồn tại tâm thế ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức xã hội mà không chịu vươn lên trong cuộc sống.
Thứ sáu, chưa có sự giải thích công bằng về điều kiện hưởng cứu trợ xã hội.Các đối tượng mặc dù đã hội đủ điều kiện được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên nhưng vì thiếu thiện chí, công tâm hoặc vô trách nhiệm của những người làm công tác xét duyệt hồ sơ mà vô tình hay hữu ý gạt bỏ một lượng không nhỏ các đối tượng đủ điều kiện ra ngoài danh sách được hưởng cứu trợ thường xuyên của địa phương mình.
2.KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI.
Nhằm duy trì ổn định kinh tế - xã hội, nhiều nước trên thế giới đã ban hành hệ thống pháp luật về an sinh xã hội và không ngừng cải cách hệ thống pháp luật của mình. Ngày nay, xu hướng cải cách hệ thống an sinh xã hội ở
76
các nước rất khác nhau. Đối với các nước phát triển, nguyên nhân cải cách là do tỷ lệ người già ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng thâm hụt quỹ lương hưu và quỹ BHYT...
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cải cách hệ thống an sinh xã hội đối với nhiều nước đang phát triển là nhằm cơ cấu lại hệ thống an sinh xã hội truyền thống yếu kém và mở rộng phạm vi. Trong khi đó, các nước chuyển đổi cải cách hệ thống an sinh xã hội bởi gánh nặng về tài chính đối với chính phủ quá lớn.
2.1.Hệ thống an sinh xã hội Đức (24)
Được hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927). Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức. Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình thức bảo trợ xã hội khác như: bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em, bảo trợ giành cho người già… cũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức.
Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hưu trí. Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương châm mang lại sự ổn định về tài chính cho hệ thống BHXH với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí công cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030.
2.2.Công tác bảo trợ xã hội ở Liên Bang Nga (25)
BTXH dựa trên những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc cơ bản của BTXH là nguyên tắc đa chủ thể và nguyên tắc đồng tình của các chủ thể BTXH. Xã hội, công chức, chính quyền địa phương, các đảng phái chính trị, các đoàn thể xã hội, các tổ chức, các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ quan, các chủ nhà máy, … đều tham gia vào với tư cách
77
là chủ thể bảo trợ xã hội, bao gồm cả việc đồng tình đóng góp và phân chia các nguồn lực để thực hiện công tác bảo trợ xã hội.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của BTXH là nguyên tắc tính phổ biến. BTXH áp dụng cho tất cả các thành viên của xã hội và công dân, đòi hỏi đảm bảo các điều kiện cho con người được phép tham gia hoạt động lao động, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, an dưỡng, điều kiện nhà ở, phúc lợi và các đối tượng khác thuộc về hạ tầng xã hội và các loại hình dịch vụ xã hội. Ngoài ra, BTXH cần được thực hiện trong suốt cuộc đời của một người từ khi sinh ra cho đến lúc chết.
Tuy nhiên, BTXH được thực hiện theo cách khác nhau với các nhóm xã hội cụ thể, tầng lớp nhân dân. Điều đó đòi hỏi phải phân biệt phương pháp tiếp cận trong việc thực hiện BTXH, tùy thuộc vào mức độ tự chủ về kinh tế của con người, mức độ về khả năng lao động, mức thu nhập và các yếu tố khác. Phân biệt phương pháp tiếp cận đối với việc tổ chức BTXH cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản. BTXH cho người lao động liên quan đến việc cung cấp đảm bảo và trợ cấp, tạo điều kiện cho hoạt động sống và lao động bình thường, cho phép con người thực hiện quyền làm việc, chọn công việc, nghề nghiệp và chuyên môn. BTXH thực hiện trợ cấp cho người khuyết tật, cung cấp thu nhập tối thiểu trong trường hợp thất nghiệp, mất thu nhập do bị khuyết tật tạm thời, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khuyết tật, góa bụa, tuổi già, bảo đảm phục hồi xã hội, y tế, nghề nghiệp.
2.4.Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản (26)
Hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hoàn thiện. Nó đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Nhật Bản. Những thành tố cơ bản của hệ thống này là dùng quỹ xã hội để đảm bảo thu nhập cho những người lâm vào tình cảnh đặc biệt; BHYT; bảo đảm phúc lợi cho những người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em nhỏ tuổi cần sự chăm sóc thường xuyên; trợ cấp xã hội đối với những người có mức sống thấp hơn mức qui định. Như vậy, có thể thấy an sinh xã hội Nhật
78
Bản bao gồm 3 bộ phận chính: chăm sóc y tế, hưu trí và phúc lợi xã hội khác. Trong đó, hưu trí là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi tiêu của hệ thống.
2.6.Công tác cứu trợ xã hội của Trung Quốc (27)
Theo Tân Hoa xã: Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 10/6 công bố thông tin cho biết, nhằm thúc đẩy xây dựng hệ thống cứu trợ xã hội hiện đại, mới đây, Bộ Dân chính và Bộ Tài chính Trung Quốc cùng công bố "Ý kiến về đẩy nhanh phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực cứu trợ xã hội", xác định rõ các nội dung như tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu nguyên tắc, lộ trình nhiệm vụ, biện pháp ủng hộ và bảo đảm, v.v. trong việc đẩy nhanh phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực cứu trợ xã hội.
Bản "Ý kiến" xác định, phấn đấu đến năm 2020, bước đầu hình thành cục diện các cơ quan phục vụ và người làm công tác xã hội tham gia rộng rãi vào việc cứu trợ xã hội, các nhân viên công tác cứu trợ xã hội phổ biến vận dụng quan niệm, kiến thức và phương pháp chuyên môn trong công tác xã hội, phạm vi che phủ và cộng đồng được hưởng lợi từ công tác xã hội trong lĩnh vực cứu trợ xã hội được mở rộng rõ rệt, mực độ chuyên nghiệp và hiệu quả phục vụ không ngừng được tăng cường.
3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
3.1. Yêu cầu đối với hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội
3.1.1. Nhận thức đúng vai trò của cứu trợ xã hội ở nước ta hiện nay:
Nhận thức đúng về vai trò của CTXH nói riêng và an sinh xã hội nói chung có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng chính sách,pháp luật về CTXH ở Việt Nam hiện nay.
Trước hết, CTXH là chính sách xã hội cơ bản của Việt Nam vì con người và sự phát triển con người. Đối với nước ta, đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội cho mọi người là một trong những mục tiêu xã hội quan trọng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung
79
của cộng đồng quốc tế hướng tới một xã hội phồn vinh và công bằng. Thực hiện tốt các chính sách CTXH sẽ nhằm ổn định cuộc sống của các đối tượng “yếu thế” và phát triển quốc gia.
Thứ hai, CTXH là công cụ quan trọng thực hiện công bằng xã hội đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Thực tế cho thấy khoảng cách bất bình đẳng trong một quốc gia càng lớn thì ở quốc gia đó không có sự ổn định và phát triển. Chính sách CTXH là sự quan tâm, giúp đỡ của nhà nước, tổ chức, cá nhân đến những đối tượng gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật CTXH luôn hướng tới sự bình đẳng và ổn định quốc gia
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật CTXH phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước
Trong quá trình phát triển kinh tế, giải quyết phúc lợi xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần phải được quan tâm một cách thường xuyên. Song khi giải quyết các vấn đề phúc lợi chúng ta cần phải xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác, trước hết là kinh tế. Nếu chúng ta thực hiện chế độ CTXH vượt quá khả năng về kinh tế sớm muộn sẽ đem lại những hậu quả tồi tệ và ngược lại nếu không xây dựng được các chính sách CTXH phù hợp nó lại làm cản trở sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. V ì vậy, xây dựng pháp luật CTXH chúng ta phải dựa tình hình kinh tế-xã hội nước ta trong từng giai đoạn cụ thể.
Thứ nhất, nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bản thân nền kinh tế thị trường tạo ra động lực cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, song cũng gây ra các vấn đề bức xúc, trong đó có một bộ phận dân cư, người lao động rơi vào tình trạng khó khăn trong cuộc sống, dẫn đến bất công xã hội và đe dọa sự bình đẳng xã hội. Đảm bảo, sự hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và xã hội là nhiệm vụ rất lớn lao của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.